Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 8 2 0 6
Số người đang truy cập
5 9 4
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mất được 45 năm (1969-2014) nhưng Người để lại cho các thế hệ đời sau của dân tộc ta những di sản vô giá, đó là giá trị tư tưởng to lớn về tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó có khoa học và công nghệ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nguồn nhân lực

Theo tư tưởng của Bác, khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn trong cả quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhất là phát triển nguồn nhân lực. Chính vì vậy, Bác luôn quan tâm chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ KH&CN để phục vụ cho đất nước ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và trọng dụng nhân tài là phương châm của Bác trong lãnh đạo đất nước qua mối quan hệ biện chứng giữa việc trồng cây tạo môi trường trong sạch với việc đào tạo các thế hệ con người: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Sinh thời, Bác luôn quan tâm đến việc đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện tối đa cho trí thức phát huy tài năng, hiểu biết của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, niềm tin yêu kính phục với Chủ tịch Hồ Chí Minh; biết bao nhân sĩ, trí thức và các nhà khoa học tên tuổi như các giáo sư Hồ Đắc Di, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ… đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống bình yên và sung túc ở nước ngoài về tham gia cách mạng, sẵn sàng chịu nhiều hy sinh, gian khổ, lập nên những kỳ tích về KH&CN trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Cùng với sự quan tâm và chính sách trọng dụng nhân tài, Bác cũng đặc biệt chú ý đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực KH&CN trong việc xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa” bởi con người là nhân tố quyết định mọi thành công. Tại buổi nói chuyện với cán bộ, sinh viên, lưu học sinh đang công tác và học tập ở Matxcơva năm 1959, nhân dịp sang dự Đại hội lần thứ XXI Đảng Cộng sản Liên Xô, Bác khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, con người cộng sản chủ nghĩa”. Theo Bác, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có tinh thần làm chủ xã hội: “đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”; con người mới phải có tri thức văn hóa và khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; con người mới phải có phẩm chất đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính’, “chí, công, vô tư”.

Trong nghiên cứu khoa học, Bác căn dặn những người làm khoa học: “Phải đi xuống tận các xí nghiệp, các hợp tác xã, hỏi han công nhân, nông dân yêu cầu gì, họ làm ăn và sinh sống như thế nào và phổ biến những điều cần thiết giúp đỡ họ cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và khoa học, kỹ thuật; phải góp tài góp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề mà cũng rất vẻ vang”. Khoa học phải gắn liền với cuộc sống, với sản xuất, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn để nghiên cứu khoa học, từ đó đưa thành quả nghiên cứu quay trở lại phục vụ sản xuất, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Nhà khoa học nếu xa rời thực tiễn sản xuất thì sản phẩm của họ sẽ không bao giờ được xã hội đón nhận.

Nhận thức được vai trò, vị trí hết sức quan trọng của KH&CN, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về phát triển KH&CN. Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới. Cụ thể: Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng coi KH&CN cùng với giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nghị quyết Đại hội lần thứ IX tiếp tục khẳng định vai trò của KH&CN trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Đại hội X nhấn mạnh vai trò động lực của KH&CN  trong phát triển kinh tế tri thức và Đại hội XI đề ra đường lối đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, KH&CN giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.

Tiềm lực khoa học & công nghệ Việt Nam ngày nay

Ngày 18/5/1963, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, Bác đã dạy: “Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, cho nên mọi ngành, mọi người đều phải tham gia công tác khoa học, kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra nhiều của cải vật chất, để xây dựng Chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Từ đó, lời dạy của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho khoa học và công nghệ Việt Nam trên suốt chặng đường bảo vệ và xây dựng đất nước hơn 50 năm qua. Ngày 18/6/2013, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ, trong đó quy định lấy ngày 18/5 hàng năm là Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam với ý nghĩa không chỉ tôn vinh các nhà hoa học và thành tựu khoa học công nghệ; tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học mà còn nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hòa về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.

Nhìn lại nhiều thập kỷ qua, đóng góp của khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam trước đây, sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay là rất to lớn. Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Khoa học và công nghệ là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp. Để đạt được những mục tiêu này cần chú trọng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu, tiên phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; phát triển mạnh và hiệu quả khoa học xã hội và nhân văn, xây dựng và triển khai chương trình phát triển khoa học cơ bản trong một số lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như toàn học, vật lý, khoa học sự sống, khoa học biển. Chú trọng phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ có tính ứng dụng cao, một số lĩnh vực liên ngành giữa khoa học tự nhiên với khoa học kỹ thuật và công nghệ. Hình thành một số viện khoa học và công nghệ, đại học nghiên cứu theo mô hình tiên tiến trên thế giới. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cần huy động các nguồn lực xã hội, trước hết là nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp cho ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Cần thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với trách nhiệm sử dụng kết quả phục vụ cho nhu cầu của quốc gia, doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực và địa phương; đồng thời, khẩn trương ban hành và cụ thể hóa các chính sách trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, quan tâm chăm lo tới các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ quốc gia đặc biệt quan trọng, nha khoa học trẻ tài năng. Có cơ chế, chính sách thiết thực và hiệu quả để thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài hợp tác tham gia hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ theo hướng phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật, môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá và định giá công nghệ; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, chuyên gia công nghệ kết nối cung-cầu sản phẩm khoa học và công nghệ mới. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ theo hướng mở rộng hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia, hợp tác nghiên cứu chung với đối tác chiến lược, các nước tiên tiến; tăng cường hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại diện khoa học công nghệ của Việt Nam tại các địa bàn trọng điểm có công nghệ nguồn, công nghệ cao.

Kết quả những năm qua, KH&CN nước ta đã có bước tiến dài trong xây dựng và phát triển tiềm lực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống. Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển mạnh mẽ. Trong tiến trình ấy, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ vẫn mãi là kim chỉ nam, là động lực để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực, tạo nên ngày càng nhiều thành tích về khoa học, công nghệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong ước.

Ngày 22/05/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích