|
Phần lớn trẻ em bị một người anh chị em ruột ngược đãi cho biết điều này bắt đầu xảy ra vào khoảng tám tuổi. |
Ngược đãi giữa anh chị em ruột có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm
Ngày 8/9/2014. BBC News - Ngược đãi giữa anh chị em ruột có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm (Sibling bullying increases depression risk). Một nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn đầu cho thấy một đứa trẻ thường xuyên bị anh chị em ruột ngược đãi sẽ có nguy cơ bị trầm cảm khi lớn lên.Khoảng 7.000 trẻ em độ tuổi từ 12 đã được hỏi nếu từng bị một người anh chị em ruột nói những lời gây tổn thương, đánh đập, bỏ rơi hoặc nói dối về chúng hay không. Những đứa trẻ được theo dõi đến năm 18 tuổi và hỏi về sức khỏe tinh thần của chúng. Một quỹ từ thiện cho biết các bậc cha mẹ nên xử lý sự ganh đua giữa anh chị em ruột trước khi nó leo thang. Nghiên cứu trước đó đã cho thấy những nạn nhân sự ngược đãi ngang hàng có thể dễ bị trầm cảm, lo lắng và tự làm hại bản thân. Nghiên cứu này khẳng định đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích việc ngược đãi giữa anh chị em ruột trong thời thơ ấu cho những vấn đề tâm thần tương tự vào giai đoạn đầu tuổi trưởng thành. TS. Lucy Bowes, Đại Học Oxford cho biết: “Chúng ta cần phải thay đổi cuộc nói chuyện mà chúng ta có về vấn đề này, nếu nó xảy ra trong bối cảnh một trường học thì sẽ có những hậu quả” Các nhà nghiên cứu từ Đại Học Oxford, Warwick và Bristol và Đại Học College London đã gửi những bảng câu hỏi tới hàng ngàn gia đình có trẻ nhỏ 12 tuổi trong năm 2003-2004 và xem xét trở lại những đứa trẻ này vào 6 năm sau nhằm đánh giá sức khỏe tinh thần của chúng, nếu chúng có anh chị em ruột thì chúng sẽ được hỏi về việc bị họ ngược đãi. Bảng câu hỏi viết rằng: “Điều này có nghĩa khi một người anh em trai hoặc chị em gái cố gắng làm cháu lo lắng bằng những lời nói ác ý và gây tổn thương hoặc hoàn toàn bỏ mặc cháu khỏi nhóm bạn của họ, đánh đập, đá, đẩy hoặc ra lệnh cháu, nói dối hoặc tung tin đồn sai trái về cháu”. ‘Có khả năng xảy ra cao gấp hai’ (twice as likely) Phần lớn trẻ em cho biết chúng chưa bị ngược đãi, trong số này vào năm 18 tuổi 6,4% có những dấu hiệu trầm cảm trong mức đáng kể về phương diện lâm sàng (depression scores in the clinically significant range), 9,3% trải qua tình trạng lo lắng (experienced anxiety) và 7,6% tự làm hại bản thân trong năm trước đó (self-harmed in the previous year). 786 trẻ nói chúng đã bị ngược đãi bởi một người anh chị em ruột vài lần một tuần có khả năng trầm cảm, lo lắng và tự làm hại bản thân cao gấp hai lần so với những trẻ em khác. Trong nhóm này, tỷ lệ trầm cảm là 12,3%, tự làm hại bản thân 14% và 16% lo lắng. Những bé gái có khả năng trở thành nạn nhân của ngược đãi nhiều hơn các bé trai một chút, đặc biệt là ở những gia đình nơi có 3 hoặc nhiều con hơn, những người anh trai thường là nguyên nhân gây ra điều này. Nghiên cứu cho thấy trung bình những nạn nân bị anh chị em ruột ngược đãi bắt đầu vào 8 tuổi Hơn cả việc chọc ghẹo thông thường (More than teasing) Tác giả dẫn đầu nghiên cứu TS. Lucy Bowes, từ khoa can thiệp và chính sách xã hội tại Đại Học Oxford cho biết mặc dù chúng không thể nói rằng việc bị anh chị em ruột ngược đãi là nguyên nhân gây ra trầm cảm nhưng kết quả lại đầy ý nghĩa: “Chúng ta cần phải thay đổi cuộc nói chuyện mà có về vấn đề này, nếu nó xảy ra trong bối cảnh một trường học thì sẽ có những hậu quả, nó có thể gây ra những thiệt hại lâu dài. Chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn nhưng cũng cần các cha mẹ phải lắng nghe con cái của họ”. Bà cho biết thêm: “Chúng ta không phải đang nói về vấn đề kiểu như là con cái chọc ghẹo nhau thường xảy ra trong các gia đình mà là những sự việc xảy ra vài lần trong một tuần khiến nạn nhân bị anh chị em ruột bỏ mặc hoặc phải chịu bạo lực vật lý hoặc ngôn từ”. Emma Jane Cross, từ quỹ từ thiện chống ngược đãi, BeatBullying, cho biết: “Trẻ em bị ngược đãi có thể gây ra tác động tổn hại kéo dài suốt đời, các bậc cha mẹ quan tâm đến vấn đề này nên nói chuyện với các con của mình càng sớm càng tốt trước khi vấn đề leo thang, điều quan trọng là phải đối phó với các vấn đề tồn tại bên dưới đằng sau các hành vi ngược đãi thường xuyên hơn là việc làm ngơ với nó như là sự ganh đua giữa anh chị em ruột thông thường”.
|