|
"Lương y như từ mẫu" |
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về Y đức
“Y đức” tưởng chừng chỉ là một thuật ngữ đơn giản nhưng học mãi không thuộc khi hàng loạt vụ việc trong ngành y tế liên tiếp xảy ra gây bức xúc dư luận xã hội trong thời gian gần đây, chúng ta hãy cùng suy ngẫm về tư tưởng của Bác với đạo đức của người thầy thuốc.
Y đức hay đạo đức nghề y được hình thành phát triển cùng với lịch sử y học như một phẩm chất tốt đẹp và giá trị cốt lõi của người thầy thuốc biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với nghề, hết lòng phục vụ người bệnh như chăm sóc người thân trong gia đình mình. Chính vì vậy y đức được gói gọn trong lời dạy của Bác: “Lương y phải như từ mẫu” nghĩa là "Thầy thuốc phải như mẹ hiền" được coi là quy tắc chuẩn mực của ngành y và kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp để người thầy thuốc tự giác điều chỉnh hành vi phù hợp với lợi ích, tiến bộ ngành y tế để đem lại sức khỏe và bình an cho người bệnh.
| | Khi làm nghề y hãy luôn nhớ đến lời dạy của Bác “lương y phải như từ mẫu” | Thật đáng buồn với y đức bị băng hoại ở một số thầy thuốc nhưng không phải là tất cả |
Chỉ với một lời dạy của Người thôi mà phân tích đến cả hàng trăm ngàn trang giấy cũng như học cả đời người không hết thì cần phải nhìn đâu cho xa, trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống xã hội ngày càng được nâng cao cùng những tác động của xu thế phát triển toàn cầu hóa thì vấn đề y đức phải đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc: vụ 3 trẻ tử vong do tiêm nhầm vac xin ở Quảng Trị, vụ 3 trẻ tử vong do phẫu thuật nụ cười ở Khánh Hòa, vụ nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội), vụ bác sĩ ‘Thẩm mỹ viện Cát Tường” ném xác bệnh nhân xuống sông Hồng… là những thực tế minh chứng cho sự băng hoại đạo đức nghề y và làm hoen ố hình ảnh cao quý của người thầy thuốc có từ bao đời nay. Chúng ta có thể lý giải nguyên nhân của những vụ việc này là do sự chuyển đổi từ nền y tế bao cấp sang nền y tế trong cơ chế thị trường nên phải chấp nhận những tác động tiêu cực đến y đức mà quên đi lời dạy của Bác Hồ. Mặc dù với quyết tâm nâng cao y đức và củng cố lòng tin của nhân dân với ngành y tế, Bộ Y tế đã ban hành 12 điều quy định về y đức, 10 điều dược đức và quy tắc ứng xử của cán bộ y tế thì lời dạy của Bác bao giờ cũng đơn giản, dễ hiểu và sâu lắng với những lời lẽ thật thắm thiết, chân tình dù là người trong ngành y hay ngoài ngành y đều có thể hiểu một cách sâu sắc những gì mà cộng đồng xã hội mong đợi với đạo đức ngành y.
| Lời dạy của Bác với ngành y là di sản văn hóa đạo đức mãi mãi trường tồn |
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước, dù bận trăm công ngàn việc nhưng bao giờ Bác cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển nền y tế gắn liền với y đức của thầy thuốc vì liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người, nên người thầy thuốc không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có có tâm có đức. Chính vì quan tâm đến đạo đức của ngành y, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước quan điểm về y đức của Bác bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, trước hết là tình thương yêu con người sâu sắc mà Bác đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạo đức nói chung và đạo đức ngành y nói riêng. Bác cho rằng việc rèn luyện đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của người thầy thuốc, người cán bộ ngành y tế phải được đưa lên hàng đầu để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vì vậy mỗi chúng ta hãy khắc cốt ghi tâm lời dạy của Bác với ngành y tế. Cho dù thời gian thì vẫn cứ trôi đi nhưng những lời dạy quý báu cả Bác vẫn mãi mãi trường tồn, còn nguyên giá trị, là tài sản vô giá, là hành trang để mọi người phát huy và hành động thật đúng nghĩa trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Những tấm gương sáng về y đức |
Sang năm 2015, tròn 60 năm kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2015), là dịp để chúng ta nhận thức sâu sắc hơn lời dạy thiết thực, những tình cảm quý báu, những công lao to lớn của Bác đối với ngành y tế nước ta và phát huy nhiều hơn nữa về y đức và phẩm chất của người thầy thuốc theo đúng Tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh để lấy lại niềm tin và niềm hy vọng của nhân dân với ngành y tế.
|