Cấy ghép thiết bị đàn hồi ‘phục hồi vận động’ cho những con chuột bị liệt
Ngày 9/1/2015. BBC News - Cấy ghép thiết bị đàn hồi ‘phục hồi vận động’ cho những con chuột bị liệt (Elastic implant 'restores movement' in paralysed rats). Các nhà khoa học cho biết việc cấy ghép thiết bị đàn hồi chuyển động cùng với tủy sống có thể phục hồi khả năng đi lại ở những con chuột bị liệt.Bởi biên tập viên sức khỏe, James Gallagher, BBC News
Cấy ghép là một lĩnh vực nghiên cứu gây kích thích ở chấn thương tủy sống nhưng những hình thức cấy ghép cứng nhắc làm tổn hại những mô xung quanh và cơ bản là không thành công. Một nhóm nghiên cứu tại trường Ecole Polytechnique Federale de Lausanne (EPFL) đã phát triển phương pháp cấy ghép mềm dẻo có hiệu quả trong nhiều tháng, các chuyên gia mô tả đây là một “thành tựu công nghệ đột phá” (groundbreaking achievement of technology). Tủy sống giống như một đường cao tốc với các tín hiệu điện chạy lên và xuống thay vì những chiếc ô tô, tổn thương đến tủy sống dẫn đến bại liệt khi các tín hiệu điện bị mắc kẹt tại nơi có sự cố và không thể đi từ não tới chân. Quá trình phát triển (Progress) Nhóm các nhà nghiên cứu này trước đó cũng đã chỉ ra rằng việc kích thích hóa học và điện từ lên tủy sống sau chấn thương giúp chuột có thể “chạy nhanh trên mặt đất, leo cầu thang và thậm chí vượt chướng ngại vật” (sprint over ground, climb stairs and even pass obstacles) nhưng điều đó đòi hỏi các điện cực đi trực tiếp đến tủy sống và đó không phải là một lựa chọn lâu dài. Việc cấy ghép chính là bước tiếp theo nhưng nếu chúng không mềm mại thì sẽ cọ xát gây viêm nhiễm vàkhông hoạt động như mong đợi. Việc cải tiến mới nhất này đã được mô tả trên tạp chí Science là một thiết bị cấy ghép di chuyển cùng với cơ thể và cung cấp cả kích thích hóa học và điện từ, khi được thử nghiệm trên những con chuột bị liệt, chúng đã có thể di chuyển trở lại. Gs Stephanie Lacour, một trong những nhà nghiên cứu trả lời trên BBC rằng: "Thiết bị cấy ghép mềm mại nhưng cũng đủ đàn hồi giúp sự chuyển động của hệ thần kinh". Bộ não nở ra và co lại cùng với lưu thông máu nên nó vận động rất nhiều, tủy sống giãn ra và thu hẹp lại nhiều lần trong một ngày, thử liên tưởng đến đến động tác gập người xuống để cột thắt dây giày. Về việc áp dụng thiết bị này lên cơ thể người thì hiện vẫn còn quá sớm, chúng tôi đã phát triển những vật liệu chuyên dụng, chúng cần được phê duyệt và sẽ mất một khoảng thời gian nhưng chúng tôi thực sự tin rằng đây sẽ là một công nghệ vững chắc và giúp khỏe mạnh cho con người”.
| Nghiên cứu trước đây của cùng nhóm nghiên cứu |
Vàng bị nứt (Cracked gold) Thiết bị cấy ghép được chế tạo từ silicone dẻo và các dây dẫn được làm từ “mảnh vàng có vết nứt cực nhỏ” (microcracked), những loại dây dẫn thông thường sẽ không dẻo dai nhưng những vết cắt nhỏ trên bề mặt sẽ giúp nó trở nên dẻo dai linh hoạt. Thiết bị này đã có hiệu quả trong vòng hai tháng trên động vật, một khoảng thời gian mà các nhà nghiên cứu cho biết là một trong những thiết bị kéo dài lâu nhất đối với chấn thương tủy sống. TS. Dusko Ilic từ trường đại học King College ở Anh Quốc cho biết: "Thật phi thường, cho đến bây giờ, kỹ thuật tiên tiến nhất về việc lắp ráp bộ phận giả liên kết chặt chẽ với tủy sống đã gây ra tổn thương nặng đến các tế bào mô chỉ trong một tuần do cột sống bị tê cứng, công trình nghiên cứu này là một thành tựu đột phá của khoa học, nó sẽ mở ra một cánh cửa dẫn tới một kỷ nguyên mới trong điều trị chấn thương hệ thần kinh. Tuy nhiên, vẫn còn một con đường dài phải đi trước khi chúng ta có thể thấy bất kỳ ứng dụng thực tế nào về những hình thức lắp ráp bộ phận giả như này ở con người”. TS. Mark Bacon, Giám đốc khoa học của tổ chức từ thiện Nghiên cứu Cột Sống (the charity Spinal Research) phát biểu trên Website của BBC: "Quá trình để điều trị thử nghiệm cho con người thường có nhiều "do dự" (falters) bởi vì thiếu sự chú ý đến một số khía cạnh thực dụng hơn của khoa học tịnh tiến, sự kết hợp kích thích điện từ và hóa học đã được chứng minh trên nguyên tắc-tối thiểu là trong các mô hình động vật vì vậy đây là điều đáng khích lệ để có thể nhìn thấy sự ứng dụng những nỗ lực đa ngành để coi đây là một bước tiến gần hơn tới việc thử nghiệm an toàn cho bệnh nhân".
|