|
TS.BS.Phạm Nguyễn Cẩm Thạch-Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam |
Gắn kết "Đức và tài" phải "cái tâm trong sáng" mới làm được nghề cao quý này.
Tết Bính Tuất 2006 đã qua, một mùa Xuân mới đãđến với nhiều hoài bão mới, những kỳ vọng mới, tốt đẹp cho sự phát triển của đất nước và đất Quảng thân yêu. Thành tựu trong sự nghiệp đổi mới đất nước và trong phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua đã làm giảm thấp tỷ lệ hộ đói nghèo (còn 7%: 2005, theo chuẩn VN giai đoạn 2001-2005), đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã có những chuyển biến tích cực, thể lực, dân trí, trình độ cán bộ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống cũng đã từng bước được nâng cao tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 68 tuổi năm 1999 lên 71,3 tuổi năm 2005, (chỉ tiêu đến năm 2010 là 71), chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) của Việt Nam chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể tạo 671 (2000), đã tăng lên 0,704 (2005),đứng thứ 108/177 nước trong khi CDP bình quân đầu người chúng ta còn rất thấp so với các nước... Tỉnh Quảng Nam chúng ta cũng đã có những nỗ lực rất đáng kể để đưa người dân đất Quảng sớm thoát đói nghèo, với tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm qua đạt 10,38%, (cả nước: 7,5%) và vượt chi tiêu đề ra (10%);GDP năm 2005 đã tăng 12,5%, tỷ lệ hộ đói nghèo (theo tiêu chí cũ) từ 27,4% (2000) đã giảm còn 9,5% (2005), tỉnh ta đã chính thức gia nhập "câu lạc bộ 1.000 tỷ" (với tổng thu ngân sách năm 2005 khoảng hơn 1.250 tỷ, tăng hơn 5 lần so với năm 2000), và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi giảm xuống còn 25,6 % vào cuối năm 2005... Ngành y tế Quảng Nam trong thời gian qua cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc nâng cao y đức, phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả tuyến cơ sở và chuyên sâu, lãnh đạo các cấp, các đơn vị trong ngành cũng đã rất quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là công tác đào tạo cử tuyển, theo địa chỉ cho con em đồng bào dân tộc các huyện núi cao. Đến nay, số xã có bác sĩ hoạt động đã đạt bình quân chung của cả nước: 65%, (so với năm 1997 mới chia tỉnh chỉ 20%), ở các xã miền núi cao tỷ lệ còn thấp, nhưng với số lượng hơn 90 em đang theo học tại trường Đại học Y Huế, chúng ta có thể đạt được 65-70% số xã miền núi có BS vào năm 2010, số xã đạt chuẩn cũng đã tăng lên 28% vào cuối năm 2005 (2004: 16%)... Trong các giải pháp để phát triển nhanh chóng ngành y tế tỉnh nhà, yếu tố con người, chất lượng nguồn nhân lực, có thật nhiều "bác sĩ giỏi"...là yếu tố mang tính quyết định. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, tôi vẫn luôn nhớ ý kiến phát biểu của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, phải: "Tri thức hóa Đảng tri thức hóa dân tộc, đất nước là một xã hội học tập:" như là một mệnh lệnh, một suy nghĩ tâm huyết, một khát vọng và là một khẩu hiệu hành động cho chúng ta trong công cuộc phát triển đất nước nói chung và trong mỗi lĩnh vực nói riêng. Để làm được điều đó, có chủ trương, quyết sách đúng đắn là rất quan trọng, nhưng chưa đủ, mà phải làm sao đưa được những quyết sách đó vào trong cuộc sống, toàn Đảng, toàn dân, mỗi ngành, mỗi đia phương phải cùng thống nhất ý chí, hành động, chung sức, dốc lòng cùng quyết tâm thực hiện cho việc "tri thức hóa"đó. Làm thế nào để đảm bảo đội ngũ cán bộ ngành y tế có chất lượng, có đức, có tài, có cái tâm trong sáng, và có đủ số lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại các tuyến cơ sở từng bước hiện đại hóa các dịch vụ y tế, thức hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đặc biệt trong những năm đến, khi số giường bệnh tăng lên: 19-20/vạn dân vào năm 2010 (hiện nay: 15,9/vạn dân), nhiều BV chuyên sâu mở ra, BV đa khoa TW ở Chu Lai sẽ đi vào hoạt động (mà nòng cốt vần là đội ngũ cán bộ của tỉnh)... Để làm được điều này, cần có một quyết tâm cao, đầu tư chiều sâu... trong công tác cán bộ của những người có trách nhiệm và cả sự nổ lực, phấn đấu của tất cả đội ngũ thấy thuốc tỉnh nhà... Để có tài: ở đây là tài năng, tức là có kiến thức sâu sắc về một hoặc nhiều lĩnh vực, có tầm nhìn sâu rộng, có năng lực trí tuệ, tư duy, sáng tạo, nhiều ý tưởng mới mang tính đột phá...trong việc áp dụng, thực hiện, phát triển các phương pháp kỹ thuật mới, tất nhiên phải kèm theo là phải "có dũng khí" trong tổ chức thực hiện, dám làm, dám chịu trách nhiệm... tất cả vì sức khoẻ cộng đồng, vì người bệnh thân yêu; cái tài ở đây còn phải bao gồm sự tập hợp, huy động tập thể, đồng nghiệp tham gia, đó chính là năng lực tổ chức thực hiện...Và để trở thành một bác sĩ giỏi, có đủ tri thức, tài năng, ...thì không có con đường nào khác hơn là phải học tập, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ (vì trong sự thành đạt, tài năng bầm sinh thường chỉ chiếm 1-2%;sự rèn luyện, khổ luyện để có một tài năng thật sự chiếm đến 98-99%...), phải phát động rộng khắp một phong trào học tập trong toàn ngành, xứng đáng với vùng đất "địa linh nhân kiệt" và "truyền thống hiếu học" của quê hương, mỗi một địa phương đơn vị phải là một "xã hội học tập" thu nhỏ, tất cả CBYT đều là những học trò suốt đời, học nữa, học mãi, học trong sách vở, tài liệu học ở đồng nghiệp và trong thực tiễn công tác, luôn có tinh thần cầu tiến, vươn lên nắm bắt tri thức mới, áp dụng, vận dụng sáng tạo những kỹ thuật, thành tựu y học tiên tiến, hiện đại trong điêu kiện cụ thể đề nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân...Phải chú ý học ngoại ngữ tin học, trong bước áp dụng những thành tố của công nghệ thông tin trong quản lý, đào tạo, giảng dạy và cả trong khám chữa bệnh..., phải xác định ngoại ngữ, tin học là chìa khóa mở cửa nhanh chóng tri thức, cập nhật thông tin kịp thời để không bị tối hậu...
| Cán bộ y tế phải không ngừng rèn luyện, gắn kết "Đức và tài", phải có "cái tâm trong sáng" mới làm được nghề cao quý này" | Để có đức: (đây là y đức đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ y tế) thì phải rèn luyện thường xuyên, liên tục trau dồi phẩm chất, nâng cao y đức. Y đức không thề tự có mà là kết quả của một quá trình rèn luyện liên tục, nó được hình thành trong nhân cách, nó xuất phát từ lòng nhân ái và được hun đúc từ nếp sống, sự giáo dục của gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội và nó được lớn lên hoàn thiện từ sự nỗ lực phấn đấu của mỗi con người... Và để tài năng, cái giỏi đó giúp ích được cho quê hương, đất nước, cho sức khoẻ nhân dân, được mọi người trọng vọng, "tôn vinh lả người thầy" thì trong cái tài đó phải có cái đức...Phải gắn kết được “đức và tài", phải có phầm chất đạo đức trong sáng, có tâm huyết, trách nhiệm tận tụy với công việc, lòng nhân ái, bao dung, chia sẻ, cảm thông, gần gũi, hết lòng chăm sóc cứu chữa người bệnh, phục vụ sức khoẻ nhân dân...đó là những yếu tố không thể thiếu được của các hiền tài. Bên cạnh đó, để có được "cái tâm trong sáng" mỗi người thầy thuốc phải nhận thức sâu sắc về bổn phận, trách nhiệm của mình, phải luôn phấn đấu thực hiện tốt lời dạy của Hồ Chủ Tịch: "Thầy thuốc phải như người mẹ hiền ", thật thà, đoàn kết, xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam: dân tộc, khoa học và đại chúng, luôn đẩy ấp tình người, tính nhân văn, lòng nhân ái, mang đậm nét văn hóa ngành y và luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, hạn chế những tác động của kinh tế thi trường, khắc phục biểu hiện "thương mại hóa" trong ngành y tế (nhất là khi triển khai thực hiện Nghị định 10 của Chính Phủ...).Và để "làm được nghề cao quý này", Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: "Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một công việc đặc biệt liên quan đến tài sản vô giá, là sinh mệnh con người. Cán bộ y tế phải không ngừng rèn luyện, gắn kết "Đức và tài", phải có "cái tâm trong sáng" mới làm được nghề cao quý này". Mỗi người CBYT chúng ta phải quán triệt một cách sâu sắc lời dạy đó để phấn đấu thực hiện, phái xử lý tốt 4 mối quan hệ trong việc thực hiện y đức theo quy định của Bộ y tế (đó là quan hệ với nghề nghiệp, với người bệnh, với đồng nghiệp và với cộng đồng xã hội), phải sống có nghĩa, có tình, "sáng đẹp và sống có ích" (như gương của Liệt sĩ -Bác sĩ Đặng Thùy Trâm) cho quê hương, cộng đổng mình đang sinh sống... Ngoài ra, để làm tốt nhiệm vụ chính tốt được giao, ngành y tế rất mong tiếp tức nhận được sự quan tâm, chăm lo, đấy trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyển, các ban ngành đoàn thể và của toàn xã hội trong việc đầu tư các nguồn lực, có các chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi hơn, nhiệt tình ủng hộ, kể cả sợ cảm thông, chia sẻ, sự tôn trọng của người bệnh và gia đình...để các thầy thuốc an tâm phục vụ, đem hết trí tuệ tài riêng, hết lòng với trách nhiệm của "một nghề cao quý" mà họ đã chọn lựa và đang cưu mang với công đồng, xã hội, đáp được lòng mong đợi của các cấp và sự tin yêu của nhân dân... Bước vào năm 2005 với nhiều hứa hẹn khởi sắc và niềm tin mới, là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng Bộ lấn thứ XIX; đặc biệt là năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ X, năm tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt những nội dung trong Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị về " bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới"...Với những ý nghĩa đó, Ngành y tế Quảng Nam phải có những kế hoạch, giải pháp và quyết tâm cao hơn phát triển nhanh chông sự nghiệp y tế tỉnh nhà ngang tầm các đla phương tiên tiến khác, từng bước phát triển các kỹ thuật cao đề đáp ứng như cắt thiện đại hóa, các dich vụ y tế ngày càng có chất lượng, nâng cao sự hài lòng của người bệnh...; phải xác đinh việc chăm lo cho việc nâng cao chất lượng nguổn nhân lực có một ý nghĩa quan trọng và quyết định làm sao để có nhiều thầy thuốc giỏi, "có đức, có tài, có cái tâm trong sáng"; quan tâm đến việc tạo môi trường tích cực, lành mạnh cho trí tuệ, tài năng đó phát triển; phải luôn cố gắng vượt lên chính mình, phát huy tốt nội lực, đoàn kết, sáng tạo, tập trung trí tuệ, sử dụng hiệu quả các nguốn lực đẩy mạnh xã hội hóa y tế... Nếu không làm tốt điều này thì nguy cơ, khoảng cách tụt hậu ngày càng xa. Nhưng nếu có quyết tâm cao, làm tốt, chấn chần chúng ta sẽ tăng tốc phát triển, bầt kịp...và tất cả công việc của ngành ytếnếu được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao thể lực, sức khoẻ, trí lực của nhân dân sẽ tốt hơn, Quảng Nam sẽ sớm vượt qua đói nghèo, trở thành một tỉnh công nghiệp giàu mạnh vào giai đoạn 2015-2020 như Nghi Quyết Đại hội tỉnh Đảng Bộ lấn thứ XIX đã đề ra.
|