Ấn Độ: Đi vệ sinh ngoài trời liên kết với những kết cục bất lợi với phụ nữ mang thai
Ngày 8/7/2015.BBC News- Ấn Độ: Đi vệ sinh ngoài trời liên kết với những kết cục bất lợi với phụ nữ mang thai (India: Open defecation linked to adverse pregnancies). Nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ mang thai đi vệ sinh ở ngoài trời có nhiều khả năng có một sinh non hoặc sinh con với trọng lượng thấp hơn so với những người sử dụng nhà vệ sinh.
| Đi đại tiện ngoài trời là bình thường đối với hầu hết phụ nữ tại các ngôi làng của Ấn độ |
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu khoảng 670 phụ nữ mang thai ở bang Orissa phía đông của Ấn Độ cùng với bang láng giềng Jharkhand, Orissa có số lượng cao nhất các hộ gia đình ở Ấn Độ không có nhà vệ sinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn nửa tỷ người ở Ấn Độ vẫn tiếp tục phóng uế ngoài trời. Trong số những phụ nữ nông thôn và bộ tộc được nghiên cứu thì có gần 60% cho biết họ không được tiếp cận với nhà vệ sinh khi được hỏi trong ba tháng đầu của thai kỳ, trong khi 40% những người đã sống trong một gia đình có một nhà vệ sinh được lắp đặt thì hơn một nửa báo cáo hiếm khi sử dụng nó hoặc chỉ một vài lần một tuần. Trong nghiên cứu của họ được công bố trên Tạp chí PLoS Medicine, các nhà nghiên cứu phát hiện ra gần một phần tư tất cả những người phụ nữ được nghiên cứu bị một "kết cục thai kỳ bất lợi '('adverse pregnancy outcome'_APO), phổ biến nhất là sinh non và nhẹ cân. Mặc dù APOS đã được ghi nhận chỉ một số ít người phụ nữ sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên thì các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể đã được kích hoạt bởi các yếu tố khác. Khi một số các nguyên nhân gây nhiễu tiềm năng như điều kiện sống và mức độ đói nghèo được đưa vào,thì họ thấy rằng đi vệ sinh ngoài trời vẫn "liên quan đáng kể" (significantly associated) với một nguy cơ lớn hơn của APOs.
| Các Tác giả của bài báo cho rằng dữ liệu chứng minh vệ sinh môi trường được cải thiện là một nhu cầu quan trọng trong quá trình mang thai |
"Phân tích các dữ liệu của chúng tôi chứng minh rằng vệ sinh môi trường được cải thiện là một nhu cầu quan trọng trong quá trình mang thai", Pinaki Panigrahi từ trường Đại học của Trung tâm Y tế Nebraska và là một trong các đồng tác giả của bài báo cho biết: "Kết quả của chúng tôi chứng minh một cách cụ thể rằng việc tiếp cận nhà vệ sinh một mình không liên quan với việc giảm gánh nặng của APOS, tuy nhiên, sử dụng nhà vệ sinh là có. Mô hình của chúng tôi ước tính tỷ lệ APOs cao hơn gấp 7 lần ở phụ nữ có thai, người có quyền tiếp cận với một nhà vệ sinh nhưng ít khi sử dụng nó so với những phụ nữ thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh hoặc hàng ngày". Các nhà nghiên cứu cũng bao gồm các chuyên gia y tế công cộng của Trường Đại học Vệ sinh và Y học nhiệt đới London và Đại học Iowa cho biết nghiên cứu của họ là nghiên cứu đầu tiên cung cấp các bằng chứng liên quan đến vệ sinh nghèo nàn với một nguy cơ bị APOs cao hơn. Họ cho biết thêm một phát hiện quan trọng khác là trình độ học vấn cao hơn có liên quan với việc giảm nguy cơ APOs, một cái gì đó mà các nghiên cứu trước đây cũng đã gợi ý. Sinh non và sinh thiếu cân đều liên quan đến sự gia tăng nguy cơ của một loạt các vấn đề sức khỏe cho đến tuổi trưởng thành, bao gồm tiểu đường, cao huyết áp và trầm cảm. Ấn Độ có số lượng sinh non cao nhất trên thế giới ở mức 3,5 triệu ca tiếp theo là Trung Quốc với 1,17 triệu ca.
| Theo WHO, hơn một nữa tỷ người ở Ấn độ vẫn tiếp tục đi vệ sinh ngoài trời |
Thủ tướng Narendra Modi đặt việc cải thiện vệ sinh môi trường ở Ấn Độ là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình và muốn mọi gia đình phải được lắp đặt một nhà vệ sinh vào năm 2019.
|