Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 0 9 0
Số người đang truy cập
3 4 5
 Góc thư giản Thế giới đó đây
WHO: Chiến dịch “Cái ôm đầu đời” nhằm cứu trẻ sơ sinh tại Việt Nam

Ngày 17/7/2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Bộ Y tế (MoH) phát động chiến dịch "cái ôm đầu đời" trong chương trình chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớm (EENC) tại bệnh viện Phụ sản trung ương-một trong 3 trung tâm điển hình ở Việt Nam được WHO lựa chọn làm tâm điểm cho chiến dịch.

WHO cho biết Chiến dịch “Cái ôm đầu đời” nhằm cứu trẻ sơ sinh tại Việt Nam (WHO: “First Embrace” campaign to save newborns in Viet Nam). Vào ngày này, WHO phát động chiến dịch “Cái ôm đầu đời” bằng các bước đơn giản có thể cứu sống hàng ngàn trẻ sơ sinh và phòng ngừa hàng trăm ngàn trường hợp biến chứng mỗi năm do các thực hành có hại hoặc lạc hậu trong chăm sóc trẻ sơ sinh ở Việt Nam.


WHO và MoH phát động chiến dịch "cái ôm đầu tiên" cứu trẻ sơ sinh

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã thu được nhiều bước tiến quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong tháng đầu sau sinh, đạt mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) về giảm tỷ lệ trẻ tử vong. Tuy nhiên năm 2012 vẫn có trên 17.000 trẻ sơ sinh tử vong ngay tháng đầu tiên vì vậy “Cái ôm đầu đời” nêu bật tầm quan trong của chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (early essential newborn care_EENC). Gói hành động và can thiệp này đề cập đến các nguyên nhân cơ bản nhất của tử vong hoặc bệnh tật ở trẻ sơ sinh như đẻ non (being born too soon), sơ sinh nhẹ cân (low birth weight) hoặc mắc nhiễm trùng nặng như viêm phổi hoặc tiêu chảy (pneumonia or diarrhea). Tiến sỹ Shin Young-soo, Giám đốc Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương (Regional Western Pacific) của WHO cho biết: “Có quá nhiều trẻ sơ sinh chết vì những căn bệnh có thể phòng ngừa được, cái ôm đầu đời nhằm giải quyết thách thức này bằng cách thúc giục phụ nữ và nhân viên y tế Việt Nam thực hiện các bước đơn giản bảo vệ trẻ sơ sinh trong thời gian quan trọng ngay sau sinh”.


Duy trì tiếp xúc da-kề-da giữa mẹ và trẻ ngay sau sinh giúp giảm thiểu tử vong sơ sinh

Để cứu sống trẻ sơ sinh, hãy làm từng bước một (Saving newborn babies, o­ne step at a time)

EENC bao gồm hàng loạt biện pháp đơn giản có chi phí hiệu quả được xây dựng nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi tử vong thông qua việc thay đổi các thực hành y tế chưa hợp lý, EENC bắt đầu bằng “Cái ôm đầu đời” hay duy trì tiếp xúc da-kề-da (sustained skin-to-skin contact) giữa mẹ và bé ngay sau sinh. Phương pháp đơn giản này giúp ủ ấm trẻ, chuyển máu từ bánh nhau và những vi khuẩn có lợi từ mẹ sang con và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. “Tách mẹ và con ngay sau sinh là thực hành rất lạc hậu trong khi điều đó lại xảy ra ngay thời điểm rất quan trọng khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu muốn tìm kiếm bú mẹ”, Tiến sỹ Maria Asuncion Silvestre, chuyên gia nhi khoa và trẻ sơ sinh của WHO cho biết.


Phong tục tập quán và niềm tin ở một số cộng đồng và các nhân viên y tế có thể là rào cản trong việc thực hiện đầy đủ EENC

Bên cạnh đó, phong tục tập quán và niềm tin ở một số cộng đồng và các nhân viên y tế có thể là rào cản trong việc thực hiện đầy đủ EENC. Thay đổi thực hành đòi hỏi một môi trường hỗ trợ, gia đình và các cá nhân được thông tin đòi hỏi các cán bộ y tế cung cấp các thực hành tốt nhất. Sau tiếp xúc da-kề-da, kẹp dây rốn được thực hiện và cắt rốn bằng dụng cụ tiệt trùng. Các bà mẹ có thể cho con bú khi thấy trẻ có những dấu hiệu đòi ăn như chảy dãi, lia lưỡi, ngọ nguậy tìm vú mẹ và gặm nắm tay hay ngón tay. Bú sớm đặc biệt quan trọng vì sữa non (colostrum) hay “những giọt sữa đầu tiên” (first milk) cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, kháng thể và tế bào miễn dịch.

Các chăm sóc thường quy khác như cung cấp vitamin K, nhỏ thuốc mắt, tiêm phòng, cân bé và thăm khám toàn thân cần được tiến hành ngay sau bữa bú đầu tiên của trẻ cần được thực hiện theo thứ tự chuẩn để đạt được kết quả tối ưu. EENC có thể được thực hiện ở tất cả các phòng đẻ mà không cần chuẩn bị phức tạp hoặc đòi hỏi các công nghệ đắt tiền do đó có thể áp dụng EENC tại bệnh viện huyện, trạm y tế xã ở vùng sâu hay các vùng khó tiếp cận của Việt Nam nơi có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao. Theo bác sỹ Hoàng Thị Bằng, cán bộ chuyên trách về sức khỏe bà mẹ và trẻ em (reproductive, maternal, newborn and child health) của WHO tại Việt Nam: “Nhiều nhân viên y tế có thể chưa biết những thực hành đơn giản này có thể bảo vệ được trẻ sơ sinh cùng với phong tục tập quán và niềm tin ở một số cộng đồng, kể cả nhân viên y tế có thể không hỗ trợ thực hiện đầy đủ chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu. Thông qua chiến dịch cái ôm đầu đời, chúng tôi khuyến khích thay đổi các thực hành hiện thời và thông báo cho cho các gia đình và cá nhân để họ đòi hỏi nhân viên y tế cung cấp các thực hành tốt nhất”.


Việt Nam hưởng ứng chiến dịch "Cái ôm đầu đời" bằng Tuần lễ Đẩy mạnh chương trình EENC

Chiến dịch “Cái ôm đầu đời” (The First Embrace campaign)

Trong tuần 17/7/2015, WHO phối hợp với Bộ Y tế (MoH) phát động chiến dịch “Cái ôm đầu đời” tại Bệnh viện Từ Dũ (Tp. HCM), Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). 3 bệnh viện này được coi là Trung tâm điển hình về chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu ở Việt Nam (EENCCentres of Excellence in Viet Nam), nơi đã áp dụng các thực hành về cái ôm đầu đời. WHO hỗ trợ phát triển 3 trung tâm điển hình này thông qua tập huấn cho các bác sỹ, nữ hộ sinh, y tá và tạo ra môi trường hỗ trợ bà mẹ, trẻ sơ sinh được nhận chăm sóc sơ sinh sớm tại bệnh viện. Chiến dịch “Cái ôm đầu đời” là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn để cải thiện tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em ở Việt Nam và khu vực Tây Thái bình dương của WHO.


Hãy cứu trẻ sơ sinh bằng “Cái ôm đầu đời”

Để biết thêm chi tiết, xin đề nghị tra cứu website http://thefirstembrace.org bao gồm cả thông tin về “Cái ôm đầu đời: và một đoạn phim ngắn về tầm quan trọng của gắn kết giữa mẹ và con ngay sau sinh.

Ngày 22/07/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MoH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích