Sống lâu hơn liệu có khỏe mạnh hơn không?
Ngày 31/8/2015. VOA News-Sống lâu hơn liệu có khỏe mạnh hơn không? (Living Longer, But Healthier?). Có một tin tốt và một tin xấu về tuổi thọ, tin tốt là con người sống lâu hơn và tin xấu là có một nguy cơ sức khỏe kém lớn hơn.Trên thế giới, tuổi thọ đã tăng thêm 6 năm kể từ năm 1990, một nghiên cứu mới cho biết nhiều do những tiến bộ trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS và sốt rét. Ngoài ra, đã có tiến bộ trong việc giảm tử vong do các bệnh truyền nhiễm và bà mẹ, trẻ sơ sinh và các rối loạn dinh dưỡng.10 nơi đứng đầu cùng với tuổi thọ trung bình cao nhất là Nhật Bản, Singapore, Andorra- là một nhà nước nhỏ gần Tây Ban Nha và Pháp, Iceland và Cyprus, tiếp theo là Israel, Pháp, Ý, Hàn Quốc và Canada.Hoa Kỳ đứng thứ 34 trong bảng xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tuổi thọ, điều đó được cho là do một loạt các vấn đề sức khỏe trong một dân số đa dạng. Cựu tổng thống Jimmy Carter, ngồi để chụp ảnh sau khi dạy lớp tại Sunday School tại nhà thờ Maranatha Baptist ở quê ngày 23/8/2015 ở Plains, Georgia.
Tỷ lệ tử vong (Mortality rates) Theo Vos là tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư y tế toàn cầu tại Viện đánh giá và thống kê y tại Đại học Washington, ông cho biết đã có sự giảm đáng kể tỷ lệ tử vong từ hầu hết tất cả các nguyên nhân: "Quan trọng nhất, tất cả các bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, những vấn đề sơ sinh, các vấn đề sau sinh; Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy sự sụt giảm rất ổn định về các trường hợp tử vong do chấn thương và tỷ lệ tử vong từ một số các bệnh không lây nhiễm lớn đang giảm từ từ - hoặc giảm chậm hơn một chút". Theo ông, đối với nhiều người chất lượng của cuộc sống trong những năm lâu hơn thường lệ có thể bị xấu đi bởi các vấn đề sức khỏe: "Bạn tăng tuổi thọ trung bình của người dân và với sự gia tăng tuổi thọ bạn có nhiều khả năng mắc nhiều loại bệnh làm suy yếu khả năng hoạt động của bạn", Vos nói: "Trong khi chúng ta đã tương đối thành công trong việc giảm những nguyên nhân lớn gây ra tử vong nhưng chúng ta có ít thành công trong việc làm giảm mạnh những nguyên nhân gây ra khuyết tật lâu dài". Một số bệnh tật và thương tật có thể được ngăn chặn nhưng Vos cho biết đầu tư trong điều trị hoặc chữa bệnh cho những vấn đề này đã không theo kịp với các khoản đầu tư cho các bệnh nguy hiểm: "Vì vậy, chúng tôi thực hiện một lời yêu cầu khẩn thiết đến cộng đồng nghiên cứu y tế để bắt đầu suy nghĩ về việc đầu tư nhiều hơn cho những nguyên nhân lớn gây ra khuyết tật thay vì tử vong và hy vọng điều đó sẽ dẫn đến một số trong những đột phá mà chúng ta đã thấy là dẫn tới việc giảm tỷ lệ tử vong". Vùng cận Saharan châu Phi (Sub-Saharan Africa) 9 trong số 10 quốc gia có tuổi thọ trung bình thấp nhất nằm ở vùng cận Saharan-châu Phi. Lesotho là tồi tệ nhất với tuổi thọ chỉ 42 tuổi.Theo sau nó là Swaziland, Cộng hòa Trung Phi, Guinea-Bissau và Zimbabwe, Mozambique , Afghanistan, Chad, Nam Sudan và Zambia. "Điểm chung lớn nhất là mức độ của đại dịch HIV, tôi đã làm việc thực sự trong 10 năm tại miền nam châu Phi và tôi đã làm việc ở Lesotho trước khi HIV ảnh hưởng đến quốc gia này, có rất nhiều bệnh liên quan đến nghèo đói", Vos cho biết. Bệnh tim thiếu máu cục bộ, một lưu lượng máu giảm tới tim là nguyên nhân hàng đầu của những gì được gọi chính thức là DALY hoặc số năm cuộc đời khuyết tật đã được điều chỉnh. Ở vị trí thứ 2 là nhiễm trùng đường hô hấp dưới, theo sau đột quỵ, đau lưng dưới và đau cổ và chấn thương đường bộ. Sau đó có nhiều bệnh tiêu chảy cũng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được gọi là COPD bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, ngoài ra còn có các biến chứng ở trẻ sơ sinh non tháng và HIV/AIDS cũng như các rối loạn thị lực và khiếm thính và sức khỏe tâm thần. Các phát hiện của nghiên cứu (Study findings) Các phát hiện này dựa trên sự phân tích của tất cả các bệnh chính và thương tích ở 188 quốc gia, Giáo sư Vos cho biết mục tiêu là tìm kiếm các cơ hội để cải thiện sức khỏe, các nghiên cứu sẽ giúp hình thành các mục tiêu phát triển bền vững mới thay thế các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên Hợp Quốc (UN) trong năm nay.
|