Lượng sắt cao có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, nguy cơ mắc bệnh
Ngày 24/8/2015. Wake Forest Baptist Medical Center. Lượng sắt cao có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, nguy cơ mắc bệnh (High iron intake may increase appetite, disease risk), dưới đây là một lý do nữa để giảm bớt số lượng thịt đỏ mà bạn ăn. Sử dụng mô hình động vật, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng lượng sắt trong khẩu phần tương đương với mức tiêu thụ thịt đỏ nhiều, ức chế leptin-một hormone điều chỉnh sự thèm ăn. Thịt đỏ có lượng sắt cao có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, nguy cơ mắc bệnh
Sắt là một khoáng chất mà con người không thể thải ra do đó tiêu thụ nhiều chất sắt hơn thì khả năngnồng độ leptin sẽ giảm nhiều hơn dẫn đến tăng sự thèm ăn và có khả năng gây ra ăn quá nhiều trong một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên Tạp chí Journal of Clinical Investigation. "Chúng tôi đã cho thấy rằng lượng tiêu thụ thực phẩm tăng ở các loại thịt động vật mà có nồng độ sắt cao trong thức ăn", ông Don McClain, MD, Ph.D., Giám đốc Trung tâm về bệnh tiểu đường, béo phì và chuyển hóa tại Wake Forest Baptist và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Ở người, lượng sắt cao ngay cả trong giới hạn cao bình thường, có mối liên quan như là một yếu tố góp phần cho nhiều bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh Alzheimer vì vậy đây là một lý do không ăn thịt đỏ quá nhiều bởi vì các sắt trong thịt đỏ dễ hấp thụ hơn sắt từ thực vật". Trong nghiên cứu này, những con chuột đực được cho ăn cao với một chế độ ăn nhiều sắt (2000 mg/kg) và chế độ ăn sắt thấp bình thường (35 mg/kg) trong 2 tháng, theo sau đo nồng độ sắt trong mô mỡ. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy một sự gia tăng 215% của sắt trong các con chuột được cho ăn với chế độ sắt cao so với những con chuột được cho ăn chế độ ăn uống bình thường thấp, ngoài ra mức leptin trong máu thấp hơn 42% ở những con chuột có chế độ ăn nhiều chất sắt so với những người có chế độ ăn bình thường thấp. Kết quả từ mô hình động vật đã được xác nhận thông qua xét nghiệm ferritin trong máu từ một số lượng lớn người tham gia trong một nghiên cứu lâm sàng trước đây, xét nghiệm Ferritin trong máu đo lượng sắt được lưu trữ trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng mô mỡ phản ứng với sắt sẵn có để điều chỉnh sự biểu hiện của leptin, một chất quan trọng điều chỉnh của sự thèm ăn, tiêu hao năng lượng và trao đổi chất. "Chúng tôi vẫn chưa biết mức độsắt trong mô bao nhiêu là tối ưu nhưng chúng tôi hy vọng sẽ làm một thử nghiệm lâm sàng lớn để xác định liệu giảm lượng sắt có bất kỳ tác dụng nào về sự tăng cân và nguy cơ bệnh tiểu đường hay không", McClain cho biết: "Chúng ta càng hiểu biết sắt tác động như thế nào trong cơ thể thì chúng ta càng có cơ hội lớn hơn để tìm kiếm những con đường mới mà sẽ là mục tiêu để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường và các bệnh khác". Ngân quỹ tài trợ cho nghiên cứu này được cung cấp bởi các dịch vụ nghiên cứu của Bộ Cựu chiến binh và Viện Y tế quốc gia,nghiên cứu này được tiến hành tại Đại học Utah trước khi McClain tiến hành ở Wake Forest Baptist.Đồng tác giả nghiên cứu là Yan Gao, Ph.D., Zhonggang Li, MS, Scott Gabrielsen, MD, Ph.D., Judith A. Simcox, Ph.D., Soh-hyun Lee, Ph.D., Deborah Jones, BS, Bob Cooksey, MS, và Gregory Stoddard, Ph.D., thuộc trường Đại học Utah; William T. Cefalu, MD, của Hệ thống Đại học bang Louisiana.
|