Trại tị nạn Australia : ‘Sự bưng bít’ của trung tâm giam giữ làm đội ngũ y tế tức giận
Ngày 16/8/2015. BBC News-Trại tị nạn Australia: ‘Sự bưng bít’ của trung tâm giam giữ làm đội ngũ y tế tức giận (Australia refugees: Detention centre 'gag' angers medics). Peter Young phụ trách các dịch vụ y tế tâm thần tại các trung tâm giam cầm tị nạn của Australia cho biết ngày càng rõ ràng các nhà chức trách muốn “che đậy” (keep the lid) các vấn đề y tế mà những người xin tị nạn đã trải qua. Luật pháp Australia cấm những người làm việc trong các trung tâm giam cầm của nước này không được nói ra những điều họ thấy đã làm dấy lên những lo ngại trong cộng đồng y tế
Nhà tâm thần học cao cấp người Australia này cho biết các nhà chức trách về nhập cư muốn các thông tin chi tiết về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao ở trẻ em tại các trung tâm này phải được gỡ ra khỏi các báo cáo chính thức của ông. Ông đã được yêu cầu xóa bỏ các đánh giá lâm sàng về mối liên quan trực tiếp giữa tình trạng giam giữ lâu dài và các vấn đề sức khỏe tâm thần. BS.Young đã từng là giám đốc của Cơ quan các dịch vụ y tế và sức khỏe quốc tế (International Health and Medical Services_IHMS)-một cơ quan y tế tư nhân được Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới Australia (Australia's Department of Immigration and Border Protection _DIBP) ký hợp đồng cung cấp chăm sóc y tế cho các trung tâm giam giữ-vị trí mà ông đã đảm nhận trong 3 năm. ‘Hành xử xấu’ ('Bad behaviour')Các dịch vụ của cơ quan này bao phủ cả các khu vực ngoài khơi gây nhiều tranh cãi của nước này trên hòn đảo Nauru trên Thái Bình Dương và Đảo Manus của Papua New Guinea-nơi tất cả những người tị nạn cố gắng đi tới Australia bằng thuyền được gửi đến mà không bao giờ được tái định cư tại Australia dù cho lời khẳng định tị nạn của họ có được chứng minh đi chăng nữa. Trong việc tư vấn về điều trị, BS. Young đã tranh cãi với các nhà chức trách vì họ đã coi các hành động tự làm tổn thương mình của những người bị giam giữ là “một kiểu hành vi xấu, hơn là một biểu hiện của những người đang trong tình trạng cực kỳ vô vọng” (a type of bad behaviour, rather than a manifestation of people in extreme states of hopelessness), những người tị nạn đã đốt nơi ở trung tâm giam giữ Nauru của họ vào năm 2013. Những người tị nạn đã đốt nơi ở trung tâm giam giữ Nauruvào năm 2013
Ông cho biết sau đó ông đã bị từ chối cho phép sử dụng dữ liệu ông đã thu thập được về các vấn đề sức khỏe tại các trung tâm giam giữ trong các bài thuyết trình hoặc các ấn phẩm xuất bản của ông. Ông trả lời với BBC: “Họ nói rất rõ rằng loại thông tin này không nên bao giờ được đưa vào phạm vi công cộng”, hiện giờ có lo sợ rằng các nhân viên y tế có thể phải vào tù vì những tiết lộ như vậy theo bộ luật Border Force mới đe dọa “những người được giao phó” lên đến 2 năm tù nếu họ tiết lộ các thông tin được bảo mật về các khu vực giam giữ của Australia. Trong những tháng gần đây, hàng trăm bác sĩ và y tá đã tiến hành biểu tình phản đối tại các thành phố trên khắp nước Australia bằng hành động đặt tay lên trên miệng để nhấn mạnh nguy cơ bị bắt phải im lặng, những mối lo ngại của họ cũng là mối lo ngại chung của 13 nhóm y tế lớn nhất Úc, họ cũng đã buộc tội chính phủ cố gắng “bưng bít” các chuyên gia y tế. Hiệp hội Y tế thế giới cũng đã cảnh báo các bộ luật “đang đối nghịch trầm trọng với các nguyên tắc cơ bản của y đức”, một số người Australia không hài lòng với hệ thống trung tâm giam giữ ngoài khơi. Các nhà chỉ trích nói rằng sự bưng bít là hành động mới nhất trong một “nền văn hóa giữ bí mật” (culture of secrecy) quanh các chính sách cứng rắn của Australia được xây dựng nhằm ngăn chặn lượng lớn tàu thuyền đầy người tị nạn cập bến bờ biển Australia. Chính phủ cũng không biện hộ lập trường của mình về “ngăn chặn các tàu thuyền”, họ phủ nhận việc đang cố bịt miệng các bác sĩ và y tá hay rằng họ muốn ‘ỉm đi’ các thông tin y tế. Lực lượng Biên phòng (Border Force) cho rằng bộ luật mới là để bảo vệ “an ninh điều hành” ("operational security") và nhấn mạnh các cơ chế nội bộ mạnh tay là phù hợp mà thông qua đó các quan ngại y tế có thể được nêu lên và giải quyết. Phe đối lập Đảng Lao động liên bang cũng đồng ý với họ, Đảng này ủng hộ bộ luật và cho rằng các nhân viên y tế sẽ được che chở bởi các biện pháp bảo vệ ‘người tố giác’ ('whistleblower') theo Đạo luật công khai lợi ích công liên bang 2013. Tuy nhiên, các chuyên gia luật cho biết không rõ loại thông tin nào sẽ được bảo vệ và có một loạt các rào cản nội bộ có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn các tiết lộ thông tin. ‘Hiệu ứng sợ hãi’ ('Chilling effect')Luật sư nhân quyền George Newhouse cho biết, riêng sự lộn xộn này có thể có lợi đối với chính phủ. Ông phát biểu với BBC: “Tôi nghĩ rằng chính phủ rất hài lòng với tình trạng không rõ ràng xung quanh những bộ luật và chúng có thể có một ‘hiệu ứng sợ hãi’ lên những người tố giác tiềm năng như thế nào. Việc tiếp cận công cộng tới các trung tâm giam giữ của Australia rất giới hạn, các nhân viên xã hội và y tế đã là những nguồn thông tin then chốt về những nơi này. Hai cựu nhân viên y tế từng làm việc tại cơ sở giam giữ Đảo Christmas, năm ngoái đã liệt kê sinh động một loạt các quan ngại y tế trong một bài báo trên Tạp chí Y học Australia cho biết rằng, trong số những vấn đề khác, thì “những sự việc hạ nhục, hãm hại và không phù hợp” ("degrading, harmful and inappropriate incidents") đã xảy ra tại trung tâm này. “Những sự việc hạ nhục, hãm hại và không phù hợp đã xảy ra, chẳng hạn yêu cầu những người tị nạn trải qua các đánh giá sức khỏe trong khi đã kiệt sức, mất nước và bẩn thiểu, quần áo thì dơ dáy đầy nước tiểu và phân; dùng số đếm thay cho tên để xưng hô, trì hoãn giả trong việc chuyển bệnh nhân lên các dịch vụ chăm sóc y tế cao hơn; tịch thu và tiêu hủy các loại thuốc, hồ sơ y tế và các thiết bị y tế; và giam giữ trẻ em dù cho chứng cứ tổn thương đáng kể rõ ràng” (Tạp chí Y học Australia, Tập 201, tháng 10/2014). BS. Young tin rằng nguy cơ bị đưa vào tù sẽ khiến các nhân viên y tế nản lòng khi nói ra sự thật trong tương lai, dù chưa có vụ khởi tố nào được đưa ra. Ông cho biết: “Những hành động khác của trung tâm giam giữ như thuê nhân viên từ các nước đang phát triển không được các bộ luật dành cho người lao động hay người tố giác của nước Úc bảo vệ cũng “che giấu tất cả thông tin tuôn ra ngoài hệ thống. Quan điểm của tôi là chuyên gia y tế phải lên tiếng khi có những sự việc ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người, sẽ không có bàn cãi gì nếu tôi chỉ nói về chuyện hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm a-mi-ăng. Bằng chứng rõ ràng cho thấy việc giam giữ lâu dài trong những tình trạng như vậy gây ra tác động sức khỏe tiêu cực, và giữ bí mật những tác động y tế này khiến tình hình còn tồi tệ hơn”.
|