Khám phá ‘lịch hóa học’ của cơ thể
Ngày 25/09/2015. BBC News. Khám phá ‘lịch hóa học’ của cơ thể (Body's 'chemical calendar' discovered). Các nhà khoa học vừa khám phá ra cách thức cơ thể có thể theo sát sự trôi qua của các mùa trong một “lịch hóa học”, nhóm nghiên cứu này công bố kết quả trên Tạp chí Current Biology, đã tìm thấy một nhóm hàng nghìn tế bào có thể tồn tại trong cả trạng thái “mùa hè” hoặc “mùa đông”. Họ sử dụng việc kéo dài thêm ngày để chuyển chúng sang chế độ mùa hè nhiều hơn và làm ngược lại khi ngày ngắn dần, chiếc đồng hồ chạy quanh năm này kiểm soát khi nào động vật sinh sản và ngủ đông và ở con người có thể là thay đổi hệ thống miễn dịch, một nhóm từ các Đại học Manchester và Edinburgh đã phân tích não bộ của cừu và những lần khác nhau trong năm.
Lịch (Calendar)Họ đã phát hiện một nhóm 17.000 “tế bào lịch” trong tuyến yên, nằm ở sàn não và giải phóng hoóc-môn kiểm soát các quá trình trên khắp cơ thể, nhóm nghiên cứu cho biết các tế bào có một “hệ thống nhị phân” giống một chiếc máy tính có thể tồn tại ở trong một hoặc hai trạng thái-chúng có thể vừa sản xuất các hóa chất “mùa đông” và các hóa chất “mùa hè” và tỷ lệ các tế bào lịch ở mỗi trạng thái thay đổi trong suốt cả năm để đánh dấu sự trôi đi của thời gian. GS. Andrew Loudon từ Đại học Manchester trả lời với BBC: “Dường như có một giai đoạn ngắn trong năm ở giữa mùa đông và giữa mùa hè khi mà tất cả chúng ở trong một trạng thái này hoặc là trong trạng thái kia”. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu cơ thể có biết rằng đó là mùa xuân hoặc mùa thu hay không khi mà một số tế bào lịch ở trong chế độ mùa đông và những tế bào khác lại ở chế độ mùa hè. Chiếc đồng hồ chạy quanh năm này được biết đến như nhịp sinh học hàng năm là thuật ngữ chỉ thời gian dài hơn của nhịp điệu 24 giờ hoặc nhịp điệu hàng ngày giúp chúng ta tỉnh táo vào đúng thời gian ban ngày, các mô hình hàng năm được sử dụng để làm khởi động các mùa di cư, ngủ đông và giao phối và cuối cùng giải thích vì sao cừu non lại được sinh ra vào mùa xuân. Cả hai đồng hồ sinh học ban ngày và đồng hồ sinh học quanh năm được điều khiển bởi ánh sáng. Vào mùa đông khi ngày tối hơn thì hoóc-môn ngủ melatonin được sản sinh nhiều hơn, GS. Loundon cho biết: “Chúng tôi biết nhiều khi rằng melatonin là điều then chốt đối với các nhịp điệu lâu dài này nhưng nó hoạt động thế nào và ở đâu thì tới nay vẫn chưa rõ ràng”.
Đồng nghiệp của Gs Dave Burt từ Đại học Edinburgh, cho biết thêm: “Đồng hồ mùa được phát hiện ở cừu dường như tương tự với ở các loài có xương sống, hoặc ít nhất có các bộ phận tương tự, bước tiếp theo là hiểu rõ các tế bào của chúng ta ghi lại sự trôi qua của thời gian như thế nào”. Dù con người không có mùa giao phối, đây là những dấu hiệu mà chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi các mùa. Một nghiên cứu hồi đầu năm nay, dẫn đầu bởi Đại học Cambridge và đã được báo cáo trên Tạp chí Nature Communications cho thấy gien con người có liên quan đến miễn dịch vì hoạt động tích cực hơn trong nhiệt độ lạnh và nó có thể giúp đẩy lùi các vi-rút mùa đông như là cúm nhưng có thể khiến một số bệnh như viêm khớp tồi tệ hơn.
|