|
Một người đàn ông cầm bắp ngô thu hoạch từ cánh đồng trồng ngô ở thị trấn Terrabona,phía bắc Nicaragua, ngày 11/10/2012 (Ảnh Reuters) |
Châu Mỹ Latinh giải quyết vấn đề kép về nạn đói và béo phì
Ngày 4/3/2016. BOGOTA, COLOMBIA.Châu Mỹ Latinh giải quyết vấn đề kép về nạn đói và béo phì (Latin America to Tackle Dual Problems of Hunger, Obesity). Các chính phủ Mỹ Latinh cam kết sẽ làm việc hướng tới kết thúc đói nghèo trong vòng một thập kỷ trong khi vẫn đang giải quyết tình trạng bệnh béo phì đang gia tăng của khu vực-vấn đề này cũng được coi là một dạng suy dinh dưỡng.
Tại một cuộc họp khu vực của Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO), đại diện các chính phủ từ khắp châu Mỹ La tinh và Caribê lập kế hoạch đẩy nhanh cắt giảm đói nghèo mà đã giảm được một nửa trong khu vực từ 25 năm qua;đồng thời FAO cho rằng cần phải chú ý hơn rất nhiều cho cuộc chiến chống béo phì, nhất là phụ nữở khu vực mà gần một phần tư của tất cả người lớn bị béo phì. "Các quốc gia đã đặt ra rất rõ ràng: ưu tiên khu vực là loại trừ nạn đói vào năm 2025", Jose Graziano da Silva, người đứng đầu của FAO cho biết tại cuộc họp ở Thành phố Mexico, kết thúc vào ngày thứ năm.Những nỗ lực để chống đói sẽ tập trung vào "hành lang khô" (dry corridor)của Trung Mỹ chạy qua Guatemala, El Salvador và Honduras, nơi hàng triệu người đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài làm trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu."Hiện nay, biến đổi khí hậu đã gây ra những đợt hạn hán thất thường hơn, kéo dài và không thể đoán trước", Graziano da Silva cho biếtchâu Mỹ Latinh và vùng Caribê có thể là khu vực đầu tiên đạt được hai mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc (UN)-xóa đói giảm nghèo hướng đến mục tiêu đề ra vào năm 2030. Mục tiêu giảm đói(Hunger reduction goal) Từ năm 1991, số lượng người đói ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê đã giảm xuống còn 34 triệu từ 66 triệu và đây là khu vực duy nhất đáp ứng được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của UN về giảm đói vào năm 2015, FAO cho biết.Viện trợ theo hình thức chuyển tiền có điều kiện nhắm mục tiêu vào các gia đình nghèo và các nền kinh tế lớn nhất khu vực là những người tiên phong bao gồm Brazil, có nghĩa là người dân có nhiều tiền để chi cho thực phẩm nhưng việc thay đổi chế độ ăn đã góp phần gia tăng béo phì với gần một phần ba phụ nữ và 4 triệu trẻ em hiện nay ở trong khu vực bị béo phì. Graziano da Silva cho biết các chương trình nhằm mục đích làm cho các gia đình nông dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, bảo hiểm, hạt giống và phân bón để khuyến khích họ trồng các loại cây lương thực truyền thống là một trong những cách để giải quyết vấn đề, sản xuất các loại thực phẩm như vậy sẽ thúc đẩy chế độ ăn tốt hơn và giảm suy dinh dưỡng. FAO cho rằng các sáng kiến khuyến khích chính quyền địa phương mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân để cung cấp thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn tại trường, được thiết lập tốt và được ca ngợi như là một thành công ở Brazil sẽ được quảng bá trên khắp các nước Mỹ Latinh. Theo tổ chức này còn nhiều việc phải làm để giúp nông dân thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu, vì sự biến đổi này làm gia tăng thời tiết khắc nghiệt và thất thường từ hạn hán tới lũ lụt, ngành nông nghiệp của các nước Mỹ Latinh đã mất 11 tỷ đô la do thiên tai từ năm 2003 đến năm 2013.FAO cho biết thêm những nỗ lực cũng phải tập trung vào việc thúc đẩy việc nuôi cá bền vững,hơn 3 quốc gia cần phải phê chuẩn Hiệp định quốc tế về các biện pháp bảo vệ cảng của quốc gia (International Agreement on Port State Measures)nhằm tìm cách chống đánh bắt cá bất hợp pháp để nó đi vào hiệu lực.
|