FAO: Những thách thức đối với ngành nông nghiệp châu Á
Ngày 14/06/2016. VOA News. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy những thách thức đối với ngành nông nghiệp châu Á (FAO Sees Challenges for Asia’s Agriculture). Một quan chức cao cấp của FAO cho biết ngành nông nghiệp châu Á đang phải đối mặt với những thách thức trong sản xuất thực phẩm vì biến đối khí hậu làm thay đổi lối sống ảnh hưởng tỷ lệ dinh dưỡng và béo phì.
Kundhavi Kadiresan-Trợ lý Tổng Giám đốc của FAO đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương, nguyên chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng gần một nửa số dân ở châu Á thiếu dinh dưỡng. Theo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) từ năm 1990 đến 2015 số người thiếu ăn tại các quốc gia đang phát triển giảm gần 50% nhưng dinh dưỡng và đói nghèo vẫn là các vấn đề chính. Kadiresan phát biểu trên VOA: “Mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ to lớn với MDGs nhưng vẫn còn gần 490 triệu người trong khu vực thiếu dinh dưỡng tại châu Á” và cho biết các vấn đề nằm ngoài việc sản xuất thực phẩm đơn giản: “Đó không chỉ là vấn đề đói mà phần lớn là sự thiếu chất dinh dưỡng vì vậy chúng ta sẽ phải xem xét cách tốt nhất để cải thiện vấn đề dinh dưỡng của người dân trong khu vực”. Các giải pháp (Solutions) Các giải pháp nằm trong đa dạng hóa cây trồng để mở rộng chế độ ăn và cung cấp nhận thức và giáo dục tốt hơn, Kadiresan cho biết: “Đó không phải sản xuất nhiều thực phẩm hơn trong nước mà vấn đề là các bạn sản xuất như thế nào và ăn thực phẩm thế nào, đó không phải là trồng thêm lúa gạo mà còn các giống cây trồng khác có nhiều dinh dưỡng cân bằng hơn”. Cô cho biết thêm dinh dưỡng kém không phải được xác định đơn giản đối với các quốc gia nghèo giữa chiều hướng gia tăng bệnh béo phì trong khu vực: “Đó thường là tầng lớp trung cũng có thói quen ăn uống nghèo nàn, sự nhận thức tốt hơn để có chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng”. Báo cáo dinh dưỡng toàn cầu (Global Nutrition Report) 2016 được xuất bản độc lập cho thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến 1 trong 3 người bao gồm xu hướng bệnh béo phì gia tăng, đồng thời cảnh báo tình trạng thiếu dinh dưỡng và chế độ ăn cho đến nay là “các nhân tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu” (by far the biggest risk factors for the global burden of disease) với mỗi quốc gia đang đối mặt “thách thức sức khỏe nghiêm trọng từ thiếu dinh dưỡng” (a serious health challenge from malnutrition). Một nông dân đang làm việc trên một ruộng lúa bậc thang cho mùa lúa mới tại huyện Mù Cang Chải ở phía bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 360 km, ngày 6/6/2016
Thiếu dinh dưỡng và béo phì (Under-nutrition and obesity) Báo cáo cho biết 44% quốc gia đang trải qua “các mức độ nghiêm trọng” (very serious levels) của bệnh thiếu dinh dưỡng và béo phì nhưng tại châu Á, tỷ lệ dân số thiếu dinh dưỡng giảm từ 25% (năm 1991) xuống còn 14% (năm 2015). Các vấn đề chính gặp ở 25% trẻ em dưới 5 tuổi là còi cọc, ốm yếu và béo phì; trong đó 91 triệu trẻ em bị còi cọc và 19,5 triệu bị béo phì. Theo Kadiresan ngoài dinh dưỡng cơ bản và sản xuất thực phẩm, nền nông nghiệp châu Á đang phải đối mặt với những thách thức gây ra do biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, sự cạn kiệt nguồn cá và di cư đến các thành phố làm dân số già ở các vùng nông thôn. Cô nói: “Các dự đoán là biến đổi khí hậu sẽ làm tăng nhiệt độ trong khu vực, nghĩa là nó sẽ có tác động nghiêm trọng đến sản lượng của một số vụ mùa chính vì vậy làm thế nào để chúng ta có những vụ mùa chống lại biến đổi khí hậu, các giống cây có thể được trồng phổ biến cho người nông dân tốt hơn là việc quản lý nước?”. Sự hỗ trợ tốt hơn cho người phụ nữ tại các khu vực nông thôn cũng cần thiết, gần 43% phụ nữ trên toàn cầu tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng chỉ 20% phụ nữ có đất trồng trọt, Kadiresan cho rằng điều quan trọng của nền nông nghiệp châu Á sẽ đảm bảo sản xuất và cạnh tranh nhiều hơn.
|