Cảnh báo sốt rét ngoại lai có thể làm tăng số ca mắc sốt rét một số nơi trên thế giới
Gần đây Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (USCDC) cảnh báo số ca sốt rét ngoại lai từ nước ngoài (Oversea imported malaria case) có thể gia tăng tại một số nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,… là một trong những trở ngại và thách thức trong tiến trìnhloại trừ sốt rét đến năm 2030. Tương tự như vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã ghi nhận khá nhiều bệnh nhân mắc sốt rét từ nhiều quốc gia châu Phi trở về nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, hay số bệnh nhân là các cán bộ quản lý và công nhân lao động, cán bộ phiên dịch đang làm việc hợp đồng ở các tập đoàn kinh tế lớn tại nhiều tỉnh thành của Campuchia và Lào trở về trở về đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk, tỉnh Gia Lai, BV 211 Gia Lai và một số bệnh viện đa khoa huyện dọc theo biên giới hai nước, hoặc một số cơ sở y tế tư nhân khác. Như nhiều nguồn số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới cho biết năm 2011-2012 có nhiều ca bệnh sốt rét tại Attapeu tăng lên ở nhóm nhân công lao động này, thậm chí có nhiều ca bệnh tử vong có liên quan đến sốt rét. Theo PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT TƯ cho biết sốt rét ngoại lai ở Việt Nam từ Angola. Angola nằm trong khu vực có bệnh sốt rét lưu hành khá nghiêm trọng, hàng năm số người mắc sốt rét và tử vong do sốt rét được báo cáo chiếm tỷ lệ cao trên toàn cầu. Những năm gần đây, Angola tái thiết đất nước sau nhiều năm nội chiến đã thu hút một số lượng lao động đông đảo từ các nước, trong đó có Việt Nam. Lao động Việt Nam sang làm việc tại Angola cũng gia tăng trong những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Angola nằm trong khu vực có bệnh sốt rét lưu hành khá nghiêm trọng, hàng năm số người mắc sốt rét và tử vong do sốt rét được báo cáo chiếm tỷ lệ cao trên toàn cầu. Hình 1
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014 Angola có 2.298.979 bệnh nhân sốt rét, 5.714 trường hợp tử vong do sốt rét. Tại đây, muỗi truyền bệnh sốt rét chính là An. Gambiae có đặc điểm phân bố cả thành thị và nông thôn, thời gian hút máu cả ngày và đêm, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum có xuất hiện gen đột biến kháng thuốc gây trở ngại cho việc điều trị và bệnh nhân dễ tiến triển thành ác tính dẫn đến tử vong. Hình 2
Người lao động Việt Nam sang làm việc tại Angola có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sốt rét cao bởi vì họ chưa biết nhiều về tình hình dịch bệnh nơi đây, thiếu hiểu biết về các biện pháp phòng chống sốt rét như ngủ màn, uống thuốc phòng bệnh khi đi vào vùng sốt rét lây truyền, tìm kiếm dịch vụ y tế khi bị bệnh, không đủ kinh phí điều trị (2.000-5.000 USD/ngày điều trị tại cơ sở y tế tư nhân) và chủ quan không biết mình bị bệnh sốt rét. Theo “Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét năm 2015 của Viện Sốt rét KST-CT TƯ” ghi nhận tổng số KSTSR từ Châu Phi về Việt Nam là 210 trường hợp trong đó Nghệ An (129 ký sinh trùng từ Angola) chiếm 61,42% và Hà Tĩnh (61 ký sinh trùng từ Angola) chiếm 29,04%. Theo thống kê, báo cáo tình hình sốt rét 5 tháng đầu năm 2016 của Viện Sốt rét KST-CT TƯ đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt rét tại TP. Hồ Chí Minh do sốt rét ngoại lai từ Angola về. Ký sinh trùng sốt rét Angola chiếm 9,48% (220/2.319) và tập trung tại Nghệ An (141) chiếm 64,09%, Hà Tĩnh (58) chiếm 26,36%. Những bệnh nhân mắc sốt rét ngoại lai sau khi trở về Việt Nam nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đe dọa tính mạng, kinh tế của người bệnh và đặc biệt đây là các ổ bệnh tiềm tàng có thể lây truyền ra cộng đồng, ảnh hưởng đến kết quả của chương trình Quốc gia Phòng chống sốt rét. Ngoài ra, những trường hợp bệnh nhân không đến cơ sở y tế công, những trường hợp mắc, tử vong ngoài nước thì không được hệ thống phòng chống sốt rét ghi nhận và thống kê. Hình 3
Điểm quan trọng nữa, trong bối cảnh kháng thuốc sốt rét do P. falciparum hiên nay tại nhiều quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt tại Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Lào, thì các nhóm dân di biến động (MMPs) và nhân công lao động từ nước ngoài trở về và từ Việt Nam sang các quốc gia đó có thể làm có chủng ký sinh trùng Plasmodium falciaprum đa kháng thuốc lan rộng như đã từng xảy ra tại Đông Nam chấu Á và sang đó sang Ấn Độ và châu Phi, nam Mỹ trước đây với các thuốc chloroquine, mefloquine, quinine, sul/pyr,... Đặc biệt, nhiều ca bệnh do đi qua lại biên giới Campuchia và Lào theo con đường tiểu ngạch nên tránh sự kiểm soát của chính quyền, khi trở về nếu bị sốt họ thường không tiếp cận y tế Nhà nước mà hay đi mua thuốc ở cơ sở y tế tư nhân và phòng mạch bác sỹ tư bằng các liệu pháp điều trị đơn trị liệu với các thuốc vốn đã bị kháng bởi P. falciparum. Các ca bệnh sốt rét có nghề nghiệp thường là thợ chụp ảnh, thợ xây dựng, làm công nhân xây dựng và lắp ráp điện, sửa chữa điện thoại di động, làm gỗ, làm thủy lợi, khai thác khoáng sản, chuyên gia y tế,… Trong 3 tháng đầu năm 2016, Đại sứ quán Việt Nam tại Angola đã ghi nhận 13 trường hợp người Việt Nam tử vong do sốt rét ác tính. Trước tình hình sốt rét diễn biến phức tạp từ châu Phi nói chung, Angola nói riêng, người dân khi đến lao động, du lịch tại khu vực này cần: 1. Ngủ màn, tốt nhất là màn được tẩm thuốc xua diệt muỗi; 2. Sử dụng kem, thuốc xua diệt muỗi; 3. Khi bị sốt, bệnh sốt rét phải đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm, điều trị; 4. Phải uống thuốc sốt rét đủ liều theo hướng dẫn của thầy thuốc Tài liệu tham khảo thêm 1.http://www.nimpe.vn/ Sốt rét ngoại lai từ Angola và những khuyến cáo. 2.Helena H Askling, Fabrice Bruneel, Gerd Burchard, Francesco Castelli et al., (2012). Management of imported malaria in Europe. Malaria journal. 3.Higa F, Tateyama M, Tasato D, Karimata Y, Nakamura H, Miyagi K, Haranaga S, Hirata T, Hokama A, Cash HL, Toma H, Fujita J (2013). Imported malaria cases in Okinawa Prefecture, Japan. Jpn J Infect Dis. 2013;66(1):32-5. 4.Zhongjie Li, Qian Zhang, Canjun Zheng, Sheng Zhou et al., (2016). Epidemiologic features of overseas imported malaria in the People's Republic of China.Malaria Journal 2016, 15:141. 5.WHO-EU. Malaria: Great progress towards elimination, but persistent threat of imported cases and reintroduction
|