Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 5 3 6 2
Số người đang truy cập
5 4 4
 Thư viện điện tử Đề tài NCKH đã nghiệm thu
TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Trường Đại học Tây Nguyên
Kết quả nghiệm thu cơ sở đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp các bệnh giun truyền qua đất” của Trường Đại học tây Nguyên

Ngày 21/2/2006 Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức nghiệm thu cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp các bệnh giun truyền qua đất” với 5 mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất (GTQĐ) tại các điểm nghiên cứu, mức độ thiếu máu ở những đối tượng nhiễm giun móc/mỏ, kiến thức/thái độ/thực hành của người dân trong phòng chống bệnh, một số yếu tố nguy cơ nhiễm GTQĐ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp. Mã số đề tài là B 2002-30-07, cơ quan chủ quản đề tài là Bộ Giáo dục & Đào tạo, cơ quan chủ trì đề tài là Trường Đại học Tây Nguyên, chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Nguyễn Xuân Thao-Hiệu trưởng và tập thể Khoa Y-Trường Đại học Tây Nguyên. Sau thời gian thực hiện 3 năm (2003-2006), đề tài đã hoàn chỉnh cả về tiến độ thực hiện cũng như nội dung báo cáo và được đưa ra bảo vệ ở cấp cơ sở.
Theo Quyết định số 1112/QĐ-KH&HTQT ngày 6/10/2006 về việc Thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học cấp Bộ năm 2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm 7 thành viên do TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn làm Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ đánh giá nghiệm thu đề tài theo đúng quy định hiện hành.
 

 PGS.TS. Nguyễn Xuân Thao-Hiệu trưởng-
Chủ nhiệm đề tài phát biểu ý  kiến


Tham dự buổi báo cáo nghiệm thu có PGS.TS. Nguyễn Xuân Thao-Hiệu trưởng-Chủ nhiệm đề tài các thành viên Hội đồng và một số vị khách mời là cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên khoa có kinh nghiệm.
Sau phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và đọc Quyết định thành lập Hội đồng; Hội đồng nghiệm thư cơ sở đã nghe TS. Phan Văn Trọng-Khoa Y-Dược Trường Đại học Tây Nguyên-Thư ký đề tài thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả đề tài. Đề tài nghiên cứu được đặt ra vào thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết bởi vì các bệnh giun truyền qua đất (đũa, móc, tóc, kim) phổ biến ở cộng đồng và có cường độ nhiễm bệnh rất cao nhất là nhóm tuổi các em đang học tiểu học, do tính chất ký sinh nên tác hại mang tính chất thầm lặng và kéo dài ít được cộng đồng chú ý và các cấp chính quyền quan tâm, nên WHO đánh giá là “Căn bệnh bị lãng quyên”. Việt Nam từ trước đến nay chưa có chương trình phòng chống bệnh giun sán,, năm 2005 mới bắt đầu xây dựng chương trình với tổng kinh phí khoảng 5 tỷ VND tập trung chủ yếu vào việc điều tra cơ bản, đánh giá tình trạng nhiễm giun sán và lên được bản đồ phân bố. Trong 5 năm qua một số tổ chức quốc tế như Hội chữ thập đỏ quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng phát triển Á châu (ADB) về phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã hỗ trợ cho Việt Nam Chương trình tẩy giun cho các em học sinh tiểu học ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả tẩy giun khó khăn do phải triển khai trên diện rộng, tỷ lệ tái nhiễm và cường độ nhiễm lại cao do chưa tác động được ý thức phòng chống bệnh của cộng đồng; việc đưa tài liệu phòng chống các bệnh giun truyền qua đất vào giảng dạy ở một số trường tiểu học mới chỉ mang tính thí điểm. Đak Lak là một trong các tỉnh Tây Nguyên có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, điều kiện kinh tế người dân còn nhiều khó khăn, y tế vệ sinh của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế nhất là tập quán sinh hoạt lạc hậu, chăn nuôi gia súc dưới gầm sàn nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao.
Với thực trạng bệnh giun sán ở cả nước nói chung và Đăk lăk nói riêng, tác giả đặt vấn đề nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và biện pháp can thiệp theo 5 mục tiêu đề ra là hết sức cần thiết để góp phần đề ra các giải pháp nhằm hạn chế tỷ lệ bệnh. Bố cục đề tài nghiên cứu được thiết kế đầy đủ theo đúng quy cách của một đề tài nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu: lựa chọn kỹ thuật soi phân tập trung và phương pháp Wilis, có công thức tính cỡ mẫu riêng biệt cho từng điều tra cắt ngang và điều tra KAP tại cộng đồng Tổng quan nghiên cứu và bàn luận phong phú cho thấy nhóm tác giả đã có sự tham khảo hết sức công phu trước khi thiết kế đề tài. Trong phần đánh giá tác giả đã trình bày kết quả theo các mục tiêu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun cao 53,1%, trong đó nhiễm giun đũa 29%, giun móc/mỏ 49,6%. Kêt quả điều tra KAP cho thấy 23-68% người dân không biết đúng tác hại, nguyên nhân nhiễm bệnh, các biện pháp phòng chống và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm ra một số yếu tố liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun và các yếu tố: uống nước lã, đi chân đất, phóng uế xung quanh nhà, không rữa tay. Đề tài cũng đã chứng minh được hiệu quả của biện pháp điều trị hàng loạt với albendazole 400mg kết hợp với giáo dục sức khỏe. Các kết quả ngiên cứu của tác giả đã phản ảnh được thực trạng nhiễm bệnh GTQD tại và nguy cơ nhiễm bệnh tại cộng đồng phù hợp với nghiên cứu của Viện cũng như nhiều tác giả đã thực hiện ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
  
          Phản biện Hội đồng độc nhận xét   đánh giá đề tài
Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả và đề nghị mục tiêu nghiên cứu nên rút gọn thành hai mục tiêu tương ứng với hai vế của tên đề tài là nguy cơ nhiễm bệnh và các biện pháp can thiệp để có tính logíc hơn. Phương pháp nghiên cứu chọn điểm can thiệp và đối chứng cần đồng bộ các yếu tố ban đầu, nên sử dụng phương pháp Kato-Kazt hỗ trợ cho các kỹ thuật nghiên cứu đã lựa chọn theo khuyến cáo của WHO vì dễ sử dụng cho điều tra cộng đồng, cần lập luận cho việc lựa chọn kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu và điều chỉnh cách tính cỡ mẫu để việc xử lý kết quả được chặt chẽ. Phần trình bày kết quả nghiên cứu cũng nên bám sát vào mục tiêu nghiên cứu và tên đề tài. Nội dung đề tài mới tập trung vào thực trạng nhiễm bệnh và tác hại của bệnh mà chưa làm nổi bật được các yếu tố nguy cơ về đặc điểm nhiễm bệnh (tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm), điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết, sinh cảnh), môi trường nhiễm bệnh (thổ nhưỡng và điều kiện canh tác của đồng bào), điều kiện kinh tế-xã hội (tập quán sinh hoạt, tỷ lệ đói nghèo) và ý thức bảo vệ sức khở của cộng đồng (vệ sinh ăn uống, ý thức phòng bệnh).
     Đề tài được đánh giá là một công trình nghiên cức khoa học có giá trị và có tính ứng dụng cao, nhất là biện pháp can thiệp tẩy giun đi đôi với việc truyền thông giáo dục vệ sịnh môi trường, vệ sinh ăn uống để đảm bảo sự hạ thấp tỷ lệ bệnh một cách bền vững. Kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ góp phần làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh về phân bố các bệnh giun truyền qua đất ở Đak Lak nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, bổ sung các dữ liệu cần thiết để xây dựng một chiến lược phòng chống phù hợp.
Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở nhất trí đánh giá đề tài đạt với số phiếu 7/7 (100%) và đề nghị được nghiệm thu cấp quốc gia sau khi đã bổ sung và sửa chữa theo sự góp ý của Hội đồng.


                                        

Ngày 23/10/2006
TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích