Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến phòng chống bệnh sốt rét của cộng đồng cư dân ở Tây Nguyên (Đak Lak - Gia Lai - Kon Tum).
1. Kinh tế - xã hội và sốt rét: Đaklak, Gia lai, Kon Tum KT – XH phát triển chậm nhất cả nước. Khó khăn cho phát triển kinh tế hộ gia đình là thiếu vốn, ở Kon Tum: 74,7%, Đaklak: 70% và Gia lai: 62,6%, thiếu sức khỏe: 8,5%. Vùng III thiếu vốn: 74,6%, vùng I: 67,8% cao hơn vùng II, thiếu sức khỏe vùng III cao nhất: 11,7%. Cần vốn để phát triển kinh tế cao nhất Kinh: 84,7%, kế đến Bana, Mnông, Hơ lang, Êđê và thiếu sức khỏe cao nhấtlà Mnông. Trình độ học vấn vào loại thấp nhất cả nước, tỷ lệ người mù chữ và cấp I chiếm phần lớn. Đặc biệt vùng III, và nhóm đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn và hiểu biết thấp hơn rất nhiều so với vùng I. Dân nhập cư đến nhiều nhất là Đak Lak, ít nhất là Kon Tum. Đặc biệt là nhóm di cư tự do thường là người dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi phía Bắc, rất nghèo, thường đến định cư khu vực sát rừng, miền núi thuộc vùng sâu – xa, cơ sở hạ tầng rất khó khăn, khó quản lý và quy hoạch giúp họ ổn dịnh đời sống. Hệ thống cơ sở hạ tầng: trường học, y tế cơ sở, điện, nước, đặc biệt thiếu nhiều ở các khu vực nông thôn miền núi vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc. 2. Những tác động của một số y ếu tố KT – XH cơ bản đến bệnh sốt rét: Tỷ lệ BNSR/dân số liên quan thu nhập GDP và bình quân lương thực, Kon Tum nghèo nhất có tỷ lệ sốt rét cao hơn Đak Lak và Gia Lai. Bệnh sốt rét có xu hướng giảm từ vùng III đến I. Tương tự, vùng I tỷ lệ người nhận thức đúng về bệnh sốt rét thường cao hơn vùng II, III. Người Kinh, có tỷ lệ nhận thức đúng về bệnh sốt rét cao hơn ở các nhóm dân tộc khác. Bana ở Gia lai có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất, còn Êđê, Xêđăng, Giẻ triêng thấp hơn.Người có trình độ học vấn càng cao thì nhận thức, thái độ và hành vi đối với bệnh sốt rét càng tăng, do đó nguy cơ mắc bệnh sốt rét của họ càng giảm. Nhóm di cư, đặc biệt là dân di cư tự do thường có tỷ lệ người bị bệnh sốt rét cao hơn nhóm không di cư. Vì họ thường có những nhận thức và hành vi đúng về phòng chống bệnh sốt rét thấp hơn ở nhóm không di cư, nhóm di cư: Tày, Nùng và nhóm người Kinh có tỷ lệ mắc sốt rét cao. Hệ thống y tế thôn bản và hệ thống truyền thanh đại chúng hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền và vận động nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết và hành vi của người dân về phòng, chống bệnh sốt rét. 3. Đánh giá hiệu quả của dự án phòng chống sốt rét VN – EC: Đak Lak và Kon Tum, tỷ lệ người có nhận thức đúng về bệnh sốt rét thường cao hơn ở tỉnh Gia Lai. Cộng đồng hưởng lợi từ dự án PCSR VN – EC, Đak Lak (94,9%), Kon Tum (90,5%) hiệu quả dự án này đã nâng cao nhận thức, hiểu biết và thay đổi hành vi phòng chống bệnh sốt rét ở các cộng đồng, làm giảm tỷ lệ mắc và chết sốt rét ở Đak Lak và Kon Tum
|