Nghiên cứu một số biện pháp khắc phục sốt rét gia tăng do di biến động (đi rừng, ngủ rẫy) ở Bình Tân (Bình Thuận) và Sơn Trạch (Quảng Bình)
Những năm gần đây số mắc sốt rét có xu hướng tăng cao ở một số tỉnh ven biển miền Trung, một trong những nguyên nhân là do các đối tượng đi vào vùn sốt rét. Đây là một vấn đề khó khăn và phức tạp đối với công tác PCSR ở các địa phương. Từ thực tế trên việc nghiên cứu một số biện pháp PCSR cho các nhóm dối tượng này là một yêu cầu cấp bách. Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã Bình Tân (Bình Thuận) và Sơn Trạch (Quảng Bình) nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng mắc sốt rét và PCSR ở các đối tượng đi rừng, ngủ rẫy, đồng thời nghiên cứu một số biện pháp PCSR cho các đối tượng này. Qua một năm nghiên cứu, đề tài đã rút ra một số kết quả sau: - Về thực trạng mắc sốt rét và PCSR: số hộ đi rừng, ngủ rẫy chiếm tỷ lệ cao từ 92% - 100%; nam chiếm 77.5%, nữ chiếm 22.5%, lứa tuổi chủ yếu là từ 15 – 30 tuổi chiếm 26.8%; có 77.4% người bị sốt rét do các vùng sốt rét. Khi vào vùng sốt rét có 57.1% mang màn; 32.1% mang theo thuốc sốt rét và có 16.7% uống thuốc dự phòng trước khi đi - Về thử nghiệm một số biện pháp can thiệp: + Biện pháp uống thuốc dự phòng bằng fansidar (Sơn Trạch – QB) và mefloquine (Bình Tân – BT) đều làm giảm tỷ lệ KSTSR (P<0,05) + Biện pháp phát thuốc tự điều trị (Art + mefloquine) ở cả 2 điểm cũng làm giảm tỷ lệ KSTSR (P<0,05). + Với các biện pháp can thiệp ở cả 2 điểm đã làm giảm tỷ lệ KSTSR ở cộng đồng (P<0,05)
|