Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 7 0 5 9
Số người đang truy cập
5 5 2
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán năm Mậu Tuất 2018

Yêu cầu 'siết' và xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Càng về cuối năm, nhu cầu về thực phẩm của người dân tăng lên cũng là lúc các đối tượng vì ham lời mà sẵn sàng buôn bán, vận chuyển, sử dụng thực phẩm bẩn. Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng ở nhiều địa phương đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thậm chí nhiều sản phẩm đã bốc mùi hôi thối đang được vận chuyển đi tiêu thụ. Trước thực trạng này, Ban Chỉ đạo Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đã có chỉ thị yêu cầu ban chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm ATTP dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018.

Trà sữa trân châu đến nội tạng động vật, xúc xích đều không có nguồn gốc

Mới đây nhất, tối 26/12, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, đơn vị này đang tạm giữ 4 tấn phụ gia gồm trà sữa, trân châu, siro... không rõ nguồn gốc, trị giá khoảng 600 - 700 triệu đồng đang chuẩn bị được lưu chuyển vào Đà Nẵng. Các sản phẩm này hầu hết không có bao bì, nhãn phụ, một số sản phẩm có bao bì in chữ tượng hình. Các loại nước hoa quả được đựng trong các chai nhựa “cởi trần”, không có bất cứ dấu hiệu nhận dạng nào, không có hạn sử dụng cũng như nơi sản xuất. Khi được cơ quan chức năng yêu cầu, chủ hàng là anh Nguyễn Văn Toan (trú tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của lô hàng.


Hình 1. Tăng cường kiểm tra thực phẩm trong dịp Tết.

Trước đó, tại Km 508 đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận xã Thạch Lâm, Thạch Thành, qua kiểm tra xe ôtô tải BKS 29H-05831 vi phạm Luật An toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện trên xe có nhiều bì tải chứa nội tạng trâu bò với tổng trọng lượng 670kg. Toàn bộ số hàng nói trên đã biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được giấy tờ hợp lệ. Đồng thời khai nhận mua số nội tạng trên tại huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội mang về Thanh Hóa tiêu thụ.

Tại Hà Nam, qua kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh ở xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, cơ quan chức năng phát hiện trong các kho lạnh và tủ bảo ôn có 12,5kg xúc xích Vealz quá hạn sử dụng; 62,5kg chân, cánh, đùi gà và 133kg nem thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại một cơ sở kinh doanh thực phẩm khác ở TP. Phủ Lý, Phòng Cảnh sát môi trường cũng đã phát hiện 130kg thực phẩm đông lạnh gồm phô mai que; mực một nắng; chả ram; thịt xông khói; tôm đã sơ chế quá thời hạn sử dụng, đang trong giai đoạn phân hủy. Quá trình làm việc, đại diện các công ty không xuất trình được các giấy tờ, thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh thực phẩm.

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm về ATTP

Trước thực trạng này, mới đây, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành TW về VSATTP đã ký Chỉ thị số 09/CT- BCĐTWVSATTP về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018. Theo chỉ thị này, Ban Chỉ đạo liên ngành TW về VSATTP chỉ thị Ban Chỉ đạo liên ngành các tỉnh, thành phố về VSATTP đẩy mạnh hoạt động truyền thông đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm, tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện ATTP đối với cơ sở, trang thiết bị, vệ sinh cá nhân người sản xuất, chế biến thực phẩm; quy định nguồn gốc, bảo đảm ATTP đối với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm; vệ sinh ăn uống; lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn; phòng, chống ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, lạm dụng rượu


Hình 2

Ban Chỉ đạo TW cũng yêu cầu các địa phương tăng cường thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP. Tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm như: các chợ, trung tâm thương mại đầu mối; cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt, rau củ quả tươi sống, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, phụ gia thực phẩm; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tập trung trên địa bàn. Kết hợp lấy mẫu thực phẩm, ưu tiên xét nghiệm sớm các chỉ tiêu về ATTP. Phát hiện sớm các hành vi vi phạm về ATTP, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm về ATTP theo đúng quy định. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cửa khẩu, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu thực phẩm qua biên giới.

Theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo TW, các địa phương công khai các cơ sở vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm để cảnh báo cho cộng đồng, đồng thời biểu dương và công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành tốt các quy định về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Siết chặt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết

Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong dịp Tết cũng như trong thời điểm cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các đơn vị cơ sở cần siết chặt hơn công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là Chỉ thị của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng nay (9/12), tại Hà Nội.

Theo Chỉ thị 4313/CT-BNN-QLCL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra. Cụ thể, các lực lượng chức năng chú trọng kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng trong dịp Tết và có nguy cơ cao như chợ đầu mối, chợ bán buôn các mặt hàng nông sản thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong các dịp Tết, như: Thịt, thủy hải sản, trái cây, rau, củ, quả...

“Các đơn vị cơ sở phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường rà soát và kiểm soát chặt chẽ, quyết không nhân nhượng, không chùn tay và không nương nhẹ để không ảnh hưởng đến đời sống của hàng nghìn người dân,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị cơ sở tiếp tục đôn đốc, kiểm tra một số địa phương triển khai thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên cả nước. “Mặt khác, các cán bộ thường xuyên theo dõi, xử lý các lô hàng nông, lâm và thủy sản Việt Nam bị cảnh báo tại các thị trường như Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc đồng thời tổ chức làm việc với các Đoàn thanh tra của Liên bang Nga và Ukraine về hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm và thanh tra một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ.

Đối với các tỉnh biên giới và khu vực lân cận với các tỉnh biên giới, các đơn vị cần chú trọng kiểm soát, xử lý các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, trong tháng 11/2013, chương trình giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y và hoá chất, trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh phía Bắc cho thấy, 4/54 mẫu thịt gà phát hiện Campylobacter spp, 2/40 mẫu và 4/40 mẫu dương tính lần đầu với Chloramphenicol và Furazolidon (2 loại chất cấm); 4 mẫu phát hiện tetracyline vượt giới hạn cho phép.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, từ ngày 30/10/2013-5/12/2013, Việt Nam nhập khẩu hơn 90 loại mặt hàng với tổng trọng lượng hơn 689 nghìn tấn hàng hoá có nguồn gốc thực vật. Kết quả kiểm tra 96 mẫu rau, quả cho thấy: 8 mẫu phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng quy định cho phép,; bao gồm 1 mẫu củ cải trắng, 5 mẫu quýt, 2 mẫu cà rốt.

Nguy hại từ bàn tay bẩn

Bàn tay tiếp xúc nhiều nhất với các vật dụng hàng ngày. Có đến 40.000 vi khuẩn trên 1cm2 da mà chúng ta không nhìn thấy được. Con số này còn cao hơn nhiều ở bàn tay, đặc biệt là ở lòng bàn tay, kẽ tay, móng tay... Vi khuẩn có thể sống ở bàn tay ít nhất là 3 giờ liền. Từ tay, vi khuẩn sẽ vào cơ thể và gây bệnh. Một trong những con đường phổ biến nhất để vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác là thông qua bàn tay của bạn. Nếu bạn chạm tay vào một bề mặt có vi khuẩn hoặc virut và sau đó bạn bắt tay với ai đó, bạn đã làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh cho người khác.

Nếu bạn chạm tay vào miệng hoặc mũi của chính mình, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Cũng tương tự như vậy, với việc không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, bạn có thể làm lây lan bất kỳ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng nào, hoặc có sẵn trong hệ thống nhà vệ sinh của bạn, hoặc do người khác sử dụng và để lại trong nhà vệ sinh. Dưới đây là các bệnh dễ mắc phải nếu bạn không rửa tay sau khi vệ sinh


Hình 3

(i) Bệnh do Coxsackie/ Bệnh tay-chân-miệng: Virut Coxsackie gây ra bệnh tay-chân-miệng. Loại virut này gây ra các vết tổn thương trên bàn tay và bàn chân, cũng như trong miệng. Nguyên nhân do ăn thức ăn hoặc uống nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân. Do tác nhân gây bệnh là virut, nên thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị đặc hiệu. Rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ làm giảm cơ hội nhiễm phải virut Coxsackie.

(ii) Bệnh viêm gan A: Không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan A. Bệnh viêm gan A lan rộng do không rửa tay và sau đó dùng tay xử lý thực phẩm. Triệu chứng thường không xuất hiện cho đến 3-4 tuần sau khi phơi nhiễm. Triệu chứng bao gồm nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, buồn nôn, da vàng và nôn.

(iii) Nhiễm vi khuẩn Shigella: Bệnh nhiễm khuẩn Shigella thường lan rộng do thiếu hoặc rửa tay không đủ sau khi sử dụng phòng vệ sinh, nhiễm Shigella gây ra bệnh lỵ trực trùng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau bụng, phân lỏng và sốt. Nếu nhiễm Shigella trở nên tồi tệ hơn, có thể có máu, chất nhầy và mủ trong phân. Cần phải điều trị kháng sinh để đảm bảo rằng căn bệnh đã hoàn toàn triệt căn.


Hình 4

(iv) Nhiễm ký sinh trùng Giardia spp: Khi bạn không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, bạn có nguy cơ mắc bệnh Giardia. Bệnh này do ký sinh trùng gây ra và có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Do bệnh được lan truyền qua tiếp xúc bàn tay hoặc nước bị nhiễm bệnh, nên có thể dễ dàng truyền từ người này sang người khác. Kiểm tra phân là cách chắc chắn nhất để biết bạn có bị bệnh Giardia hay không. Cần được điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng đặc hiệu.

(v) Ngộ độc thực phẩm: Bệnh do thực phẩm thường được lan truyền do rửa tay không đủ và sau đó dùng tay bẩn để xử lý thực phẩm. Trong khi ngộ độc thực phẩm có thể là do thực phẩm hư hỏng hoặc nấu chưa chín, nhưng cũng có thể do thực phẩm nhiễm bẩn phân từ tay bẩn. Các triệu chứng thông thường bao gồm: đau bụng chuột rút, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ớn lạnh, đổ mồ hôi, đầy bụng và nhức đầu. Điều quan trọng là phải bù đủ nước điện giải và uống nhiều chất lỏng.

(vi) Bệnh do Rhinovirus: Rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cảm lạnh, cúm và viêm hô hấp trên. Nếu bạn chạm vào một bề mặt mà ai đó đã hắt hơi hoặc bắt tay với một người ho vào lòng bàn tay của họ, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm Rhinovirus cao. Và tương tự như vậy, nếu bạn không rửa tay sau khi nhảy mũi hoặc ho và bắt tay người khác, bạn có thể truyền virut cho họ.

(vii) Viêm kết mạc/ đau mắt đỏ: Không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ, là bệnh nhiễm trùng mắt rất dễ lây lan. Đau mắt đỏ cũng được gọi là bệnh viêm kết mạc, các triệu chứng bao gồm mắt đau và đỏ, mắt ngứa và tiết dịch xung quanh vùng mắt. Bạn cần đến bác sĩ để được điều trị. Nếu bạn bị đau mắt đỏ, nên tránh sờ vào vùng mắt và hãy rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi thoa thuốc vào vùng mắt. Đừng bao giờ dùng chung khăn tắm hoặc khăn tay và ném bỏ khăn giấy sau mỗi lần sử dụng. Hãy thay khăn tắm hằng ngày; khử trùng tất cả các bề mặt, chẳng hạn như mặt trên của bồn rửa vệ sinh và tay nắm cửa. Đồng thời, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người khác cho đến khi bạn không còn nguy cơ lây nhiễm.


Hình 5

(viii) Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn: Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, còn được gọi là bệnh “mono” hoặc “bệnh của những nụ hôn”, bệnh lan truyền qua nước tiểu và nước bọt bị nhiễm virut Epstein-Barr. Khi bạn không rửa tay sau khi sử dụng phòng vệ sinh, bạn sẽ tăng cơ hội bị bệnh này. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sốt, sưng hạch cổ và phát ban. Do virut không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh nên biện pháp tốt nhất là điều trị các triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm thông thường: nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol.

(viii) Kháng kháng sinh: Do thiếu hoặc rửa tay không đủ sau khi sử dụng phòng vệ sinh, làm cho sự lây lan của một số bệnh gia tăng. Tình trạng này đòi hỏi sử dụng kháng sinh nhiều hơn và đã tạo ra chủng vi khuẩn kháng thuốc. Hậu quả làm cho việc điều trị một số bệnh nhiễm trùng khó khăn hơn. Nếu có nhiều người thực hiện rửa tay thường xuyên, cơ hội lây lan những bệnh nêu trên sẽ giảm đáng kể.


Hình 6

Theo nghiên cứu, nếu mọi người rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, hơn 30% trường hợp mắc bệnh tiêu chảy sẽ được loại bỏ. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (US.CDC): Việc rửa tay sẽ giúp rửa sạch các vi khuẩn có hại trên tay, giúp phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và người xung quanh. Mất 20 giây là thời gian vừa đủ để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, cũng không nên nhất thiết phải rửa tay lâu hơn.

Quỳ Hợp (Nghệ An): Bắt giữ 8 xe tải chở nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc

Ngày 30/1, tổ công tác công an huyện Quỳ Hợp phát hiện, bắt giữ 8 xe ô tô tải vận chuyển nhiều loại hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vào địa bàn để tiêu thụ.


8 xe tải bị bắt giữ do vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc vào Quỳ Hợp tiêu thụ

Ngày 30/1, tại Quốc lộ 48A, đoạn qua xóm Đoàn Kết, xã Nghĩa Xuân và xóm Minh Xuân, xã Minh Hợp, Công an huyện Quỳ Hợp đã phát hiện, tạm giữ 8 xe tải có nhiều loại hàng hóa, thực phẩm như: gà, vịt, trứng, rau củ quả tươi, hoa quả, xoong nồi, chăn gối, đệm, bàn ghế, bia rượu, nước giải khát… không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, có biểu hiện vi phạm trên các lĩnh vực về thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm, thú y, thuế...

Các tài xế khai nhận, số hàng trên được các chủ hàng thuê vận chuyển từ Quỳnh Lưu, Diễn Châu và thị xã Thái Hòa lên Quỳ Hợp tiêu thụ. Hiện Công an huyện Quỳ Hợp đã bàn giao toàn bộ số hàng trên cho Đoàn liên ngành của huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra ATTP Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội xuân 2018 tại Huế và Đà Nẵng

Thực hiện kế hoạch số 1411/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 25/12/2017 của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương vệ sinh an toàn thực phẩm về kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018.

Từ ngày 23/01/2018, Đoàn kiểm tra liên ngành số 01 của Bộ Y tế do Ths. Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm làm Trưởng đoàn phối hợp với Cục Quản lý thị trường và Viện Pasteur Nha Trang đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.


Đoàn làm việc với BCĐLNVSATTP  quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng

Tại buổi làm việc Ths Đỗ Hữu Tuấn, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương ghi nhận và đánh giá cao những hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng đã triển khai trong thời gian qua. Đặc biệt, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018 tại 02 tỉnh, thành phố nêu trên đã được xây dựng kế hoạch và triển khai theo đúng hướng dẫn của Trung ương, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để đẩy mạnh công tác truyền thông đặc biệt tuyên truyền sâu và mạnh Điều 317 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực từ 01/01/2018. 


Hình 11

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương đã làm việc với Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) và Ủy ban nhân dân quận Hải Châu (Tp Đà Nẵng), căn cứ Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm; thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo đúng hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, thành phố; đồng thời đã tích cực chỉ đạo các ban ngành và chính quyền địa phương vào cuộc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân năm 2018 trên địa bàn.

Đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đối với các nội dung của Đoàn đã nhắc nhở đề nghị các cơ sở khắc phục và giao Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng phối hợp liên ngành kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; yêu cầu Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng tiếp tục triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2018, đôn đốc các huyện (thành phố) và các xã (phường) của tỉnh và thành phố triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Trung ương và kế hoạch của tỉnh, thành phố, báo cáo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm về thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

11 khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo An toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội Xuân 2018, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ triển khai công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Mậu Tuất và mùa Lễ Hội Xuân năm 2018.


Tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội Xuân 2018 – Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai những Khẩu hiệu tuyên truyền như sau:

1.1.Bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp

2.Vì sức khỏe và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn

3.Để bảo vệ sức khỏe của bạn Hãy lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm an toàn

4.Lãnh đạo chính quyền các cấp, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hãy nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

5.Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm

6.Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

7.Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội là trách nhiệm của chính quyền các cấp

8.Hiểu và thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm là trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng

9.Không lạm dụng rượu, bia để Tết Mậu Tuất an toàn, vui vẻ

10.Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng

11.11.Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm non chưa xòe mũ và nấm đã bị dập nát, ôi thiu

Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra công tác bảo đảm ATTP trước Tết Nguyên đán

Sáng 18/01/2018, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng đoàn đã thực hiện đợt kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán tại mội số cơ sở sản xuất. Cùng tham gia đoàn công tác có đại diện Lãnh đạo các lực lượng chức năng, Vụ/Cục/Văn phòng Bộ/Viện liên quan của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội. Sau đây là một số hình ảnh của đoàn đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán.


Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng đoàn kiểm tra tại cơ sở Havico phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội


Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng đoàn kiểm tra tại công ty Belcholat JSC, KCN Nam Thăng Long, Hà Nội


Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng đoàn kiểm tra tại công ty Belcholat JSC, KCN Nam Thăng Long, Hà Nội

8. Sẽ có 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018. Theo đó, sẽ thành lập 6 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố.

Ngày 25/12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và lễ hội Xuân 2018.Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018.

Theo đó, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thành lập 6 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố (Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cà Mau, Kiên Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng) từ ngày 20/1/2018 đến 5/2/2018. Địa phương tiến hành thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các cấp, từ cấp tỉnh đến quận/huyện, xã/phường chủ động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau tết và lễ hội tùy theo đặc thù, điều kiện của từng địa phương từ ngày 1/1/2018 đến 2/4/2018. Đối tượng thanh tra, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Mậu Tuất và các lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, phụ gia thực phẩm và các cơ sở dịch vụ ăn uống.


Hình 16

Trong đó, các đoàn của Trung ương và tuyến tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện thanh tra, kiểm tra. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra, kiểm tra của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân năm 2018 tại địa phương, việc triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra.

Trong quá trình thanh tra, xử lý các vi phạm, khi cần thiết, các đoàn của tuyến trên chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan chức năng của địa phương (UBND hoặc thanh tra chuyên ngành về y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương) nơi có cơ sở được thanh tra, kiểm tra để xử lý theo quy định.

Xiết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018

Từ đầu năm đến nay cả nước đã thành lập hơn 23.000 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra hơn 625.000 cơ sở, trong đó phát hiện khoảng 20% cơ sở vi phạm.

Kết quả giám sát năm 2017 cho thấy đã có sự chuyển biến đáng kể về điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở và chỉ số ATTP các nhóm sản phẩm chủ lực. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 97,33%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra đạt yêu cầu đã tăng lên 93,16%. Đặc biệt không phát hiện mẫu vi phạm chất cấm Salbutamol trong 8.090 mẫu nước tiểu, 1.052 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ; tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm về chỉ tiêu kháng sinh chỉ còn 0,63% (năm 2016 là 1,76); tỷ lệ mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh đã giảm còn 0,89% (năm 2016 là 1,07%); tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giảm xuống 0,6% (năm 2016 là 2,05%).


Hình 17

Về ATTP, theo Bộ NNPTNT, đã thanh tra theo kế hoạch và đột xuất 2.506 cơ sở, phát hiện 373 cơ sở vi phạm về chất lượng, ATTP và xử phạt 107 cơ sở. Các tỉnh/thành phố đã kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất 17.269 cơ sở, phát hiện và xử phạt 3.155 cơ sở vi phạm về chất lượng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm về lĩnh vực ATTP lên tới gần 80 tỷ đồng. Về giảm thiểu tồn dư trong các sản phẩm nông lâm thủy sản, theo kết quả giám sát đã đạt được chỉ tiêu đề ra. Chỉ duy nhất chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh trong các loại thịt vẫn còn 30%. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kháng sinh chất cấm trong chăn nuôi, sử dung phụ gia thực phẩm chưa được xử lý dứt điểm, chuyển biến chậm.

Tình hình buôn lậu thực phẩm qua biên giới vẫn chưa được kiểm soát, việc làm giả giấy tờ trong lĩnh vực thực phẩm đang diễn ra tinh vi. Tình hình ngộ độ thực phẩm tại các bếp ăn trường học, khu công nghiệp vẫn có xu hướng tăng và khó kiểm soát. Hàng ngàn vụ việc được phát hiện, lực lượng cảnh sát môi trường đã chuyển hồ sơ nhiều vụ sang cơ quan điều tra và thực tế đã tiến hành xử lý hình sự 6 vụ việc, khởi tố 5 bị can về vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), đảm bảo vệ sinh ATTP là nhiệm vụ quan trọng của ngành NNPNT, đảm bảo 2 mục tiêu kép là sản xuất nông sản an toàn trong nước và phục vụ xuất khẩu. Trong 2 năm liền, 2016 -2017, Bộ NNPTNT đã thực hiện đợt cao điểm về vệ sinh ATTP, mục tiêu là giảm thiểu tồn dư vi sinh, ô nhiễm hóa chất trong các sản phẩm nông lâm thủy sản, phát triển chuỗi nông sản an toàn và tăng xuất khẩu. Các mẫu tồn dư năm 2017 có giảm so với năm 2016 nhưng theo đánh giá vẫn ở mức cao so với khu vực và các nước tiên tiến. Tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vẫn cao. Năm 2018, Bộ NNPTNT vẫn tiếp tục xác định là năm hành động về vệ sinh ATTP, tiếp tục triển khai 4 nội dung trọng tâm chính.


Hình 18

Đáng chú ý là hoàn thiện về mặt thể chế. Nội dung này đã tiến hành trong năm 2017 và có những thành tích đáng kể, đồng thời sẽ tiếp tục trong năm 2018, nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở, cá nhân tổ chức sản xuất nông sản an toàn. Tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Năm 2018, Bộ NNPTN đang trình Chính phủ xem xét ban hành 2 nghị định quan trọng là Nghị định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và Nghị định về phát triển HTX. Các nghị định này sẽ là cơ sở  cho người dân và doanh nghiệp có hành lang pháp lý để sản xuất ra các sản phẩm an toàn.

Đồng thời tăng cường giám sát kiểm tra để xử lý vi phạm. Tăng cường thanh tra và kiểm tra, nhân rộng chuỗi kinh doanh thực phẩm an toàn trên phạm vi rộng. Dịp Tết Nguyên đán, với việc nhiều chủng loại thực phẩm sẽ tăng mạnh, bao gồm cả sản phẩm nội địa và xuất khẩu, Bộ NNPTNT sẽ tăng cường 2 nhiệm vụ trọng tâm đó là: Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm và tăng cường thông tin truyền thông. Với việc thông tin truyền thông, Bộ sẽ chỉ đạo ngành dọc, đẩy mạnh tuyên truyền vận động người sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản tuân thủ quy định về vệ sinh ATTP, không vì nhu cầu gia tăng ngày Tết mà sử dụng nguyên liệu không đảm bảo. Đẩy mạnh thông tin truyền thông để giới thiệu quảng bá sản phẩm, cơ sở sản xuất an toàn. Tăng cường thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm an toàn.

Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra với những cơ sở sản xuất tiêu dùng sản phẩm nhiều trong ngày tết như giò, chả, nem, thủy sản chế biến.

Thu giữ hàng thực phẩm nhập lậu kém chất lượng trước dịp Tết Mậu Tuất

Nhiều mặt hàng thực phẩm nhập lậu kém chất lượng, không có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định đã bị thu giữ tại địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Tết Mậu Tuất đang đến gần, các đối tượng buôn lậu cũng tìm cách để đưa các mặt hàng thực phẩm vào Việt Nam tiêu thụ. 

Kho hàng của Đội quản lý thị trường số 2 thuộc địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang là một trong những nơi lưu giữ nhiều mặt hàng là thực phẩm nhập lậu kém chất lượng bị thu giữ trong thời gian qua. Sản phẩm có nhiều loại như rượu, bia, xì dầu, củ cải, đậu hũ, lương khô. Trong quá trình kiểm tra, các cán bộ của Đội quản lý thị trường không tìm thấy bất kỳ nhãn phụ nào có chữ tiếng Việt.

Trong khi đây là quy định bắt buộc với các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. 

Hà Nội: Test nhanh thực phẩm phục vụ Tết trên diện rộng


Lấy mẫu để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm tại siêu thị MM Mega Market

Bất kể cơ sở nào, dù đã có đủ các giấy tờ cần thiết, đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm của Hà Nội vẫn lấy mẫu kiểm nghiệm mức độ an toàn.

Dịp Tết, nhu cầu mua sắm nông sản, thực phẩm, đồ uống… tăng cao, nguy cơ ngộ độc cũng gia tăng nếu công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm không được giám sát chặt chẽ. Những ngày này, đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm của Hà Nội đang tiến hành thanh kiểm tra tại các quận, huyện; tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán như: bánh mứt kẹo, rượu bia, rau củ quả đặc sản. thịt…cùng các cơ sở kinh doanh ăn uống.


Bia rượu là một trong những mặt hàng được chú trọng thanh kiểm tra

Đáng chú ý, tại tất cả các điểm kiểm tra, đoàn đều tiến hành lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm các chỉ tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm. Kể cả với các đơn vị xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, việc lấy mẫu kiểm tra xác suất an toàn vẫn được tiến hành. Với xe kiểm nghiệm lưu động đi theo, các mẫu thực phẩm sẽ được test nhanh tại chỗ để sớm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm ban đầu. Theo báo cáo mới đây, năm qua, tình hình vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp. Thành phố đã thành lập 700 đoàn kiểm tra; qua kiểm tra 6.000 cơ sở phát hiện 1.200 cơ sở vi phạm và đã xử phạt hơn 3 tỷ đồng.

TP. Hồ Chí Minh tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết 2018

Đợt kiểm tra tập trung vào nhóm các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao, được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết và lễ hội. Thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, cũng là lúc hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc tìm cách trà trộn thâm nhập thị trường. Tại TP Hồ Chí Minh, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội Xuân 2018 đang được các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện một cách khẩn trương.

Mới đây, Đội quản lý An toàn thực phẩm liên Quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi thuộc Ban Quản lý ATTP TP Hồ Chí Minh (còn gọi là Đội 4), đã tháo niêm phong, mở 2 container chứa lượng lớn sản phẩm tai, da heo và gà phi lê tại bãi giữ ô tô Trần Phương, ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương, lực lượng quản lý thị trường.


Nhiều cơ sơ chế biến thực phẩm mất vệ sinh tại TP Hồ Chí Minh

Lực lượng chức năng đã kiểm đếm, lập biên bản và đưa hơn 25 tấn hàng về kho lạnh ở quận Thủ Đức bảo quản, chờ xử lý. Cơ quan chức năng cũng lấy các mẫu mang đi kiểm nghiệm.

Đây là một trong những vụ việc được phát hiện và xử lý của Ban Quản lý ATTP tại TP Hồ Chí Minh trong đợt cao điểm đảm bảo an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán 2018. Hiện Ban quản lý ATTP đã thành lập 12 đoàn kiểm tra chuyên ngành ATTP để thực hiện công tác này. Đợt kiểm tra kéo dài từ nay đến hết tháng 3/2018, tập trung vào nhóm các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao, được tiêu dùng nhiều trong dịp tết và lễ hội như bánh, kẹo, mứt, rượu, bia, nước giải khát, thịt, thủy, hải sản, trứng, các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa, thủy hải sản và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong đó, 12 đoàn kiểm tra sẽ tập trung vào những nơi cung cấp thực phẩm với quy mô lớn, các cơ sở nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh cho biết, Ban quán triệt tinh thần kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, đúng quy trình và thủ tục theo luật định, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nếu có nhưng cũng không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ sở được kiểm tra. “Đơn vị không chỉ tập trung riêng công tác thanh tra mà còn gắn với các hoạt động về kiểm tra an toàn thực phẩm. Những khi xảy ra ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa… được cấp báo theo đúng quy chế, đội quản lý an toàn thực phẩm là đơn vị có mặt đầu tiên để phối hợp với y tế địa phương cùng xử lý, sau đó đến phòng quản lý ngộ độc, ban an toàn thực phẩm”, bà Lan cho hay.

Ngoài hoạt động tích cực của Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố, tại 24 quận huyện, các đơn vị chức năng khác cũng đồng thời triển khai nhiều hoạt động đảm bảo công tác an toàn thực phẩm. Đặc biệt, theo phân công nhiệm vụ thì đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vừa và nhỏ sẽ do các quận huyện, phường xã thực hiện kiểm tra. Tại Quận 9, TP HCM, hiện UBND quận đã có công văn yêu cầu phòng y tế quận tổ chức Đoàn Kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm để kiểm tra các cơ sở thực phẩm thuộc ngành y tế quản lý và yêu cầu kiểm tra phải đạt trên 90% danh sách kiểm tra.


Hình 20

Bác sĩ Lê Văn Sanh, Trưởng khoa ATTP, Trung tâm Y tế Dự phòng quận 9 - đơn vị làm công tác chuyên môn về kiểm tra lấy mẫu để cảnh báo cho người dân về các vấn đề, thực trạng thực phẩm hiện nay cho biết, căn cứ theo kế hoạch, trung tâm xuống phường xã, các trạm y tế phối hợp với các đoàn liên ngành đi kiểm tra những tụ điểm kinh doanh buôn bán thực phẩm trong dịp Tết, có thể lấy mẫu ngẫu nhiên để đi xét nghiệm…

Qua kiểm tra thực tế cho thấy nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP HCM còn rất lớn. Vì vậy, các ngành chức năng mong muốn người dân ủng hộ thực phẩm sạch, mua hàng ở nơi có uy tín, không mua hàng trôi nổi, giá rẻ bất thường nhằm giữ gìn sức khỏe, đón Tết vui xuân an toàn./.

Ban chỉ đạo TƯ về ATTP yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm Tết

Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm vừa ra chỉ thị yêu cầu các ban ngành trung ương, các địa phương  tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Mậu Tuất 2018.


Hình 21

Sáng 30/12, UBND TP Đà Nẵng đã chính thức công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP. Đà Nẵng. Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm vừa ra chỉ thị yêu cầu các ban ngành trung ương, các địa phương  tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, cụ thể như sau:

Yêu cầu Ban chỉ đạo liên ngành các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm Xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm, tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở, trang thiết bị, vệ sinh cá nhân người sản xuất, chế biến thực phẩm; quy định nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm; vệ sinh ăn uống; lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn; phòng, chống ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, lạm dụng rượu.
 

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm như: Các chợ, trung tâm thương mại đầu mối; cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt, rau củ quả tươi sống, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, phụ gia thực phẩm;các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tập trung trên địa bàn. Kết hợp lấy mẫu thực phẩm, ưu tiên xét nghiệm sớm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Phát hiện sớm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cửa khẩu, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu thực phẩm qua biên giới.


Hình 22

Đồng thời công khai các cơ sở vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm để cảnh báo cho cộng đồng, đồng thời biểu dương và công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất, đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn để chủ động cấp cứu và điều trị, điều tra, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ trong những ngày nghỉ trong dịp Tết và Lễ hội. Sau khi kết thúc Tết và Lễ hội, các Ban chỉ đạo liên ngành các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm báo cáo kết quả triển khai về Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2018, ngành nông nghiệp phấn đấu đưa tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99%, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản đạt 97%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản và nông sản xếp loại C được nâng hạng A/B đạt 60%. Tỷ lệ mẫu thủy sản được giám sát đạt yêu cầu về tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất cấm đạt 98%; tỷ lệ mẫu sản phẩm động vật chế biến được giám sát đạt yêu cầu về phụ gia, chất cấm đạt 83%...

Ðể đạt được mục tiêu nêu trên, thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm dần ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ðồng thời, tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đẩy mạnh phát triển sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tương đương.

Truyền thông 10 nguyên tắc vệ sinh ATTP

Để bảo vệ sức khỏe được tốt, thì 10 nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp chúng ta phòng tránh được ngộ độc thực phẩm trong ăn uống hàng ngày.

1.Chọn thực phẩm an toàn, xanh tươi, rau quả ăn sống phải được ngâm rử bằng nước sạch, quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh nếu để tan đá rồi làm đông đá lại là kém an toàn;

2.Nấu chín kỹ thức ăn hoàn toàn và phải  đảm bảo nhiệt độ trên 70ºC;

3.Hãy ăn ngay khi vừa nấu ăn xong, thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm;

4.Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng cần phải có độ nóng trên 60ºC, hoặc lạnh dưới 10ºC  Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại;

5.Các thức ăn chín dùng lại trong 5 tiếng , cần phải đun kỹ;

6.Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với  thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (dao, thớt);

7.Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, nếu bàn tay bị vết thương , hãy băng kỹ vết thương lại trước khi chế biến;

8.Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nên bất kỳ mặt nào của dụng cụ dùng để chế  biến cũng phải được sạch sẽ, khăn lau bát đĩa cần phải được luộc vối nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại;

9.Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác , giữ thực phẩm ở nhiệt độ 75ºC  trong hộp kín, lồng bàn, tủ chén, đó là cách bảo vệ tốt nhất khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phãi được giặt sạch sẽ lại trước khi sử dụng;

10.Sử dụng nguồn nước an toàn, không màu, không mùi, không vị lạ, và không mầm bệnh, hãy đun nước sôi, khi làm đá uồng, đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

 

Ngày 02/02/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp từ các nguồn tin)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích