|
Cán bộ trạm y tế xã đến nhà người dân để tuyên truyền phòng chống sốt rét (Nguồn:http://huonghoa.quangtri.gov.vn/) |
Giải pháp hướng tới lộ trình loại trừ sốt rét tại Hướng Hóa
Bức tranh sốt rét Nhờ có sự đầu tư to lớn từ các nguồn lực trong và ngoài nước trong một thời gian dài nên trong thời gian qua nên công tác phòng chống sốt rét tại Quảng Trị nói chung và Hướng Hóa nói riêng đã giảm mạnh thông qua việc triển khai trên diện rộng các can thiệp cốt lõi như tẩm màn bằng hóa chất, cung cấp màn tồn lưu lâu dài, võng màn tẩm hóa chất; phun tồn lưu trong nhà tại các vùng sốt rét lưu hành; cùng với đó là cung cấp đầy đủ các ACTs hiệu lực cao, test chẩn đoán nhanh giúp phát hiện và điều trị sớm các đối tượng có nguy cơ nhiễm sốt rét; triển khai công tác giám sát đều khắp tại các tuyến thông qua mạng lưới chuyên khoa sốt rét từ tỉnh đến tận thôn bản, thực hiện lồng ghép giám sát ca bệnh và truyền thông tại hộ gia đình hàng tuần. Tuy nhiên, Hướng Hóa vẫn là vùng sốt rét lưu hành từ vừa đến nặng với dân số gần 90.000 người, trong đó gần ½ dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sống tại 14 xã với điều kiện sống còn nhiều khó khăn về kinh tế, nguồn thu nhập ngoài lúa, sắn, chuối là chủ yếu, người dân vẫn phải lăn lộn vào rừng khai thác lâm thổ sản, hái măng, làm nương rấy bên kia biên giới do thiếu đất canh tác trong điều kiện thiếu các biện pháp bảo vệ cá nhân như dùng kem xua muỗi, ngủ màn, phun hóa chất tồn lưu các lều tạm bợ do thiếu các phên dậu nên làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm từ nơi khác khi trở về cộng đồng và con số này chiếm khoảng 40 % và số ca sốt rét từ khi bị nhiễm đến khi được điều trị > 3 ngày chiếm tới 23%, tỷ lệ nhiễm P.falciparum chiếm tới 74% làm cho nguy cơ tử vong càng lớn. Những lý do trên làm cho tình hình sốt rét tuy có giảm nhưng không ổn định nhất là tại các thôn bản vùng sâu vùng xa của các xã có chung đường biên giới với Lào như Xy, Thanh, Thuận, Hướng Lộc, Ba tầng vào các tháng cao điểm sốt rét và theo thống kê cho biết số ca bệnh tại Hướng Hóa hàng năm vẫn chiếm từ 60-80% số ca sốt rét trong toàn tỉnh. Hình 1
Giải pháp trong thời gian tới Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 theo quyết định số 1920/QĐ- TTg ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 08/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 4 tháng 1 năm 2017 về phê duyệt lộ trình hướng tới loại trừ sốt rét Việt nam đã được ban hành theo đó Quảng Trị phấn đấu đến năm 2011 các xã thuộc vùng sốt rét lưu hành có số ca nhiễm tại chỗ <1/1000 dân trong ít nhất là 3 năm liên tiếp, và tính đến cuối năm 2018 cả tỉnh còn 10 xã chưa đạt tiêu chí trên (Đakrông có 3 xã là Ba nang, Đakrông, Talong, và Hướng Hóa còn 7 xã Thanh, Thuận, Xy, Hướng Lộc, Ba tầng, Axinh, A Túc) cần phải thực hiện các biện pháp quyết liệt trong thời gian tới mới góp phần cùng cả tỉnh hướng tới lộ trình loại trừ đã đặt ra. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực của ngành y tế như củng cố mạng lưới, triển khai các biện pháp phòng chống cốt lõi như phun tồn lưu, tẩm màn; tăng cường giám sát phát hiện và điều trị sớm các ca bệnh sốt rét, bao vây và xử lý các ổ bệnh theo quy định 2-3-7 có nghĩa là trong vòng 2 ngày ca bệnh được báo cáo đầy đủ, 3 ngày ca bệnh được điều tra để xác định nguồn nhiễm, nơi nhiễm và trong vòng 7 ngày điều tra và xử lý ổ bệnh tránh lây lan ra cộng đồng, kết hợp với các lực lượng trên địa bàn đặc biệt là quân y biên phòng vì đa phần số ca nhiễm nằm tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với các dịch vụ y tế. Chú trọng, đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình truyền thông thông qua các vật liệu như tranh treo tường, áp phích, tờ rơi, tranh lật từ nguồn dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinine 2018-2020 gọi tắt là RAI2E được phân bổ thường xuyên và liên tục, trước mắt tập trung vào đối tượng đích như người đi rừng, ngũ rẩy, phụ nữ, người giao lưu qua biên giới nhằm thực hiện các biện pháp tự phòng chống sốt rét cho bản thân, gia đình và cộng đồng bằng cách ngủ màn, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, vệ sinh nhà cửa và bản làng sạch sẽ, đến ngay các cơ sở y tế khi bị sốt để được xét nghiệm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần đầu tư thêm nguồn lực và huy động các lực lượng tại chỗ cùng chung tay hưởng ứng và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét trên địa bàn. Tập trung các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm giải quyết các “ổ sốt rét” trọng điểm ở vùng sâu, vùng xa tại huyện Hướng Hóa là cơ sở để toàn tỉnh hướng tới lộ trình sốt rét theo thời gian quy định, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở vùng miền núi, và chăm sóc sức khỏe cho người dân tại các vùng còn khó khăn này.
|