Một số thông tin cập nhật về tình hình y tế toàn cầu
Áp dụng lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ; Chứng mất trí nhớ: Một vấn đề sức khỏe công cộng đang gia tăng nhanh chóng; Các quan chức điều tra về sự bùng phát HIV đáng báo động ở miền Nam Pakistan; Thuốc Aspirin 'an toàn' cho đột quỵ chảy máu não;Báo cáo mới kêu gọi hành động khẩn cấp ngăn chặn kháng thuốc kháng sinh; Áp dụng lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ
Hướng dẫn mới của TCYTTG khuyến nghị các biện pháp can thiệp cụ thể trong việc làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và chứng mất trí nhớ. Ngày 14 tháng 5 năm 2019 - Theo một hướng dẫn mới ban hành của TCYTTG rằng mọi người có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ bằng cách tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, tránh sử dụng rượu bia có hại, kiểm soát cân nặng, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì huyết áp, cholesterol và đường huyết khỏe mạnh.Trong vòng 30 năm tới, số người mắc chứng mất trí nhớ sẽ tăng gấp ba lần”, Tổng Giám đốc TCYTTG là TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. “Chúng ta cần phải làm mọi thứ có thể để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Bằng chứng khoa học thu thập được cho các hướng dẫn này đã xác nhận những gì chúng ta nghi ngờ trong một thời gian, rằng những gì tốt cho tim của chúng ta cũng tốt cho não của chúng ta.”Hướng dẫn cung cấp nền tảng kiến thức cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để tư vấn cho bệnh nhân về những gì họ có thể làm để giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức và chứng mất trí nhớ. Hướng dẫn cũng sẽ hữu ích cho các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan hoạch định để hướng dẫn họ xây dựng các chương trình chính sách và thiết kế khuyến khích lối sống lành mạnh. Việc làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ là một trong một số lĩnh vực hành động được đưa vào Kế hoạch hành động toàn cầu của TCYTTG về đáp ứng sức khỏe cộng đồng đối với chứng mất trí nhớ. Các lĩnh vực khác bao gồm: tăng cường hệ thống thông tin cho chứng mất trí nhớ; chẩn đoán, điều trị và chăm sóc; hỗ trợ người chăm sóc cho người mắc chứng mất trí nhớ; và nghiên cứu và đổi mới. Đài quan sát chứng mất trí nhớ toàn cầu của TCYTTG, ra mắt vào tháng 12 năm 2017, là một thông tin tổng hợp về các hoạt động và nguồn lực của quốc gia cho chứng mất trí nhớ, như kế hoạch quốc gia, các sáng kiến thân thiện với chứng mất trí nhớ, các chiến dịch nâng cao nhận thức và các cơ sở chăm sóc. Dữ liệu từ 21 quốc gia, bao gồm Bangladesh, Chile, Pháp, Nhật Bản, Jordan và Togo, đã được đưa vào, với tổng số 80 quốc gia hiện đang tham gia cung cấp dữ liệu.
Tạo ra các chính sách và kế hoạch quốc gia cho chứng mất trí nhớ là một trong những khuyến nghị chính của TCYTTG cho các quốc gia trong nỗ lực xử lý thách thức sức khỏe đang gia tăng này. Trong năm 2018, TCYTTG cung cấp sự hỗ trợ cho các quốc gia như Bosnia và Herzegovina, Croatia, Qatar, Slovenia và Sri Lanka để giúp họ phát triển một đáp ứng y tế công cộng toàn diện, đa ngành đối với chứng mất trí nhớ. Một yếu tố quan trọng của mọi kế hoạch quốc gia về chứng mất trí nhớ là hỗ trợ cho những người chăm sóc người mắc chứng mất trí nhớ, TS. Dévora Kestel, Giám đốc Bộ phận sức khỏe tâm thần và nghiện chất tại TCYTTG cho biết: “Những người chăm sóc cho những người mắc chứng mất trí nhớ thường là thành viên trong gia đình, những người cần điều chỉnh đáng kể cuộc sống gia đình và nghề nghiệp của họ để chăm sóc người thân yêu. Đây là lý do tại sao TCYTTG tạo ra iSupport. iSupport là một chương trình đào tạo trực tuyến cung cấp cho những người chăm sóc bệnh nhân mất trí nhớ lời khuyên về quản lý chăm sóc tổng thể, xử lý các thay đổi hành vi và cách chăm sóc sức khỏe của chính họ.” iSupport hiện đang được sử dụng ở tám quốc gia, với dự kiến có nhiều nước sẽ làm theo Chứng mất trí nhớ: Một vấn đề sức khỏe công cộng đang gia tăng nhanh chóng Chứng mất trí nhớ là một căn bệnh đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng nhận thức vượt ra ngoài những gì có thể được dự kiến từ sự lão hóa thông thường. Nó ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, hiểu biết, tính toán, năng lực học tập, ngôn ngữ và phán đoán. Chứng mất trí nhớ là kết quả của một loạt các bệnh lý và chấn thương ảnh hưởng đến não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hoặc đột quỵ. Chứng mất trí nhớ là một vấn đề sức khỏe công cộng đang gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn cầu. Có gần 10 triệu trường hợp mới mỗi năm. Chứng mất trí nhớ là một nguyên nhân chính gây ra khuyết tật và sự phụ thuộc ở những người lớn tuổi. Thêm vào đó, căn bệnh này gây ra gánh nặng kinh tế nặng nề cho toàn xã hội, với chi phí chăm sóc người mắc chứng mất trí nhớ ước tính sẽ tăng lên 2 nghìn tỷ USD hàng năm vào năm 2030. Các quan chức điều tra về sự bùng phát HIV đáng báo động ở miền Nam Pakistan Các quan chức ở Pakistan và Liên Hợp Quốc đang điều tra nguyên nhân của một đợt bùng phát nhiễm HIV mới ở một quận phía nam nơi có gần 400 người được chẩn đoán nhiễm bệnh trong vòng chưa đầy hai tuần. Vào hôm thứ bảy, các quan chức đã xác nhận có gần 80% những người bị nhiễm là trẻ em, với gần một nửa trong số đó là trẻ dưới 5 tuổi. Ảnh: Bệnh nhân HIV tham gia một buổi truyền thông nâng cao nhận thức HIV tại Hiệp hội Pakistan, một tổ chức phi chính phủ, tại thành phố Karachi, ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Truyền thông địa phương bắt đầu đưa tin về dịch bệnh hai tuần trước từ Larkana, một huyện thuộc tỉnh Sindh, nơi đã trải qua ba đợt bùng phát trong những năm gần đây. Một bác sĩ địa phương đã điều trị cho một số bệnh nhân bằng một mũi kim và ống tiêm sử dụng một lần đã bị đổ lỗi cho việc lan truyền virus gây ra bệnh AIDS. Chính quyền tỉnh đã đưa các đội nhân viên y tế công cộng đến huyện, với dân số ước tính khoảng 1,5 triệu người, để nhanh chóng đánh giá tình hình và huy động các nguồn lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV. Kể từ đó, hơn 9.000 người đã được sàng lọc tại khu vực bị ảnh hưởng và quá trình này đang tiếp tục, Sikandar Memon, người đứng đầu Chương trình phòng chống AIDS, nói với các phóng viên. Một phát ngôn viên của UNAIDS nói với VOA rằng các đối tác quốc tế đã tham gia với các đội địa phương để nhanh chóng thực hiện một cuộc điều tra dịch bệnh và giải quyết các nhu cầu cấp thiết của những người nhiễm HIV, bao gồm ngay lập tức kết nối họ với các dịch vụ điều trị, chăm sóc và hỗ trợ. Phát ngôn viên Fahmida Khan cho biết những nỗ lực đang được thực hiện để đảm bảo rằng các biện pháp tiêm chích và truyền máu không an toàn đang bị ngừng lại. Bà cũng lưu ý rằng có những báo cáo chưa được xác nhận về các vụ dịch HIV tương tự ở các huyện xung quanh. Ảnh- Các nhà hoạt động xã hội Pakistan mang các bảng hiệu trong một cuộc mittinh nhằm nâng cao nhận thức về Ngày Thế giới phòng chống AIDS ở Lahore, ngày 1 tháng 12 năm 2016.
Tỉnh trọng điểm của dịch bệnh HIV Tỉnh Sindh, với dân số gần 48 triệu người, chiếm 43% trong số khoảng 150.000 người ước tính bị nhiễm HIV ở Pakistan. Các quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết kể từ năm 2010 có sự gia tăng 57% các ca nhiễm HIV/AIDS mới ở Pakistan. Họ lưu ý rằng trong số tất cả các trường hợp nhiễm HIV xác định ở Pakistan, có tới 43.000 người là nữ giới. Theo các quan chức địa phương và Liên Hiệp Quốc: Năm ngoái, ước tính 20.000 người được xác định là nhiễm HIV mới ở Pakistan và 6.200 người chết vì AIDS. Khan không bình luận về lý do số lượng nhiễm HIV cao ở trẻ em và nguyên nhân tiềm ẩn của vụ dịch mới nhất ở Larkana, và nói rằng "các cuộc điều tra thêm và xem xét dịch tễ học vẫn chưa được yêu cầu và đề xuất.” Chính quyền tỉnh cũng đã mở một cuộc điều tra cấp cao để xác định tính xác thực của các cáo buộc chống lại bác sĩ địa phương- người đã bị cảnh sát giam giữ. Một số người cũng đổ lỗi cho các hành vi tiêm chích không an toàn của các bác sĩ lang băm đã góp phần vào việc lây lan HIV. Các quan chức chính phủ ước tính khoảng 600.000 bác sĩ không đủ tiêu chuẩn đang hoạt động bất hợp pháp tại Pakistan và 270.000 trong số đó đang hành nghề ở Sindh. Các nhà phê bình cũng đổ lỗi cho hệ thống y tế quốc gia của Pakistan, ưu tiên thấp cho vấn đề này, tham nhũng, sự bãi bỏ gần đây của bộ y tế liên bang và phái đoàn chức năng của liên bang tới các tỉnh về tình hình ngành y tế ngày càng tồi tệ và gia tăng số ca nhiễm HIV. Các quan chức Pakistan và Liên Hiệp Quốc nói rằng dịch bệnh HIV ở Pakistan chủ yếu tập trung ở các nhóm quần thể chủ đạo, bao gồm những người tiêm chích ma túy, cộng đồng người chuyển giới, gái mại dâm và khách hàng của họ và quan hệ tình dục đồng giới ở đàn ông. Báo cáo mới kêu gọi hành động khẩn cấp ngăn chặn kháng thuốc kháng sinh Liên Hợp Quốc, các chuyên gia và tổ chức quốc tế hôm nay đã công bố một báo cáo đột phá đòi hỏi phải hành động ngay lập tức, phối hợp và đầy tham vọng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kháng thuốc có thể xảy ra. Cảnh báo của Nhóm điều phối liên ngành của Liên Hợp Quốc về kháng thuốc kháng sinh công bố báo cáo cho biết nếu không có hành động nào thì các bệnh kháng thuốc có thể gây ra 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050 và gây thiệt hại cho nền kinh tế như là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Đến năm 2030, kháng thuốc kháng sinh có thể làm cho 24 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực. Hiện tại, ít nhất 700.000 người chết mỗi năm do các căn bệnh kháng thuốc, trong đó có 230.000 người chết vì bệnh lao đa kháng thuốc. Ngày càng có nhiều bệnh phổ biến, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng lây qua đường tình dục và nhiễm trùng đường tiết niệu, không thể điều trị được; các thủ thuật y tế cứu mạng sống đang trở nên nguy hiểm hơn nhiều, và hệ thống thực phẩm của chúng ta đang ngày càng bấp bênh. Các tổ chức quốc tế thống nhất về các khuyến cáo quan trọng trong cuộc chiến chống lại các nhiễm trùng kháng thuốc và ngăn chặn số ca tử vong đáng kinh ngạc mỗi năm
Thế giới đã cảm nhận những hậu quả kinh tế và sức khỏe khi các loại thuốc quan trọng trở nên không hiệu quả. Nếu không có sự đầu tư từ các quốc gia trong tất cả những người đóng thuế theo khung thu nhập thì các thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với những tác động tai hại của việc kháng thuốc kháng sinh không được kiểm soát. Nhận thấy rằng sức khỏe của con người, động vật, thực phẩm và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, báo cáo kêu gọi một cách tiếp cận “Một sức khỏe” phối hợp, đa ngành. Báo cáo khuyến nghị các nước: • Ưu tiên các kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường các nỗ lực tài chính và xây dựng năng lực; • Áp dụng các hệ thống quản lý mạnh hơn và các chương trình nâng cao nhận thức về việc sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm và thận trọng bởi các chuyên gia về sức khỏe của con người, động vật và thực vật; • Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đầy tham vọng các công nghệ mới để chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh; • Khẩn trương loại bỏ việc sử dụng các thuốc kháng sinh cực kỳ quan trọng như là các chất thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp. “Kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà chúng ta đang đối mặt với tư cách là một cộng đồng toàn cầu. Báo cáo này phản ánh chiều sâu và mức độ của đáp ứng cần thiết để kiềm chế sự gia tăng của nó và bảo vệ một thế kỷ tiến bộ về sức khỏe,” ông Amina Mohammed, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và đồng chủ tịch của IACG cho biết. “ Báo cáonhấn mạnh rằng không có thời gian để chờ đợi và tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan hành động theo khuyến cáo của báo cáo và khẩn trương hành động để bảo vệ con người và hành tinh của chúng ta và bảo đảm một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.” Các khuyến cáo đòi hỏi sự tham gia ngay lập tức của các ngành, từ chính phủ và khu vực tư nhân, đến xã hội dân sự và viện học thuật. Được triệu tập theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo thế giới sau Hội nghị cấp cao về kháng thuốc kháng sinh lần đầu tiên của Liên hợp quốc năm 2016, nhóm chuyên gia đã tập hợp các đối tác từ Liên hợp quốc, các cá nhân và các tổ chức quốc tế có chuyên môn về các lĩnh vực sức khỏe con người, động vật và thực vật, cũng như thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thương mại, phát triển và môi trường, để xây dựng một kế hoạch chi tiết cho cuộc chiến chống lại kháng thuốc kháng sinh. Báo cáo này phản ánh cam kết đổi mới về hành động hợp tác ở cấp độ toàn cầu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới của Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). “Các khuyến nghị của báo cáo ghi nhận các thuốc kháng sinh là rất quan trọng để bảo vệ sản xuất, an toàn và thương mại , cũng như sức khỏe của con người và động vật, và rõ ràng nó thúc đẩy việc sử dụng có trách nhiệm trên các lĩnh vực.” José Graziano da Silva- Tổng giám đốc FAO của Liên hợp quốc (FAO) cho biết. “Các quốc gia có thể thúc đẩy các hệ thống thực phẩm bền vững và thực hành canh tác làm giảm nguy cơ kháng kháng sinh bằng cách hợp tác để thúc đẩy các lựa chọn thay thế mang tính khả thi cho việc sử dụng thuốc kháng sinh, như đã nêu trong các khuyến cáo của bản báo cáo”. Tiến sĩ Monique Eloit, Tổng giám đốc Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho biết: “Kháng thuốc kháng sinh phải được giải quyết khẩn cấp, thông qua cách tiếp cận “Một sức khỏe” (One Health) liên quan đến các cam kết lâu dài, mạnh mẽ từ các chính phủ và các bên liên quan khác với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Báo cáo này cho thấy mức độ cam kết và phối hợp sẽ được đòi hỏi khi chúng ta đối mặt với thách thức toàn cầu này đối với sức khỏe công cộng, sức khỏe động vật, phúc lợi, và an ninh lương thực. Tất cả chúng ta phải đóng vai trò của mình trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận và hiệu quả của các loại thuốc thiết yếu trong tương lai.” Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc TCYTTG và Đồng chủ tịch của IACG cho biết: “Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ một số loại thuốc thiết yếu nhất. Báo cáo này đưa ra các khuyến nghị cụ thể có thể cứu sống hàng ngàn người mỗi năm.” Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp và nỗ lực mạnh hơn để vượt qua kháng thuốc kháng sinh: một rào cản lớn đối với việc đạt được nhiều “Mục tiêu phát triển bền vững” của Liên Hợp Quốc, bao gồm bao phủ y tế toàn dân, an ninh và an toàn thực phẩm, hệ thống canh tác bền vững, nước sạch và vệ sinh. Thuốc Aspirin 'an toàn' cho đột quỵ chảy máu não Theo một nghiên cứu mới, những bệnh nhân bị đột quỵ do chảy máu não có thể dùng aspirin một cách an toàn để giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim trong tương lai. Aspirin làm tan máu và vì vậy các bác sĩ đã thận trọng khi cho nó, vì sợ nó có thể làm chảy máu nặng hơn, nhưng nghiên cứu của Lancet cho thấy loại thuốc này không làm tăng nguy cơ chảy máu não mới và thậm chí có thể hạ thấp nó. Các chuyên gia nói rằng "chỉ định mạnh mẽ" cần xác nhận với nhiều nghiên cứu hơn và khuyến cáo chỉ dùng aspirin hàng ngày nếu bác sĩ khuyên dùng. Lợi ích và nguy cơ của Aspirin Aspirin được biết đến như một loại thuốc giảm đau và đôi khi cũng được dùng để giúp hạ sốt, nhưng aspirin liều thấp (75mg) hàng ngày được sử dụng để làm cho máu bớt dính và có thể giúp ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Hầu hết các cơn đột quỵ là do cục máu đông trong các mạch máu của não nhưng một số nguyên nhân là do chảy máu. Vì aspirin làm tan máu nên đôi khi nó có thể khiến bệnh nhân dễ chảy máu hơn và aspirin không an toàn cho mọi người. Nó cũng có thể gây khó tiêu và hiếm gặp hơn là dẫn đến loét dạ dày, không bao giờ dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi (trừ khi bác sĩ kê đơn). Loại thuốc này có thể khiến trẻ có nhiều khả năng mắc một căn bệnh rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye (có thể gây tổn thương gan và não).
Nghiên cứu có sự tham gia của 537 người trên khắp Vương quốc Anh bị chảy máu não khi đang dùng thuốc chống tiểu cầu, để ngăn chặn quá trình đông máu, bao gồm aspirin, dipyridamole hoặc một loại thuốc khác gọi là clopidogrel. Một nửa số bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để tiếp tục dùng thuốc (sau một thời gian tạm dừng ngay sau khi chảy máu não), trong khi nửa còn lại được yêu cầu ngừng dùng thuốc. Trong 5 năm nghiên cứu, 12 trong số những người tiếp tục uống thuốc bị chảy máu não, so với 23 người dừng thuốc lại, nghiên cứu đang được trình bày tại Hội nghị Tổ chức Đột quỵ Châu Âu tại Milan. Ý kiến của các chuyên gia? Nghiên cứu không thể chứng minh rằng aspirin ngăn ngừa đột quỵ trong tương lai nhưng dường như nó có liên quan đến một nguy cơ thấp hơn và và cũng không nói là aspirin luôn luôn an toàn khi sử dụng. Nhưng gợi ý rằng nhiều bệnh nhân hơn, những người bị xuất huyết hoặc đột quỵ do chảy máu não - có thể được hưởng lợi từ việc điều trị hàng ngày. Không rõ liệu kết quả nghiên cứu sẽ áp dụng cho tất cả bệnh nhân trong cuộc sống thực hay không. Trưởng nhóm nghiên cứu, GS. Rutsam Salman, từ Đại học Edinburgh, cho biết: "Hiện tại, mọi người không biết điều đúng đắn cần làm là gì. Các bác sĩ đang do dự về việc cung cấp thuốc aspirin hoặc những thuốc giống như aspirin cho những người bị loại đột quỵ này. "Các hướng dẫn của Anh và châu Âu không đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào vì chưa có đủ bằng chứng. "Tôi nghĩ rằng hiện chúng tôi đã xác nhận sự an toàn với những phát hiện này. "Có vẻ như aspirin đủ an toàn để sử dụng." GS. Salman đã đề xuất có nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu aspirin có thực sự làm giảm nguy cơ chảy máu não cũng như cục máu đông hay không. GS. Metin Avkiran, từ Quỹ Tim mạch Anh, nơi tài trợ cho nghiên cứu, cho biết: "Khoảng một phần ba số người bị xuất huyết não, còn được gọi là đột quỵ do xuất huyết, làm như vậy khi họ đang dùng thuốc chống tiểu cầu, chẳng hạn như aspirin , để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ [cục máu đông]. "Bây giờ chúng tôi có một chỉ dấu mạnh mẽ rằng họ có thể tiếp tục dùng các loại thuốc có khả năng cứu mạng sống này sau khi xuất huyết não mà không làm tăng nguy cơ của một bệnh lý khác, đây là thông tin mới quan trọng cho cả bệnh nhân và bác sĩ." Tuy nhiên, bất cứ ai có mối quan tâm nên nói chuyện với bác sĩ trước khi xem xét thay đổi thuốc. Phòng ngừa một cơn đột quỵ Bạn có thể làm giảm nguy cơ bằng cách: Ăn một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, tránh dùng quá nhiều rượu
|