Thực trạng loại trừ sốt rét tuyến huyện tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Việt Nam nằmtrongvùng sốt rét lưu hành của thế giới,là một trong những nước có nguy cơ cao về bệnh SR với vùng sốt rét lưu hành rộng.Với sự thay đổi nhiều chiến lược thích hợp cho từng giai đoạn sốt rét, cùng với sự đầu tư của Chính phủ và sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực trong và ngoài nước, hiện nay vùng sốt rét lưu hành đã được thu hẹp một cách rõ rệt. Theo kết quả phân vùng dịch tễ SR năm 2014, hiệnnay cả nước có 1.864 xã nằm trong vùng SR có lưu hành với khoảng hơn 12 triệu dân số với mức độ lưu hành SR tại Việt Nam đã thu hẹp hơn so với trước đây. Tuy nhiên, SR vẫn tập trung nhiều tại các vùng còn khó khăn về kinh tế-xã hội, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Hiện nay, tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên có khoảng hơn 6 triệu dân số sống trong vùng SRLH, chiếm khoảng 52,80% so với dân số vùng SRLH cả nước, đặc biệt có khoảng 780.505 người sống trong vùng SRLH nặng, chiếm khoảng 66,85% so với dân số sống trong vùng SRLH nặng của cả nước.
Cùng với xu hướng trên thế giới, Việt Nam cũng đã và đang thay đổi chiến lược sang loại trừ sốt rét. Chiến lược này cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan với bằng chứng đến năm 2022 Việt Nam đã có 42/63 tỉnh/thành được công nhận LTSR. Trong loại trừ sốt rét, mỗi quốc gia sẽ có các chiến lược khác nhau về công nhận LTSR cho tuyến tỉnh, tuyến huyện, hoặc tuyến xã. Riêng tại Việt Nam, theo quy định hiện này sẽ công nhận LTSR cho tuyến tỉnh và huyện nếu đáp ứng đủ theo các điều kiện và tiêu chí đảm bảo về LTSR. Tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, một số tỉnh cũng đã thực hiện công nhận LTSR cho tuyến huyện tại địa phương mình trong thời gian vừa qua. Kể từ khi thành phố Đà Nẵng là địa phương đầu tiên được công nhận LTSR tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên vào năm 2019, đến nay số lượng các huyện đủ điều kiện về LTSR, và số huyện được công nhận LTSR đang tăng lên tại khu vực. Hiện có 157 huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc 15 tỉnh/thành phố tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đến năm 2022, toàn khu vực hiện có 33 huyện trong tổng số 157 huyện đã được công nhận LTSR đạt tỷ lệ 21,02%, trong đó khu vực miền Trung có 29,63% số huyện đã được công nhận LTSR và tại khu vực Tây Nguyên chỉ có 2,04%. Hình 1. Tỷ lệ công nhận LTSR tuyến huyện tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Nhìn chung, tỷ lệ này còn thấp so với các khu vực khác trong cả nước, mặc dù thực tế hiện nay số huyện đủ điều kiện LTSR là rất nhiều. Tại một số tỉnh, đã có các huyện đủ điều kiện công nhận LTSR nhưng hiện nay vẫn chưa làm thủ tục hồ sơ để công nhận LTSR tuyến huyện. Đặc biệt, tại tỉnh Quảng Ngãi hiện có kế hoạch làm thủ tục công nhận LTSR toàn tỉnh vào năm 2023. Bảng 1. Số huyện được công nhận LTSR tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên Tỉnh/ Thành phố | Tổng số huyện | Đã công nhận LTSR | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | Kon Tum | 10 | - | - | - | - | Gia Lai | 17 | - | - | - | - | Đắk Lắk | 14 | - | - | - | Buôn Ma Thuột | Đắk Nông | 8 | - | - | - | - | Quảng Bình | 8 | - | - | - | Đồng Hới, Ba Đồn | Quảng Trị | 8 | - | - | - | - | Quảng Nam | 18 | - | - | - | - | Quảng Ngãi | 14 | - | - | - | - | Bình Định | 11 | - | Hoài Nhơn | Quy Nhơn, An Nhơn | Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước | Phú Yên | 9 | - | - | Tuy Hoà, Tuy An, Đông Hoà | Phú Hoà | Khánh Hoà | 9 | - | - | - | Nha Trang, Cam Ranh | Ninh Thuận | 4 | - | - | - | - | Bình Thuận | 10 | - | - | - | - | Đà Nẵng | 8 | LTSR (8 huyện) | | | | TT-Huế | 9 | - | - | - | LTSR (9 huyện) | Tổng số | 157 | 8 | 1 | 5 | 10 |
Về tình hình công nhận LTSR tuyến huyện, trong số 13 tỉnh còn lại thì hiện chỉ có 5 tỉnh đã làm thủ tục công nhận cho các huyện đủ điều kiện và tiêu chí đảm bảo LTSR bao gồm Đắk Lắk, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Trong đó, Bình Định là tỉnh có số lượng huyện được công nhận nhiều nhất (ngoại trừ 2 tỉnh/thành đã được công nhận LTSR tuyến tỉnh) là 7 huyện. Tiếp đến là tỉnh Phú Yên với 4 huyện/thị xã/thành phố được công nhận LTSR. Và số lượng này cũng sẽ tăng lên vì hiện nay một số tỉnh khác trong khu vực cũng đã có kế hoạch công nhận một số huyện trong năm nay, 2023. Hình 2.Phân bố LTSR tuyến huyện tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Nguồn: https://www.arcgis.com Với kết quả này, một lần nữa có thể thấy được sự chủ động của một số địa phương trong việc xây dựng hồ sơ công nhận LTSR nhằm ghi nhận thành quả về công tác phòng chống sốt rét của địa phương trong thời gian dài vừa qua. Và cũng là một bước đà để tiến tới công nhận LTSR tuyến tỉnh trong thời gian sắp tới. Hình 3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định trao Công nhận LTSR cho thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định Nguồn:https://syt.binhdinh.gov.vn/index.php/vi/news/y-te-du-phong/thi-xa-an-nhon-dat-tieu-chi-loai-tru-benh-sot-ret-2436.html
Hình 4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định trao Công nhận LTSR cho huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (Nguồn:https://tayson.binhdinh.gov.vn/vi/news/van-hoa-xa-hoi/le-cong-nhan-huyen-tay-son-dat-tieu-chi-loai-tru-benh-sot-ret-1504.html)
Hình 5. Thẩm định hồ sơ loại trừ sốt rét năm 2022 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Nguồn: https://yte.daklak.gov.vn/ASPX/TinTuc_ChiTiet.aspx?iDV=1&id=88236
Tài liệu tham khảo
1.Bộ Y tế (2011), Chiến lược quốc gia Phòng chống và Loại trừ bênh sốt rét giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội, 1-6. 2.Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn (2023), Tổng kết công tác phòng chống và loại trừ sốt rét năm 2022. 3.Viện Sốt rét KST-CT TW (2015), Kết quả phân vùng dịch tễ học sốt rét năm 2014 tại Việt Nam, 1-10. 4.Viện Sốt rét KST-CT TW (2019), Quyết định về việc công nhận 25 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tiêu chí loại trừ sốt rét. 5.Viện Sốt rét KST-CT TW (2022), Tổng kết công tác phòng chống và loại trừ sốt rét năm 2021.
|