Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tổ chức Lễ Mit-tinh ngày Thế giới phòng chống Sốt rét 25/4 và phát động cuộc thi tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp khoa học của GS,BS, Anh hùng, Liệt sỹ Đặng Văn Ngữ
Chiều ngày 25/4/2023, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tổ chức Lễ Mit-tinh Ngày Thế giới phòng chống Sốt rét 25/4 nhằm phát động nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hiểu biết về sốt rét, một căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng hàng năm lại làm chết nhiều người và ảnh hưởng tới sức khỏe hàng trăm triệu người khác đồng thời trên cơ sở đó phát động phong trào tăng cường các chiến lược phòng chống sốt rét bao gồm các hoạt động phòng ngừa và điều trị sốt rét dựa vào cộng đồng ở các vùng sốt rét lưu hành. Đồng thời, phát động cuộc thi tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sỹ, Anh hùng, Liệt sỹ Đặng Văn Ngữ nhằm khơi dậy lòng tự hào, lòng yêu khoa học của các cán bộ viên chức trong ngành y tế, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng nói chung và phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng nói riêng. Tới dự Lễ Mit-tinh, có PGS.TS.Hồ Văn Hoàng, Bí thư Đảng ủy-Viện trưởng; PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, nguyên Viện trưởng, PGS.TS. Nguyễn Văn Chương, nguyên Viện trưởng, ThS. Võ Trí Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy-Phó Viện trưởng, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Phó Viện trưởng và các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn, Trưởng, phó Khoa/Phòng/Trung tâm cùng toàn thể cán bộ viên chức của Viện. Văn nghệ chào mừng Lễ Mit-tinh
Phát biểu khai mạc buổi Lễ, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng nêu vắn tắt tầm quan trọng và mục đích, ý nghĩa của Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét 25/4. PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng cho biết “Tổ chức Y tế Thế giới lấy ngày 25/4 hàng năm được chọn là Ngày Sốt rét Thế giới nhằm nhấn mạnh ghi nhận những nổ lực toàn cầu về PCSR, cam kết cộng đồng về bệnh sốt rét, cũng như sức mạnh toàn cầu trong việc đoàn kết vì mục tiêu chung hướng đến một thế giới không còn bệnh sốt rét. Năm 2023 là năm thứ 16 phát động kỷ niệm Ngày Sốt rét Thế giới, mỗi năm WHO sẽ đưa ra các chủ đề khác nhau, nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống sốt rét, làm giảm số mắc và chết, giảm gánh nặng bệnh tật do sốt rét gây ra, thúc đẩy nhanh LTSR”. PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng phát biểu khai mạc buổi Lễ
Theo Báo cáo WHO năm 2022 cho thấy, năm 2021 cả thế giới có 247 triệu triệu người mắc sốt rét so với 245 triệu năm 2020 tăng 2 triệu ca. Năm 2021 có 619.000 tử vong do sốt rét, giảm 6000 ca so với 625.000 ca chết năm 2020 ca. Ở Việt Nam, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các Dự án trong nước cũng như quốc tế, những năm gần đây bệnh sốt rét có xu hướng giảm thấp, nhưng nguy cơ sốt rét vẫn còn cao đặc biệt là các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên với số mắc sốt rét hàng năm chiếm tỷ lệ cao so với các khu vực khác và có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Việc chỉ đạo phòng chống sốt rét còn nhiều khó khăn do chưa kiểm soát được số ca nhiễm bệnh ở các đối tượng chưa có biện pháp bảo vệ như dân di cư tự do, dân đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, đặc biệt ở vùng kháng thuốc. Năm 2022 cả nước có 455 ca giảm 16 ca so với 467 ca năm 2021. Trong năm 2021, không có TVSR so với 1 TVSR năm 2020. Riêng khu vực MT-TN năm 2022 có 296 ca giảm 35 ca so với 361 ca năm 2021, không có dịch và TVSR trong nhiều năm. Với nỗ lực của các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét năm 2022 có 42 tỉnh được công nhân đạt tiêu chí loại trừ sốt rét trong đó miền Trung-Tây Nguyên có Tp Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế. Mặc khác, tại Lễ Mit-tinh, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng cũng đánh giá cao những nỗ lực của ngành y tế trong công tác PCSR tại miền Trung-Tây Nguyên trong thời gian qua và cũng nêu lên những thách thức trong công tác Phòng chống và Loại trừ sốt rét thời gian tới “Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành công nhất định, nhưng bệnh sốt rét vẫn còn là một thách thức lớn đối với xã hội, đe doạ bùng phát trở lại. Ngoài vấn đề chuyên môn, kỹ thuật như KST sốt rét kháng thuốc, muỗi kháng hoá chất, sự phục hồi của các vector ở các vùng ngừng các biện pháp can thiệp hoá chất. Sự biến động về dịch tễ sốt rét (giao lưu ngày càng nhiều vào các vùng sốt rét lưu hành, sinh thái môi trường bị thay đổi). Màng lưới y tế thay đổi về tổ chức, y tế thôn bản luôn là vấn đề mấu chốt để phát huy và duy trì thành quả nhưng chúng ta chưa bao phủ được hết, nhiều nơi có nhân viên y tế thôn nhưng với thù lao, với địa bàn phức tạp và với kiến thức chuyên môn hạn chế nên hoạt động chưa hiệu quả. Đối với các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên nằm trong khu vực trọng điểm sốt rét của cả nước, luôn lưu hành một mặt bằng tỷ lệ mắc chết cao hơn các khu vực khác trong toàn quốc. Di biến động dân cư lớn, đặc biệt là di dân tự do, khó kiểm soát. Tình hình kinh tế xã hội vùng sốt rét còn nhiều khó khăn: Tập quán đi rừng, ngủ rẫy của đồng bào dân tộc. Luôn luôn lưu hành một tỷ lệ khá cao ký sinh trùng lạnh trong cộng đồng. Tỷ lệ P.falciparum chiếm 60-70% gây ra sốt rét ác tính và đa kháng với các loại thuốc chống sốt rét. Các yếu tố có tính bền vững như công tác xã hội hoá phòng chống sốt rét, sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương có lúc, có nơi còn hạn chế. Hoạt động của y tế cơ sở nhất là y tế thôn bản chưa hiệu quả. Y tế tư nhân chưa được quản lý đúng mức. Chất lượng các biện pháp kỹ thuật một số nơi còn hạn chế, xem nhẹ công tác giám sát dịch tễ quản lý ca bệnh sớm ngay từ tuyến cơ sở đặc biệt trong giai đoạn đề phòng sốt rét quay trở lại. Đó là những vấn đề chúng ta phải quan tâm khắc phục giải quyết trong thời gian tới nhằm đạt được lộ trình loại trừ sốt rét vào năm 2030.” Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nhiệt đới do muỗi sốt rét truyền bệnh có tỷ lệ mắc, tử vong cao, tốc độ lan truyền nhanh và khả năng gây dịch lớn. Tại nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Phi và khu vực Đông Nam Á,trong đó có Việt Nam bệnh sốt rét vẫn là mối nguy cơ luôn đe dọa đến tính mạng con người, hạn chế sự phát triển về kinh tế và xã hội. Vào tháng 5/ 2007, với sự tham dự của 192 nước thành viên của WHO, Hội đồng Y tế thế giới đã báo cáo tình hình về bệnh sốt rét, thừa nhận sự thiếu quan tâm của cộng đồng quốc tế trong PCSR dù căn bệnh này đó cướp đi nhiều sinh mạng và ảnh hướng trầm trọng tới phát triển kinh tế. Để ghi nhận những nỗ lực toàn cầu phòng chống sốt rét, ngày 25 tháng 4 hàng năm được chọn là Ngày Sốt rét thế giới (World Malaria Day)theo Nghị quyết WHA 60.18, ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới. |
Với chủ đề Ngày Sốt rét thế giới 25/4/2023 “Đã đến lúc loại trừ sốt rét: Đầu tư, đổi mới và thực hiện”, Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét 25/4 hành năm có ý nghĩa và vai trò rất lớn nhằm mục đích nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về sốt rét, một căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được hạn chế ảnh hưởng sức khỏe của hàng trăm triệu người khác, đồng thời trên cơ sở đó phát động phong trào tăng cường các chiến lược phòng chống sốt rét bao gồm các hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại và điều trị sốt rét dựa vào cộng đồng ở các vùng sốt rét lưu hành. PGS. Hồ Văn Hoàng đề nghị các Khoa/Phòng/Trung tâm của Viện cùng Trung tâm kiểm soát bệnh tật 15 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên tăng cường chỉ đạo hệ thống y tế tổ chức phòng chống loại sốt rét tại địa phương, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa phối hợp các ban ngành đoàn thể triển khai có hiệu quả công tác phòng chống sốt rét, tăng cường công tác giám sát dịch tễ sốt rét, chú trọng tại các vùng có nguy cơ xảy dịch, vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới. Thực hiện tốt công tác quản lý, điều trị ca bệnh: đảm bảo uống thuốc đủ liều, đủ ngày điều trị. Củng cố và xây dựng màng lưới y tế thôn bản, quan tâm công tác quản lý y tế tư nhân, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét nhằm thúc đẩy nhanh hơn lộ trình loại trừ sốt rét chuẩn bị điều kiện công nhận LTSR cho Quảng Ngãi năm 2023, loại trừ P.falciparum năm 2025 và loại trừ sốt rét ở Việt Nam vào 2030. Cũng tại buổi Lễ, PGS.TS.Hồ Văn Hoàng còn nêu ý nghĩa cũng như lý do phát động cuộc thi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sỹ, Anh hùng, Liệt sỹ Đặng Văn Ngữ. Đây là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng cho viên chức, cán bộ y tế dự phòng và phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng và cũng là dịp để thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ - nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực ký sinh trùng ở Việt Nam. Thông qua cuộc thi góp phần khơi dậy niềm tự hào của cán bộ y tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên y tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, để từ đó tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao. TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng phát động cuộc thi tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Khoa học của Giáo sư, Bác sỹ, Anh hùng, Liệt sỹ Đặng Văn Ngữ
Tại buổi Lễ, TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng phát động cuộc thi tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Khoa học của cố Giáo sư, Bác sỹ, Anh hùng, Liệt sỹ Đặng Văn Ngữ, cha đẻ của ngành ký sinh trùng tại Việt Nam. Đây còn là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, thiết thực để giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống ngành y, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng nói chung và phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng nói riêng. Hơn thế nữa, cũng là hoạt động nhằm góp phần khích lễ tinh thần đam mê học hỏi, nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của các cán bộ ngành y tế. Tại Lễ Mit-tinh, TS.BS.Huỳnh Hồng Quang cũng thông qua quyết định, mục đích, ý nghĩa cũng như thể lệ tham gia dự thi. Một số câu hỏi tham gia cuộc thi, khuyến khích các bài viết đầy đủ nội dung được đầu tư tỉ mĩ, đẹp về hình thức và hay về nội dung. TS.BS.Huỳnh Hồng Quang cũng cho biết thêm, đối tượng dự thi là cán bộ, viên chức, người lao động đã và đang công tác tại các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng; cán bộ đã và đang công tác tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố; cán bộ, sinh viên tại các trường đại học y dược và các cá nhân khác quan tâm. Bế mạc buổi Lễ, PGS.TS.Hồ Văn Hoàng mong muốn tất cả cán bộ viên chức trong Viện cùng tham gia cuộc thi, truyền thống nghiên cứu khoa học của giáo sư Đặng Văn Ngữ, truyền thông đam mê nghiên cứu khoa học, phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và trong nhiệm vụ của các cán bộ lãnh đạo tiền nhiệm như: PSG.TS. Triệu Nguyên Trung, PGS. TS. Nguyễn Văn Chương,... Hy vọng qua Lễ mít tinh và phát động sẽ tác động đến nhận thức và hành vi của nhân dân về phòng chống sốt rét, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về bệnh sốt rét và vận động các ban ngành cùng tham gia tích cực trong công tác PCSR tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đồng thời, sẽ có nhiều bài dự thi chất lượng, lan tỏa được tinh thần say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học của cố Giáo sư, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ban Lãnh đạo Viện chụp ảnh lưu niệm cùng PSG.TS. Triệu Nguyên Trung, PGS. TS. Nguyễn Văn Chương và một số đồng chí là Trưởng/phó Khoa,phòng, Trung tâm của Viện
GS.BS. Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại An Cựu, TP. Huế trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm 1930, ông đỗ tú tài trong nước và tú tài Pháp nên đã nhận được học bổng để theo học tại Trường Y-Dược thuộc Đại học Đông Dương. Năm 1942, ông làm trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên sinh học ban Dược. Với cương vị này, ông đã dành toàn bộ thời gian cho nghiên cứu khoa học. Trong suốt thời gian đó, ông đã công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới và khu vực. Từ năm 1943 đến cuối năm 1948, ông làm việc, nghiên cứu tại Nhật Bản và đã tìm ra giống nấm sản xuất ra penicillin. Năm 1949, theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông về nước tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ kháng chiến. Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành ký sinh trùng Việt Nam. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Từ loài nấm do ông mang về từ Nhật Bản, ông đã nghiên cứu sản xuất thành công nước lọc penicillin. Đây là một công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các thương binh khỏi bệnh, thoát khỏi nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng vết thương; không bị cắt cụt tay, chân do nhiễm trùng. Tết Nguyên đán năm 1967, ông cùng một số học trò đi thực tế để nghiên cứu biện pháp phòng chống sốt rét tại chỗ, hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét trên các chiến trường Trung, Nam Bộ, bảo vệ sức khỏe cho bộ đội và thanh niên xung phong. Chuyến vượt Trường Sơn này cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước. Chiều 1/4/1967, GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 của máy bay Mỹ rải thảm xuống nơi ông và các đồng nghiệp đang thực hiện nghiên cứu. |
|