Thực trạng véc tơ tại các điểm gia tăng sốt rét huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa năm 2023_Phần 2
Theo theo_Phần 1. Thực trạng véc tơ tại các điểm gia tăng sốt rét huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa năm 2023
Kết quả điều tramuỗi Anopheles Thành phần, mật độ muỗi Anopheles tại các điểm điều tra Tính chung cả ba xã điều tra thì loài An. maculatus chiếm ưu thế so với các loài còn lại (276 cá thể). Trong số 16 loài thu thập được thì bắt được 04 véc tơ sốt rét gồm véc tơ chính An. minimus, An. dirus và 02 véc tơ phụ gồm loài muỗi An. aconitus và An. maculatus. Hình 2. Số lượng muỗi bắt được theo loài tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.Thành phần loài và số lượng Anopheles bắt được tại huyện Khánh Vĩnh TT | Thành phần loài | Xã Khánh Thượng | Xã Khánh Thành | Xã Sơn Thái | Tổng chung | Số cá thể | Tỷ lệ (%) | Số cá thể | Tỷ lệ (%) | Số cá thể | Tỷ lệ (%) | Số cá thể | Tỷ lệ (%) | 1 | An. dirus | 21 | 5,65 | 48 | 12,63 | 58 | 25,44 | 127 | 13,0 | 2 | An. minimus | 7 | 1,88 | 0 | 0,00 | 4 | 1,75 | 11 | 1,1 | 3 | An. aconitus | 15 | 4,03 | 154 | 40,53 | 40 | 17,54 | 209 | 21,3 | 4 | An. maculatus | 228 | 61,29 | 28 | 7,37 | 20 | 8,77 | 276 | 28,2 | 5 | An. barbirostris | 20 | 5,38 | 4 | 1,05 | 38 | 16,67 | 62 | 6,3 | 6 | An. crawfordi | 4 | 1,08 | 0 | 0,00 | 0 | 0 | 4 | 0,4 | 7 | An. jamesi | 4 | 1,08 | 6 | 1,58 | 0 | 0 | 10 | 1,0 | 8 | An. karwari | 2 | 0,54 | 6 | 1,58 | 2 | 0,88 | 10 | 1,0 | 9 | An. kochi | 0 | 0,00 | 16 | 4,21 | 0 | 0 | 16 | 1,6 | 10 | An. pampanai | 10 | 2,69 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 1,0 | 11 | An, peditaeniatus | 9 | 2,42 | 49 | 12,89 | 12 | 5,26 | 70 | 7,1 | 12 | An. philippinensis | 3 | 0,81 | 2 | 0,53 | 3 | 1,32 | 8 | 0,8 | 13 | An. sinensis | 0 | 0,00 | 36 | 9,47 | 0 | 0,00 | 36 | 3,7 | 14 | An. splendidus | 3 | 0,81 | 0 | 0,00 | 2 | 0,88 | 5 | 0,5 | 15 | An. vagus | 44 | 11,83 | 31 | 8,16 | 49 | 21,49 | 124 | 12,7 | 16 | An. varuna | 2 | 0,54 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0,2 | Tổng cộng | 372 | 100 | 380 | 100 | 228 | 100 | 980 | 100 |
Tổng cộng thu thập được 980 cá thể muỗi Anopheles cái trưởng thành tại ba điểm điều tra, trong đó muỗi Anopheles thu thập tại xã Khánh Thượng chiếm 38,0% (372 cá thể Anopheles), xã Khánh Thành chiếm 38,8% và xã Sơn Thái chiếm 23,3% (228 cá thể). Tại xã Khánh Thượng loài An. maculatus chiếm ưu thế so với các loài còn lại, thu thập 228 cá thể (61,3%) và loài thu thập ít cá thể nhất là loài An. varuna và An. karwari mỗi loài chỉ 02 cá thể (0,54%); Tương tự tại xã Khánh Thành, An. aconituschiếm ưu thế so với các loài khác với 154 cá thể (40,53%) và xã Sơn Thái loài An. dirus chiếm ưu thế so với các loài khác. Hình 3. Số lượng muỗi Anopheles thu thập được theo các phương pháp điều tra
Phương pháp bẫy mồi gia súc thu thập được nhiều cá thể muỗi Anopheles nhất so với các phương pháp khác. Cụ thể số lượng muỗi thu thập theo phương pháp bẫy đèn, mồi người và bẫy gia súc lần lượt là 15, 51 và 314 cá thể muỗi Anopheles ở xã Khánh Thành; 37 cá thể, 28 cá thể và 307 cá thể muỗi ở xã Khánh Thượng; 19 cá thể, 40 cá thể và 169 cá thể Anopheles ở xã Sơn Thái. Bảng 5. Mật độ muỗi theo các phương pháp điều tra tại xã Khánh Thượng TT | Loài | BĐTN c/đ/đ | MNTN c/ng/đ) | MNNN (c/ng/đ) | Bẫy gia súc (con/bẫy/đêm) | 1 | An. dirus | 0,5 | 0,67 | 2,17 | 0,33 | 2 | An. minimus | | | | 2,33 | 3 | An. aconitus | 1,0 | | 0,33 | 2,33 | 4 | An. maculatus | 3,0 | 0.5 | 0,83 | 67,33 | 5 | An. barbirostris | | | | 6,67 | 6 | An. crawfordi | 0,3 | | | 0,67 | 7 | An. jamesi | | | | 1,33 | 8 | An. karwari | | | | 0,67 | 9 | An. pampanai | | | | 3,33 | 10 | An. peditaeniatus | 0,7 | | | 1,67 | 11 | An. philippinensis | | | | 1,0 | 12 | An. splendidus | | | | 1,0 | 13 | An. vagus | 0,5 | | 0,17 | 13,33 | 14 | An. varuna | 0,2 | | | 0,33 |
Xã Khánh Thượng thu thập được 14 loài Anopheles, trong số 14 loài thu thập được thì có cả hai véc tơ sốt rét chính An. dirus, An. minimus và hai véc tơ phụ An. aconitus,An. maculatus. Véc tơ chính An. dirus thu thập được ở cả 4 phương pháp điều tra, nhưng An. minimus chỉ thu thập được ở chuồng gia súc. Bảng 6. Mật độ muỗi theo các phương pháp điều tra tại xã Khánh Thành TT | Loài | BĐTN c/đ/đ | MNTN c/ng/đ) | MNNN (c/ng/đ) | Bẫy gia súc (con/bẫy/đêm) | 1 | An. dirus | 2 | 1,5 | 4,5 | 0 | 2 | An. aconitus | 0,17 | | | 38,25 | 3 | An. maculatus | 0,33 | | | 6,5 | 4 | An. barbirostris | | | | 1 | 5 | An. jamesi | | | | 1,5 | 6 | An. karwari | | | | 1,5 | 7 | An. kochi | | | | 4 | 8 | An, peditaeniatus | | | 1,0 | 10,75 | 9 | An. philippinensis | | | | 0,5 | 10 | An. sinensis | | | 1,5 | 6,75 | 11 | An. vagus | | | | 7,75 |
Xã Khánh Thành chỉ thu thập được véc tơ chính An. dirus và mật độ MNNN là 4,5 con/người/đêm cao gấp 3 lần so với trong nhà. Phương pháp bẫy đèn chỉ thu thập được trong nhà với mật độ 2 con/đèn/đêm. Bảng 7. Mật độ muỗi theo các phương pháp điều tra tại xã Sơn Thái TT | Loài | BĐTN c/đ/đ | MNTN c/ng/đ) | MNNN (c/ng/đ) | Bẫy gia súc (con/bẫy/đêm) | 1 | An. dirus | 2 | 2,33 | 4,33 | 1,5 | 2 | An. minimus | 0,17 | | | 0,75 | 3 | An. aconitus | 0,17 | | | 9,75 | 4 | An. maculatus | 0,5 | | | 4,25 | 5 | An. barbirostris | 0 | | | 9,5 | 6 | An. karwari | 0 | | | 0,5 | 7 | An, peditaeniatus | 0 | | | 3 | 8 | An. philippinensis | 0 | | | 0,75 | 9 | An. splendidus | 0 | | | 0,5 | 10 | An. vagus | 0,33 | | | 11,75 |
Xã Sơn Thái thu thập được 2 véc tơ chính, trong đó An. dirus thu thập được ở cả 4 phương pháp điều tra và mật độ MNNN là 4,33 con/người/đêm cao gần gấp đôi so với MNTN là 2,33 con/người/đêm. Bảng 8. Kết quả mổ muỗi sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh TT | Loài | Số muỗi mổ | Tuyến nước bọt | Dạ dày | Buồng trứng | Số mổ | Thoa trùng | Số mổ | Oocyste | Số muỗi đẻ | Tỷ lệ (%) | 1 | An. dirus | 71 | 71 | 0 | 71 | 0 | 40 | 56 | 2 | An. maculatus | 36 | 36 | 0 | 36 | 0 | 18 | 50 | 3 | An. aconitus | 41 | 41 | 0 | 41 | 0 | 22 | 53,7 | Tổng cộng | 148 | 148 | 0 | 148 | 0 | 80 | 54,1 |
Ghi chú: Véc tơ sốt rét chỉ mổ được khi còn sống. Kết quả mổ muỗi cho thấy: Tổng cộng có 148 cá thể muỗi sốt rét đủ tiêu chuẩn để mổ đó là còn sống, cơ thể chưa khô cứng và trong số 148 cá thể được mổ thì có 80 cá thể muỗi đẻ chiếm 54,1%. Trong đó, tỷ lệ đẻ cao nhất là véc tơ chính An. dirus với 56% (56/71) và thấp nhất là véc tơ phụ An. aconitus 53,7% (52/101). Khi soi dạ dày và tuyến nước bọt dưới kính hiển vi của cả ba véc tơ thì chưa phát hiện muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Kết quả thử nhạy cảm muỗi Anopheles với hóa chất diệt côn trùng Bảng 9. Mức độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất deltamethrin 0,05% Loài | Hóa chất | Lô muỗi | Tỷ lệ muỗi chết (%) | Nhạy/ kháng | Sau 1 giờ tiếp xúc | Sau 24 giờ theo dõi | An. maculatus | Deltamethrin 0,05% | Đối chứng (n=50) | 0 | 2 | Nhạy | Thử nghiệm (n=100) | 100 | 100 | An. aconitus | Lambda-cyhalothrin 0,05% | Đối chứng (n=50) | 0 | 0 | Nhạy | Thử nghiệm (n=100) | 100 | 100 |
Tiến hành thử nghiệm đánh giá mức độ nhạy cảm của muỗi sốt rét với các loại hóa chất diệt côn trùng nhóm pyrethroid gồm lambda-cyhalothrin 0,05% và deltamethrin 0,05%. Đây là những loại hóa chất đang được sử dụng phổ biến trong chương trình phòng chống véc tơ sốt rét hiện nay và nằm trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng tại Việt Nam. Muỗi Anopheles sử dụng thử nhạy cảm là các cá thể muỗi còn sống và khỏe mạnh thu thập từ phương pháp bẫy mồi gia súc và mồi người tại thực địa. Thử nghiệm được thực hiện theo Quy trình thử nhạy cảm của tổ chức Y tế thế giới năm 2018. Kết quả thử nghiệm cho thấy các loài muỗi An. maculatus và An. aconitus vẫn còn nhạy (tỷ lệ muỗi chết khi tiếp xúc với hóa chất là 100%) với các giấy thử tẩm hóa chất tại huyện Khánh Vĩnh Kết luận - Về tình hình sốt rét năm 2023: huyện Khánh Vĩnh đang diễn biến phức tạp và tăng cao so với cùng kỳ năm 2022. Riêng xã Khánh Thượng, bệnh nhân sốt rét được phát hiện với số lượng thấp và phân bố rải rác vào các tháng trong giai đoạn 2018-2022. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến ngày 25/7/2023 xã Khánh Thượng ghi nhận số ca bệnh tăng cao với 36 THB chẩn đoán xác định; - Về các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét: Mặc dù số ca mắc đang tăng cao và các trạm Y tế vẫn còn màn và võng nhưng hiện nay các biện pháp phòng chống véc tơ cho cộng đồng vẫn chưa triển khai kể cả phun tồn lưu. - Về sinh cảnh và tập quán của người dân tại các xã điều tra: sinh cảnh các điểm điều tra các suối đều có nước chảy, trời thỉnh thoảng có mưa và người dân ngủ qua đêm tại các nhà rẫy. Hiện đang trong giai đoạn khai thác keo và phát thực bì nên người dân hình thành thêm các cụm lán/trại tạm thời để ở, điều này góp phần thuận lợi cho quá trình lan truyền bệnh sốt rét xảy ra trong cộng đồng; - Về thành phần loài: tổng cộng 16 loài Anopheles thu thập được tại 3 xã với 02 véc tơ chính và 02 véc tơ phụ. Trong đó, xã Khánh Thượng thu thập được 14 loài với cả hai véc tơ chính vùng rừng núi là An. dirus, An. minimus và 02 véc tơ phụ gồm An. aconitus và An. maculatus; tương tự xã Sơn Thái thu thập được 10 loài với 02 véc tơ chính và 02 véc tơ phụ; xã Khánh Thành thu thập được 11 loài và chỉ bắt được véc tơ chính An. dirus và hai véc tơ phụ. Như vậy, với sự có mặt của hai véc tơ chính làm gia tăng nguy cơ mắc sốt rét trong thời gian đến là rất cao khi mà số lượng bệnh nhân tăng cao trong nửa đầu tháng 7/2023. - Về tập tính của véc tơ chính An. dirus tại các điểm điều tra: An. dirus thường xuyên thu thập được trong các đợt điều tra của khoa Côn trùng (Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn) và sinh cảnh ở huyện Khánh Vĩnh thuận lợi cho An. dirus phát triển quanh năm. Trong thời gian điều tra, An. dirus hoạt động chủ yếu là ngoài nhà và thời gian bắt được muỗi từ 20 giờ ở xã Sơn Thái và xã Khánh Thành, riêng xã Khánh Thượng bắt được muộn hơn từ 9h30. Kết quả mổ muỗi sốt rét: Tỷ lệ muỗi đẻ chung là 54,1% và chưa phát hiện véc tơ nhiễm thoa trùng. - Đánh giá mức độ nhạy kháng với hóa chất diệt côn trùng của muỗi sốt rét: thử nhạy kháng được tiến hành ở loài An. aconitus và An. maculatus thu thập tại thực địa với 02 hóa chất diệt côn trùng. Kết quả cho thấy muỗi An. aconitus và An. maculatus vẫn còn nhạy với các hóa chất lambda-cyhalothrin 0,05% và deltamethrin 0,05%. Khuyến nghị - Đối với các Trạm Y tế: Các trạm y tế hiện đang còn tồn màn, võng trong kho thì sớm cấp màn, võng bổ sung cho các hộ đi rừng/rẫy và vận động người dân tự giác ngủ màn kể cả khi đi rẫy. Bên cạnh đó, các xã nhất là xã Khánh Thượng đẩy mạnh truyền thông thông qua đài phát thanh của xã về tình hình sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh và của xã để người dân nắm rõ, chủ động phòng chống muỗi đốt và khi sốt cần đến trạm Y tế để xét nghiệm và điều trị. - Đối với Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh: Tăng cường chỉ đạo các trạm Y tế chủ động giám sát phát hiện ca bệnh và sớm cung cấp màn, võng bổ sung cho các hộ đi rừng ngủ rẫy cũng như cung cấp các loại kem/hương xua muỗi cho các nhóm dân đi rẫy. Đối với các hộ sống gần rẫy, các nhà rẫy có vách cần triển khai phun tồn lưu hóa chất trên tường vách để bảo vệ người dân; - Đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa: Ngoài cung cấp thuốc điều trị sốt rét cho các xã, nhất là các xã có số ca mắc tăng như xã Khánh Thượng thì Trung tâm cần chỉ đạo và tăng cường hỗ trợ các địa phương trong giám sát véc tơ sốt rét, màn và sớm triển khai các biện pháp phòng chống để bảo vệ người dân trong bối cảnh Đoàn điều tra phát hiện có mặt cả 2 véc tơ chính. - Đối với Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn: Tăng cường hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho các điểm gia tăng sốt rét như khám sàng lọc và điều trị các ca bệnh, đánh giá nguy cơ tại các điểm gia tăng sốt rét ở tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó hỗ trợ các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa giám sát ký sinh trùng, véc tơ sốt rét và đưa ra các khuyến nghị cho địa phương về phòng chống sốt rét.
|