Cần có sự chuẩn bị ứng phó toàn diện trước kịch bản nếu có đại dịch truyền nhiễm tiếp theo (Phần 2)
Tiếp theo Phần 1: Cần có sự chuẩn bị ứng phó toàn diện trước kịch bản nếu có đại dịch truyền nhiễm tiếp theo
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUẨN BỊ CHO ĐẠI DỊCH TIẾP THEO? COVID-19 và các vụ dịch bệnh truyền nhiễm khác có thể đã dạy chúng ta nhiều bài học là làm thế nào để ứng phó với các mối đe dọa trong tương lai(future threats)? Giai đoạn khẩn cấp của COVID-19 có thể đã đi qua, nhưng nó vẫn còn nhu in trong suy nghĩ của nhiều người. Đây là một khoảng khắc duy nhất để học được ứng phó toàn cầu và nhiều vụ dịch về bệnh truyền nhiễm xảy ra bất khả kháng. Tuy nhiên, người ta có thể làm dừng nó lại, không để chúng thành đại dịch. Hơn 20 năm qua của nhiều vụ dịch không chỉ COVID-19, mà còn có cả Zika, Ebola, cúm lợn, Hội chứng viêm ô hấp cấp Trung Đông (Middle Eastern Respiratory Syndrome-MERS) và Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng (Severe Acute Respiratory Syndrome-SARS) có thể dạy chúng ta cách làm thế nào cải thiện an ninh y tế toàn cầu. Chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo trong tương lai liên quan đến đẩy mạnh toàn bộ chuỗi đáp ứng dịch (strengthening the entire chain of the outbreak response) từ khâu xác định tác nhân đến tiêm vaccine toàn dân. Có thể các bước sau đây áp dụng có hiệu quả nhằm chủ động ứng phó với một đại dịch hay mối đ dọa khác trong tương lai: 1. Giám sát bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người (Monitor of zoonoses)Mối nguy cơ lớn nhất đến từ các tác nhân gây bệnh đang lưu hành trong động vật có thể nhảy sang người. Như COVID-19 đã cho thấy, một khi một ai đó bị nhiễm ở một nơi nào đó trên thế giới này, du lịch và thương mại sẽ nhanh chóng mang nguồn virus này đi khắp mọi nơi. Nếu đánh giá thấu đáo về tác nhân gây bệnh và kiểm soát chúng tôi nhất không gì khác hơn là chúng ta chuẩn bị vaccine và điều trị. Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) xác định một số bệnh ưu tiên và có tiềm năng gây đại dịch gồmsốt xuất huyết Crimean-Congo (Crimean-Congo haemorrhagic fever), Ebola, Marburg, sốt Lassa, MERS, SARS, nhiễm Nipah virus và Zika. Tuy nhiên, có nhiều tác nhân có tiềm năng gây đại dịch đang lưu hành trong các động vật mà cúng ta hoàn toàn chưa biết gì về nó. Điều cần thiết và quan trọng làm làm thế nào chúng ta phải xác định điểm nóng (“hotspots”) - nơi mà con người và động vật tiếp xúc thường xuyên để làm giảm nguy cơ. Chẳng hạn vệ sinh chuẩn ở các chợ, nơi mà các động vật bị giết mổ và bán ra thị trường hàng ngày sẽ là nguồn nguy hiểm và xuyên suốt thời gian. Hình 5. Tại sao lại có sự ước đoán nguy cơ bệnh truyền nhiễm mới phát sinh?
2. Giải trình tự toàn cầu (Sequence globally) Để phát triển các công cụ để chống lại một đại dịch như các công cụ chẩn đoán, điều trị và vaccine phòng bệnh, chúng ta phải biết lựa chọn cái nào là hợp lýđể sử dụng chống lại. Điều cốt yếu và quan trọng là chúng ta nhanh chóng thu nhận và chia sr thông tin về giải trình tự di truyền của virus đang phát sinh và gây bệnh. Hình 6. Biết được cấu trúc di truyền của tác nhân gây bệnh là một chìa khóa quan trọng chống đại dịch bệnh truyền nhiễm
Điều này đã cho thấy trong đại dịch do SARS-CoV-2 vừa qua chúng ta làm rất tốt, không chỉ giải trình tự gốc ở Trung Quốc, mà còn phát hiện các biến thể phụ ở khắp nơi (subsequent variants), nhưng rất tiếc không phải quốc gia nào cũng có khả năng giải trình tự này. Nếu một virus xuất hiện tại một quốc gia mà không có khả năng giải trình tự thì khi đó chúng có thể lan rộng một cách thầm lặng trong nhiều tuần, điều này đã từng xảy ra đối với Ebola ở Guinea vào năm 2014. Do đó, để tránh việc ứng phó chậm trong việc làm sao cho dừng đại dịch thì cần làm giải trình tự, điều chế vaccine theo công thức mới và cần có đầu tư kinh phí vào cơ sở có khả năng giải trình tự gen. 3. Đẩy mạnh sản xuất (Strengthen manufacturing)Cúm lợn (Swine flu), COVID-19 và đậu mùa khỉ chỉ ra mô hình cung ứng vaccine từ thiện (model of charitable donations of vaccines) từ các quốc gia giàu có hơn lại không thực hiện. Điều này dẫn đến sự không bình đẳng trong việc phân bổ vaccine (vaccine inequality) và khi đó các nước có thu nhập cao lại được một lượng lớn khổng lồ vaccine, trong khi các quốc gia thu nhập thấp lại có rất ít. COVID-19 cho thấy sự đứt gãy của sản xuất vaccine và thế giới chỉ trông chờ vào một số công ty sản xuất vaccine mà thôi như Viện Huyết thanh của Ấn Độ ở Pune. Việc sản xuất thuốc điều trị và vaccine cần chia sẻ bình đẳng hơn giữa các khu vực để sẵn sàng sản xuất một lượng lớn các chế phẩm thuốc chất lượng cao trong tình huống khẩn cấp. Xây dựng và nâng cap năng lực các nhà máy địa phương với chế độ giảm đi các bước quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng các nhà máy và đào tạo nhân lực làm việc thường xuyên tại các nơi đang yếu về mảng này. Sự cần thiết này cần có tham gia của hệ thống y tế tư nhân đi cùng với hệ thống y tế công lập, đồng hành cùng chính phủ trong vai trò nghiên cứu vaccine, sản xuất và phân phố vaccine đến nơi cần. 4. Chuẩn bị vaccine để sản xuất nhanh chóng (Prepare vaccines for rapid production)Tiêm vaccine là cần thiết để đánh bại lại đại dịch do virus, nếu vaccine sẵn có, có thể triển khai nhanh chóng khi mối đe dọa lan rộng thì vaccine giúp ngăn ngừa lan rộng này. Đối với các tác nhân gây bệnh được biết là có tiềm năng gây đại dịch, như là cúm thì các chính phủ nên đầu tư cho vaccine để có thể bảo vệ chống lại cùng lúc nhiều biến thể. Các thử nghiệm lâm sàng trên phạm vi toàn cầu đối với vaccine cúm, thì các chủng cúm pha lẫn (mix flu strains) đã thúc đẩy tạo ra đáp ứng miễn dịch phổ rộng (broad-based immune response). Để bảo vệ chống lại các mối đe dọa mà chúng ta hoàn toàn chưa có chút kiế thức gì về nó trước khi xảy dịch, các nhà khoa học đang tạo ra một sân chơi kỹ thuật “cắm vào là chạy“ (plug-and-play technical platform) như là công nghệ mRNA hay dựa trên các vectors adenovirus mà từ đó có thể nhanh chóng cải tiến để chống lại mối đe dọa đang hiện hữu đặc biệt này. 5. Dừng sự lan rộng tác nhân (Stop the spread) Các chính phủ phải quan tâm đến một ý tưởng về sự lan rộng của virus cúm lây qua đường hô hấp là việc bất khả kháng chống lại. Trong suốt đại dịch COVID-19, các quốc gia như Thụy Điển và Anh đã gạt bỏ ý tưởng về vaccine nhanh chóng để dủ bảo vệ một lượng lớn quần thể khỏi bị nhiễm. Thế nhưng nhiều loại vaccine sau đó được tạo ra, thử thách và chấp chận trải qua một năm. Hình 7. Các biện pháp làm dừng hoặc hạn chế lây lan mầm bệnh ra cộng đồng
Bao nhiêu người sẽ sống nếu các chính phủ mau chóng giúp cho dừng sự lan truyền đến khi chiến dịch tiêm vaccine hàng loạt triển khai? Tất cả nổ lực hợp lý nên làm để trì hoãn sự lan rộng của một virus cho đến khi các phương tiện y khoa triển khai can thiệp. Điều này bao gồm ban hành bắt buộc đeo khẩu trang khẩn cấp trong khu vực công cộng, như các cửa hiệu và khu vực đưa đón xe công cộng và đề ra kế hoạch cho học sinh đến các không gian thoáng rộng ở khu vực sân vận động, nhà bảo tàng và các khu vực có không gian rộng hơn để có thể cung cấp một môi trường an toàn cho mọi người. 6. Thiết lập và đẩy mạnh hệ thống báo cáo dịch bệnh (xác định Establish and strengthen identification and reporting outbreak systems).Năm 2021, vụ dịch Ebola xảy ra ở Guinea, hệ thống giám sát và báo cáo rất tích cực và đầy đủ dẫn đến xác định virus kịp thời và khâu nhiễm bệnh.Hệ thống này đưa ra đúng nơi đúng chỗ kịp thời và có vai trò tích cực hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Về mặt ngắn hạn, hệ thống giám sát cho đại dịch tiếp theo sẽ như thế: Nếu có một người nhiễm trùng, một bác sỹ chẩn đoán và tra cứu với danh sách của TCYTTG và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ (US Centre for Disease Control and Prevention), sau khi khẳng định bệnh có thể gây chết người, ngay lập tức thông tin được chuyển đến các cấp độ khu vực và quốc tế. Các bác sỹ, thầy thuốc và nhân viên y tế trên trên khắp thế giới gởi báo cáo về bệnh lên các nhóm giống như Mạng lưới Ứng phó hay đáp ứng và cảnh báo dịch toàn cẩu của TCYTTG (WHO Global Outbreak Alert and Response Network). Các nhóm chứa các dữ liệu gộp về dịch và tiềm năng đại dịch sẽ được xem xét ngay. Nếu bất cứ trường hợp nào, thì thông báo về tin tức nghi dịch hay dịch đều đến các cơ sỏ y tế và chính phủ và hệ thống quản lý khẩn cấp(emergency management systems) đúng chỗ. Bộ phận quan trọng nhất chứa dữ liệu dịch bệnh để xác định và ứng phó nhanh nhất có thể. Với hệ thống này hoạt độngh đúng và kịp thời thì khả năng ứng phó dịch bệnh toàn cầu có thể duy trì và ổn định ngân sách, nhân lực và đào tạo duy trì hệ thống tốt. 7. Xác định mối đe dọa cao nhất và liệu pháp điều trị kết nối y tế tư nhân và y tế nhà nước (Identify leading threats and therapies connecting the public and private sectors)Theo các chuyên gia, những đại dịch tiếp theo (next pandemics)sẽ có thể đến từ coronavirus hay họ virus cúm. Flaviviruses như West Nile virus, Filoviruses như Ebola virus và Alphaviruses cũng được coi là có khả năng gây đại dịch. Ngoài ra, các tác nhân khác cũng có thể gây đại dịch như virus Zika, đậu mùa khỉ, MERS. Trong tình huống có cơn khủng hoảng y tế mới trên toàn cầu gây ra bởi một trong các bệnh truyền nhiễm khác đòi hỏi cấu trúc lại tổ chức.Sự chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo một trách nhiệm vô cùng quan trọng cua chính phủ từng quốc gia và ngành công nghiệp dược sinh học. Họ cần tạo ra và phối hợp với hệ thống phòng chống đại dịch, bao gồm các nổ lực cùng nhau làm việc giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế công lập để tăng mạnh hơn tiềm lực chống dịch. WHO, US.CDC và các tổ chức quốc gia khác phải có danh sách các bệnh truyền nhiễm đã biết để hướng dẫn các công việc liên tục hướng đến xác định khả năng đại dịch tiếp theo. Sử dụng các danh sách đó phối hợp với các ngành sinh dược học có thể bắt đầu xác định dần dần để tạo ra các liệu pháp mới trong tương lai. Tuy nhiên, nếu hệ thống chăm sóc y tế toàn cầu (global healthcare systems)đang lên kế hoạch đẩy mạnh cải tiến liên tục thì vai trò của các điều khoản y tế tư nhân và y tế công cân bằng.Đặc biệt, ngành công nghiệp MedTech đang có xu thế phát triển mạnh hơn các ngành y dược cổ truyền hay theo hướng truyền thống. Cách tốt nhất để chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo là thiết lập một hệ thống sinh thái phối hợp (collaborative ecosystem) mà ở đó các công ty sinh dược(biopharma companies), chính phủ và tổ chức phi chính phủ chia sẻ thông tin và hợp tác hướng đến tối ưu hóa sự chuẩn bị này. 8. Phát triển và phân bổ vaccine mới trên toàn cầu (Develop & distribute the new vaccines globally)Để ngăn ngừa đại dịch tiếp theo có thể xảy ra trở lại, chúng ta cần phải có một kịch bản đúng và sớm một bước, tránh bị động. Chúng ta phải đảm bảo rằng sự chuẩn bị đó không để đại dịch gây hậu quả tàn phá quy mô lớn thì mới mong dập tắt đại dịch. Không có câu hỏi, thanh công lớn nhất là vaccine COVID-19, nó phát triển với tốc độ chưa từng thấy, đã được chấp nhận và trở nên nguồn có sẵn cho mọi người, bao gồm cả người không thể tiếp cận nó, dù muộn hơn. Sự phát triển này đã cứu bao nhiêu mạng sống mà chúng ta khó có thể đếm được thông qua chương trình tiêm chủng, đó là baifhojc cho những đại dịch đến. Trước tiên, chúng ta cần đơn giản hóa quy trình phát triển và chấp thuận vaccine để bảo vệ chống lại các mối đe dọa mà chúng ta chưa biết trước đó(as-yet unknown threat). Điều này có nghĩa là cần gia tăng sản xuất vaccine trên phạm vi toàn cầu và gia tăng sử dụng và chuyển giao công nghệ. Điều này giúp cho khả năng sản xuất nhanh chóng một lượng lớn vaccine.Thứ hai, mạng lưới phân bổ toàn cầu và dân chuyền cung ứng cần đưa vaccine đến những nơi đang cần. Đặc biệt ở các quốc gia nghèo hơn, tiếp cận giới hạn với hệ thống chăm sóc y tế. Theo dữ liệu trên “Our World data” thì đến hôm nay chỉ có 14,4% số người ở các nước có thu nhập thấp mới nhận 1 liều? 9. Phát triển test chẩn đoán và sử dụng công nghệ mới để sẵn sàng (Develop, test, and use new technology for preparedness)Một số lượng công nghệ mới quan trọng đã đưa ra khi đại dịch COVID-19 tấn công vào thế giới. Virus đã khiens cho các công nghệ mới kêu gọi vốn để phát triển công nghệ. Các cải tiến từ phát minh thuốc đếncác vật dụng y tế có thể đeo hoặc mang trên người (wearables and medical devices) đòi hỏi kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa ra và có thử nghiệm lâm sàng và quy định cấp thuận cụ thể. Tất cả điều đó đòi hỏi có thời gian, tiền và cam kết cũng như họp thảo luận về cá nhu cầu dịch vụ y tế trên khắp thế giới. Các công cụ và thiết bị y tế phát triển cho đại dịch tiếp theo có thể rất quan trọng để cứu lấy mạng sống mọi người, do vậy, nhu cầu cần triển khai nhanh chóng.Một số bệnh viện tư nhân, cơ sở y tế công và phi chính phủ dã mua công nghệ mới nhưng không ưu tiên cho việc sử dụng của họ. Tình huống này mở ra bất cứ nơi đâu, không có một ai trong bệnh viện mà không biết làm thế nào sử dụng các thiết bị hiện đại chống lại nhiễm trùng.Vì thế, làm thế nào có thể sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo? Những sự cải tiến dẫn đến các công nghệ và quy trình y khoa mới cần phải ưu tiên. Tất cả nhân viên y tế phải biết về những gì họ phải có trong tay và cách sử dụng đối với các phương pháp và kỹ thuật mới này trong tình huống chồng bệnh truyền nhiễm thật sự! Kinh nghiệm thực hành với công nghệ mới là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân nếu đại dịch đến lần nữa. Cả thế giới chắc chắn không thể phủ nhận tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.Trong khi một số người vẫn sợ bệnh tật và đang suy nghĩ về khâu thực hành vệ sinh tay, y tế công cộng và các chuyên gia quản lý tình trang khẩn cấp đang sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo. Một khi không thể nói không có cảnh báo liên quan đến bệnh lý virus va khả năng về một đại dịch trong tương lai. Trong vòng 20 năm qua, một số lượng lớn ấn phẩm khoa học (plethora of articles) cảnh báo chúng ta về khả năng một đại dịch tiếp theo với hơn 40 bệnh truyền nhiễm đã nổi lên trong cùng thời điểm. Một số bệnh truyền nhiễm có thể gây đại dịch tiếp theo là Ebola, SARS, đậu mùa khỉ. Dường như chúng ta đang không lo lắng gì bởi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp sau đại dịch 2 năm. Chúng ta có thể nói rằng với niềm tin nếu không sẵn sàng từ bây giờ và thực hiên hôm nay thì hậu quả diễn ra nếu có không khác gì những gì đã xảy ra cuối năm 2019.Từ những gì chúng ta biết giờ đây, COVID-19 đã cho thấy một số sự thật về đại dịch và biểu hiện những thiếu sót lớn về năng lực của từng quốc gia và quốc tế hiện nay trong việc phát hiện và đáp ứng với dịch. Khi đại dịch tiếp theo xảy ra là hàng triệu đô la bỏ ra, nên để tránh dại dịch xảy ra thêm lần nữa và tổn thất quan trọng và nghiêm trọng. Điều quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng trong tương lai thì giờ đây các chiến dịch phải thiết lập cho các kịch bản. Công nghệ mới có một tiềm năng lớn để cải thiện và cứu sống bệnh nhân tốt nhất và nhiều nhất, cũng như làm giảm tính năng chuyên nghiệp của nhân viên không cần thiết, song nếu có cả hai càng tốt. Càng nhiều người biết cách sử dụng trang thiết bị và threo dõi được quy trình mới ợp lý và đúng cách, thi càng có nhiều mạng sống được cứu trong đại dịch tiếp theo nếu xảy ra. Việc chuẩn bị cho đại dịch tưởng cừng không khó, song các thông điệp hiện có và rõ ràng dựa trên dữ liệu từ đại dịch trước đó là một chìa khóa quan trọng. Các thông tin được giải thích rõ ràng bao nhiêu thì mọi người sẽ cùng hợp tác chống dịch càng hiệu quả. Các thông tin trong số đại dịch COVID-19 đã qua giống như một cách làm phẳng đường cong (“flatten the curve”) như một chiến lược y tế công cộng (YTCC) nhằm làm chậm sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 trong đại dịch COVID-19, giảm thiểu tốc độ lây lan bệnh tật trong một quần thể hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh tật trong một quần thể để giảm số người cần chăm sóc cao điểm tại một thời điểm và hệ thống chăm sóc sức khỏe không vượt quá khả năng của nó. Hình 8. Mô hình cho thấy năng lực kiểm soát của hệ thống y tế không tương ứng với các biện pháp can thiệp, nếu đại dịch xảy ra trong tương lai
Ý tưởng đằng sau khái niệm "latten the curve" là không nhất thiết phải tránh hoàn toàn việc lây lan, mà là làm chậm tốc độ lây lan. Nếu tốc độ lây truyền bệnh chậm lại thì sẽ có các biện pháp chăm sóc sức khỏe và cứu sống cho nhiều người hơn vì không có nhiều người bị bệnh cùng một lúc. Trong đại dịch COVID-19, "flatten the curve" dựa vào các kỹ thuật giảm thiểu như rửa tay, sử dụng khẩu trang, tránh đám đông, làm việc tại nhà bất cứ khi nào có thể. Đường cong được đề cập trong "flatten the curve" là một đỉnh cao trên biểu đồ biểu thị số lượng dân số mắc bệnh. Cụm từ "flatten the curve" đã được bắt nguồn từ một bài báo của US.CDC (2007) để xem xét các kết quả có thể xảy ra đối với một đại dịch cúm. Một biểu đồ cụ thể trong bài báo cho thấy số người sẽ bị lây nhiễm nếu không thực hiện các bước giảm thiểu so với số người sẽ bị nhiễm nếu các bước giảm thiểu được thực hiện như đóng cửa trường học và thúc đẩy cô lập xã hội. Một ví dụ cụ thể Vào năm 2020, biểu đồ xuất hiện trở lại trên Twitter và người dùng mạng xã hội bắt đầu đề cập đến quá trình giảm thiểu như "flatten the curve".Trong năm 2020, trên thế giới phổ biến thuật ngữ “làm phẳng đường cong” (flatten the curve) dịch bệnh. Điều đó có nghĩa là chưa thể xác định được ca mắc mới ngay lập tức, nhưng ít nhất có thể làm chậm lại sự lây lan của virus trong cộng đồng, dưới ngưỡng mà hệ thống y tế có thể bị quá tải.Trong giai đoạn mới của dịch, Việt Nam áp dụng những biện pháp dịch tễ học cần thiết khác. Bên cạnh các biện pháp truyền thống như ngăn chặn ca nhập cảnh, dập các ổ dịch nhỏ, thì hiện nay có thể thấy ở phía nam, có những ổ dịch bùng phát rất lớn, chúng ta cần phải làm giảm tỷ lệ lây nhiễm và giảm thiểu tổn thất do đại dịch. Hình 9. Làm thẳng đường cong là làm chậm tốc độ lây lan dịch bệnh
Một biện pháp kết hợp với việc làm phẳng đường cong là nâng cao năng lực chăm sóc y tế, hay còn gọi là nâng cao đường thẳng. Theo như mô tả trong một bài viết trên The Nation, để ngăn một hệ thống chăm sóc y tế bị quá tải đòi hỏi xã hội cần thực hiện 02 điều: (i) Làm phẳng đường cong, tức là làm chậm tốc độ lây nhiễm để số ca cần nhập viện trong một thời điểm không quá lớn và (ii) Là nâng cao đường thẳng, tức là nâng cao năng lực điều trị lượng lớn bệnh nhân của hệ thống bệnh viện. Tính đến năm 2020, trong đại dịch COVID-19, hai biện pháp chính được sử dụng đó là tăng số lượng giường bệnh ICU và máy thở có sẵn; cả hai hiện đều đang bị thiếu hụt trầm trọng. Các biện pháp can thiệp không dùng thuốc như rửa tay, giãn cách xã hội, cách ly và khử trùng có thể làm giảm số ca lây nhiễm hàng ngày, nhờ đó làm phẳng đường cong dịch bệnh. Đường cong được làm phẳng thành công giúp cho nhu cầu chăm sóc y tế được kéo giãn qua thời gian và giữ cho số trường hợp phải nhập viện lúc cao điểm nằm dưới đường thẳng công suất chăm sóc y tế. Nếu thực hiện được, các nguồn lực, bao gồm cả trang thiết bị và nhân lực, sẽ không bị quá tải và thiếu hụt. Tại các bệnh viện, các nhân viên y tế ngoài việc phải sử dụng các thiết bị và quy trình bảo hộ hợp lý còn phải phân tách các bệnh nhân và nhân viên bị nhiễm bệnh khỏi những người khác để tránh tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện. Nâng cao đường thẳng, ngoài nỗ lực làm phẳng đường cong thì cũng cần thiết phải thực hiện song song việc "nâng cao đường thẳng", tức là tăng công suất của hệ thống chăm sóc y tế. Công suất chăm sóc y tế có thể được cải thiện bằng cách nâng cấp trang thiết bị, đào tạo nhân lực, cung cấp dịch vụ y tế từ xa, chăm sóc sức khỏe tại nhà và giáo dục y tế cho người dân. Các thủ thuật không cấp thiết có thể được hủy hoãn để giải phóng nguồn lực. Nâng cao đường thẳng nhằm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị và nguồn cung y tế cho nhiều bệnh nhân hơn. Ngoài ra, hành xử có trách nhiệm (“behave responsibly”) phù hợp với tất cả hầu hết mọi người trên toàn cầu.Đó là một cách đáp ứng đại dịch hiệu quả khi chúng ta nhìn về tương lai. 10. Chuẩn bị về mặt nhân sự cấp cứu, kể cả cấp cứu ngoại viện (Emergency personnels, and Paramedics and Emergency Medical Technician) Chuẩn bị về mặt nhân sự, như trên đã đề cập thì các thầy thuốc lâm sàng, bác sỹ và đội ngũ dành riêng cho cấp cứu hay còn gọi là “paramedics”hay “Emergency Medical Technician-EMT) vì hiện nay, công tác cấp cứu người bệnh ở môi trường bên ngoài bệnh viện tại Mỹ, Anh, Úc và nhiều nước khác trong khu vực được thực hiện bởi đội ngũ được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá, tất cả nhân viên khác chịu trách nhiệm dụng cụ y khoa cần thiết phải đào tạo để sử dụng đúng. Cái gì chỉ ra trong công nghệ mới nếu chúng ta không đào tạo sẽ dẫn đến chậm trễ trong xử trí cấp cứu!Cả EMT và Paramedic đều là nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành cấp cứu, với môi trường làm việc ở ngoài bệnh viện (ngoại viện). Hình 10. Các công việc mà nhân viên y tế cấp cứu sẽ thực hiện ngoại viện
Cả Paramedics và EMT hai đều mặc đồng phục và cả hai đều giúp đỡ bệnh nhân và đều thuộc lĩnh vực dịch vụ y tế khẩn cấp (Emergency Medical Service-EMS) và một số nước gọi nhóm nhân viên này là đội ứng phó cấp cứu khẩn cấp (Emergency Medical Responders-EMRs), có nhiều mức chứng nhận khác nhau dành cho các nhà cung cấp.Kỹ thuật viên y tế khẩn cấp (EMT) là loại nhà cung cấp phổ biến nhất trong EMS và đôi khi được gọi là EMT.Các EMT học các kỹ năng cần thiết để giúp đỡ trong các tình huống nguy hiểm đến tính mạng và nhiều EMT tiếp tục đạt được chứng chỉ EMT Nâng cao hoặc trở thành Y tá y tế.Nhiều bác sĩ, y tá và nhân viên cứu hỏa cũng đã sử dụng giáo dục EMT và kinh nghiệm làm việc của họ như một bước đệm trong sự nghiệp của họ. Có sự khác nhau gì giữa EMT và Paramedic không?Về thời gian đào tạo, nếu như EMT cần 120-150 giờ đào tạo, còn Paramedic cần 1.200 đến 1.800 giờ như tại Mỹ và các nước có đào tạo chuyên ngành; về năng lực kỹ thuật cấp cứu tại hiện trường, cả EMT và Paramedic đều có kỹ năng cấp cứu ngưng tim ngưng thở, cho bệnh nhân thở oxy, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, phản ứng dị ứng. Ngoài những kỹ năng cấp cứu cơ bản trên, Paramedic còn được đào tạo thêm kiến thức sâu hơn về giải phẫu học, sinh lý học, dược, tim mạch và các kỹ năng cấp cứu ở cấp độ cao hơn như chỉ định sử dụng thuốc cấp cứu, truyền dịch, hỗ trợ hô hấp, nhất là khả năng hồi sức những vấn đề khó hơn như chấn thương, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch.Tuỳ thuộc kiến thức và kỹ năng thực hành cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện theo các mức độ thời gian và chương trình đào tạo, loại hình nhân viên y tế cho hoạt động cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện được chia làm 4 cấp độ khác nhau từ thấp đến cao, bao gồm: (i) Nhân viên cấp cứu ngoài bệnh viện (Ambulance Officer); (ii) Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chính qui (Paramedic); (iii) Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên sâu về hồi sức (Intensive Care Paramedic); (iv) Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên sâu về chăm sóc mở rộng (Extended Care Paramedic). Hình 11. Một số công việc mà nhóm nhân viên cấp cứu ngoại viện quan trọng trong đại dịch
Sự khác biệt lớn nhất giữa EMT và Paramedics là mức độ giáo dục mà họ nhận được và mức độ chăm sóc mà họ cung cấp cho bệnh nhân hay phạm vi thực hành. EMT hoàn thành khóa học dài tối thiểu 170 giờ, được giáo dục trong việc đánh giá bệnh nhân và xác định xem có thể có bất kỳ thương tích hoặc bệnh tật đe dọa tính mạng nào không.Điều này bao gồm chấn thương nẹp cho một bệnh nhân sau một vụ va chạm xe cơ giới, sử dụng epinephrine cứu sống cho một bệnh nhân bị phản ứng dị ứng, hoặc thậm chí thực hiện hô hấp nhân tạo cho một bệnh nhân ngừng tim.Các kỹ năng khác mà EMT sẽ học bao gồm quản lý oxy, thở bằng mặt nạ van túi, đỡ đẻ cho trẻ sơ sinh và thậm chí sử dụng một số loại thuốc.Kỹ năng đánh giá của EMT, khả năng nhanh chóng nhận ra nếu ai đó đang chết, là công cụ tốt nhất trong hộp công cụ của họ và là trọng tâm chính của giáo dục EMT.Nói chung, để đủ điều kiện ghi danh vào một khóa học EMT, bạn không cần phải có bất kỳ kinh nghiệm y tế nào trước đó.Các yêu cầu về tính đủ điều kiện và điều kiện tiên quyết cho các khóa học EMT và y tế có thể khác nhau giữa các trường. Hình 12. Cấp cứu và hồi sức tim phổi trong viện và ngoại viện
Tại Vệt Nam, hiện chưa có mã đào tạo cho loại hình nhân viên y tế chuyên trách công tác cấp cứu ngoài bệnh viện như Paramedics và EMT và một trong những khó khăn lớn nhất tại các trung tâm cấp cứu các tỉnh, thành trên cả nước là phát triển nguồn nhân lực, vì hầu hết các bác sĩ, điều dưỡng đều muốn được công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh hơn là làm cấp cứu. Với xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế và nhất là đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân, việc định hướng và sớm có chiến lược bổ sung một loại hình nhân viên y tế chuyên phục vụ công tác cấp cứu người dân ở môi trường ngoài bệnh viện như EMT, Paramedic là một yêu cầu tất yếu và ngay cả ứng phó với đại dịch trong tương lai thì sẽ ra sao nếu thiếu đội ngũ y tế như trên. Paramedics thường được gọi đến các tình huống khẩn cấp khi ai đó cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Những gì họ làm chính xác khác nhau giữa các quốc gia, tiểu bang và thậm chí cả quận, hạt. Thuật ngữ Paramedicđề cập đến một số cấp độ đào tạo, mặc dù nhiệm vụ cơ bản của họ là cung cấp chăm sóc cứu sống ban đầu cho những người có nhu cầu. Paramedic như là một thuật ngữ “Umbrella”. Khá thường xuyên, các y tá được sử dụng như một thuật ngữ chung liên quan đến tất cả các nhân viên dịch vụ y tế khẩn cấp. Paramedics tại Mỹ chỉ là một loại kỹ thuật viên y tế khẩn cấp (EMT) với 2 cấp độ khác là EMT-Basic và EMT-Intermediate. Nhiệm vụ cơ bản của một Paramedic ở hết hết các tiểu bang có phạm vi tương đối tương tự của thực hành. Nói chung, họ có thể: Quản lý đội khẩn cấp, hồi sức tim phổi (cardiopulmonary resuscitation-CPR), sốc tim, đọc điện tâm đồ chẩn đoán (ECG), áp dụng máy tạo nhịp tim qua da để kiểm soát chứng loạn nhịp tim, Phân loại nhiều nạn nhân, Quản lý khoảng 30 loại thuốc khác nhau, Hỗ trợ thở bằng ống và thiết bị thông gió, Chọc kim trong ngực để giải nén phổi bị sụp đổ, Chọc kim ở cổ (hoặc tạo lỗ) để tạo đường thở mới, Áp dụng nhiều loại nẹp, Cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, Chăm sóc vết thương và kiểm soátchảy máu, cho dịch tĩnh mạch để điều trị sốc hoặc mất nước, Chọc kim trong xương khi tĩnh mạch không có sẵn. Nói tóm lại, chuẩn bị ứng phó cho một đại dịch lệ thuộc vào nhiều yếu tố. Các chiến lược đề cập không chỉ một phân số của những gì chúng ta đang làm mà nên chuẩn bị đầy đủ, song khó thực hiện vì còn nhiều rào cản để đạt được điều đó.Sự hợp tác và dòng thông tin giưa y tế công và y tế tư nhân thật sự là những viên đá đầu tiên để xây dựng kế hoạch cho sẵn sàng ứng phó với đại dịch tương lai (“cornerstone” of pandemic preparedness). Tuy nhiên, các đổi mới và công nghệ mới xuất hiện và phát triển trong các ngành công nghiệp dược sinh học và công nghệ y khoa (Biopharma and MedTech) là các tiên đoán tiên phong trong sự thành công và thành công cuối cùng là đang cứu lấy mạng sống có giá trị .
|