Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 7 8 3 2
Số người đang truy cập
4 7 7
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Phòng ngừa sốt rét quay trở lại: các chiến lược, thách thức và định hướng tương lai (Phần 2-Tiếp theo và hết)

Tiếp theo Phần 1: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=944&ID=12451


Nhiệm vụ từng đơn vị y tế trong phòng ngừa sốt rét quay trở lại

1. Đối với các Sở Y tế

-Chỉ đạo công tác lập kế hoạch toàn tỉnh phòng ngừa sốt rét quay trở lại, tổng hợp dự toán ngân sách gởi cho Sở Tài chính phê duyệt hàng năm;

-Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật tỉnh (gọi tắt là CDC) tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình mắc bệnh sốt rét và triển khai các hoạt động phòng ngừa trên địa bàn tỉnh (dựa trên đánh giá các yếu tố nguy cơ);

-Chỉ đạo các bệnh viện,cơ sở khám - chữa bệnh xây dựng kế hoạch thu dung vàđiều trị bệnh nhân sốt rét, bao gồm chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu;

-Tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại (PoR) của các đơn vị trong tỉnh, thành phố.

2. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật tỉnh (CDC)

Xét nghiệm chẩn đoán sốt rét

-Duy trì hoạt động của các điểm kính hiển vi hiện có;

-Tập huấn cho 100%xét nghiệm viên (XNV) các điểm kính hiển vi (KHV) về xét nghiệm phát hiện, chẩn đoán sốt rét 2 năm 1 lần;

-Thực hiện đảm bảo chất lượng nội kiểm và Thực hiện đánh giá chất lượng ngoại kiểm;

-Thực hiện kiểm soát chất lượng theo hướng dẫn của tuyến trên;

-Đảm bảo có đủ trang thiết bị, dụng cụ, vật tư và các quy trình chuẩn (SOPs) với hoạt động xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét;

-Duy trì bảo dưỡng các kính hiển vi định kỳ và sửa chữa đột xuất (nếu có phát sinh);

-Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sốt rét.

Quản lý trường hợp bệnh sốt rét

-Tham mưu Sở Y tế chỉ đạo các cở sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã và trực tiếp chỉ đạo hệ thống y tếdự phòng lưu ý triệu chứng sốt rét ở những bệnh nhân có sốt và có tiền sử đến hoặc về từ vùng sốt rét lưu hành;

-Tập huấn về chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh sốt rét cho cán bộ điều trị trường hợp bệnh sốt rét được chỉ định tại các tuyến;

-Chuẩn bị sẵn một cơ số thuốc sốt rét để điều trị các trường hợp sốt rét ngoại lai (nếu CDC tỉnh có điều trị bệnh nhân sốt rét);

-Điều trị các trường hợp bệnh sốt rét được phát hiện, điều trị các trường hợp mắc sốt rét theo quy định tại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét do Bộ Y tế ban hành.

Giám sát bệnh sốt rét

-Tổ chức tập huấn cho cán bộ tuyến dưới về giám sát sốt rét theo các Hướng dẫn cập nhật hiện hành, tập huấn các phiên bản cập nhật cho cán bộ các tuyến khi có hướng dẫn giám sát mới;

-Thực hiện giám sát các tuyến theo trách nhiệm được giao và theo nội dung giám sát của các hướng dẫn chuyên môn;

-Duy trì thường xuyên hoạt động giám sát chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc sốt rét, đặc biệt đối với trường hợp trở về từ vùng có sốt rét lưu hành trong và ngoài nước;

-Điều tra và báo cáo trường hợp bệnh trong vòng 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán xác định;

-Tổ chức giám sát ổ bệnh đã được kiểm soát theo hướng dẫn;

-Thực hiện báo cáo theo các biểu mẫu Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét mới nhất đang sử dụng.

Giám sát muỗi và phòng chống vector sốt rét

-Cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn, đào tạo về giám sát côn trùng sốt rét do các Viện tuyến Trung ương tổ chức;

-Tổ chức tập huấn cập nhật về giám sát vector/muỗi sốt rét cho cán bộ côn trùng tuyến tỉnh và tuyến huyện;

-Tổ chức điều tra vector sốt rét thường xuyên theo kế hoạch, điều tra vector sốt rét và phối hợp xử lý ổ bệnh sốt rét khi có ca nghi ngờ lây truyền tại chỗ;

-Giám sát vector sốt rét tại các ổ bệnh đã được kiểm soát trong thời gian 3 năm liên tiếp;

-Chuẩn bị cơ số dụng cụ, vật tư phòng chống vector sẵn sàng đáp ứng ổ bệnh trên địa bàn tỉnh.

Truyền thông nâng cao nhận thức và cung cấp các biện pháp PoR

-Vận động sự quan tâm đầu tư của hệ thống chính trị, các ban, nghành đoàn thể đối với hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại;

-Tổ chức hội nghị vận động các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo các ban, nghành, đoàn thể quan tâm đầu tư, tham gia hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại;

-Tổ chức hoạt động truyền thông Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét 25/4 (World Malaria Day) hàng năm;

-Vận động sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động ngăn ngừa sốt rét quay trở lại;

-Xây dựng tài liệu, thông điệp truyền thông (IEC/BCC) cho tuyến cơ sở phát thanh trên loa đài của thôn xã có các nhóm dân cư có nguy cơ.

Cung cấp dụng cụ, vật tư phục vụ hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại

-Đảm bảo cung cấp đủ thuốc điều trị sốt rét có thể thông qua nguồn từ tuyến Trung ương cấp hay các dự án liên quan mua, cung cấp;

-Cung cấp hóa chất, vật tư phục vụ xét nghiệm KSTSR bằng kính hiển vi(mua từ nguồn ngân sách địa phương hoặc nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các CSYT);

-Cung cấp test chẩn đoán nhanh sốt rét từ nguồn trung ương cấp (nếu có) thông qua các Dự án;

-Cung cấp hóa chất phun tồn lưu, tẩm màn xua diệt muỗi (mua từ nguồn ngân sách địa phương, tỉnh được cấp từ nguồn kinh phí chống dịch).


Hình 2. Một số hoạt động triển khai khi có kế hoạch PoR

3. Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/Bệnh viện đa khoa khu vực

Xét nghiệm chẩn đoán sốt rét

-Cử cán bộ xét nghiệm/ XNV chẩn đoán sốt rét tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật soi lam do tỉnh hoặc trung ương tổ chức;

-Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sốt rét;

-Thực hiện đảm bảo chất lượng nội kiểm và ngoại kiểm (IQC/EQC);

-Đảm bảo đủ trang thiết bị, dụng cụ vật tư và quy trình chuẩn với hoạt động xét nghiệm KSTSR.

Quản lý trường hợp bệnh sốt rét

-Đảm bảo cán bộ điều trị sốt rét được tập huấn cập nhật về chẩn đoán điều trị bệnh sốt rét;

-Sàng lọc sốt rét ở những bệnh nhân bị sốt và có tiền sử đến hoặc về từ vùng sốt rét lưu hành;

-Điều trị các trường hợp bệnh sốt rét được phát hiện và chẩn đoán xác định;

-Hỗ trợ tuyến dưới khi có trường hợp sốt rét nặng không có khả năng xử trí an toàn.

Giám sát bệnh sốt rét

-Báo cáo các trường hợp mắc sốt rét do CDC tỉnh trong vòng 48 giờ kể từ khi phát hiện;

-Phối hợp CDC tỉnh điều tra các trường hợp bệnh sốt rét;

-Duy trì báo cáo công tác sốt rét định kỳ theo quy định hiện hành.

Truyền thông nâng cao nhận thức về nguy cơ mắc sốt rét

-Tư vấn trực tiếp kiến thức phòng chống bệnh sốt rét cho các trường hợp đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện;

-Tư vấn trực tiếp kiến thức phòng chống bệnh sốt rét cho các trường hợp người dân đi từ vùng sốt rét trở về.

Đảm bảo đủ hóa chất, vật tư phục vụ việc chẩn đoán, điều trị trường hợp bệnh sốt rét

-Đảm bảo hóa chất, vật tư phục vụ xét nghiệm KSTSR bằng KHV;

-Cung cấp test nhanh chẩn đoán sốt rét (nếu có);

-Đảm bảo duy trì thuốc điều trị sốt rét.

4. TTYT huyện/bệnh viện huyên (TTYT hai chức năng)

Xét nghiệm chẩn đoán sốt rét

-Xét nghiệm chẩn đoán sốt rét cho các đối tượng nguy cơ, kiểm tra lam máu từ các TYT xã gởi lên tuyến trên theo quy định;

-Phối hợp CDC tỉnh tập huấn cập nhật cho các XNV về xét nghiệm chẩn đoán KSTSR trên địa bàn toàn huyện;

-Tiến hành một trong các cách đánh giá chất lượng ngoại kiểm: Do CDC tỉnh tiến hành;

-Đảm bảo có đủ các quy trình chuẩn hướng dẫn chuẩn bị, lấy lam máu, soi lam để hỗ trợ đảm bảo chất lượng xét nghiệm;

-Gửi lam máu thực hiện tại huyện đến CDC tỉnh để kiểm tra theo quy định.

Quản lý trường hợp bệnh sốt rét

-Điều trị các trường hợp bệnh sốt rét được phát hiện;

-Cán bộ cung cấp dịch vụ y tế lưu ý triệu chứng sốt rét ở các bệnh nhân bị sốt và có tiền sử đến hoặc về từvùng sốt rét lưu hành;

-Phối hợp CDC tỉnh tập huấn điều trị bệnh sốt rét cho nhân viên quản lý trường hợp bệnh sốt rét được chỉ định của huyện;

-Dự trù thuốc sốt rét để điều trị các trường hợp sốt rét ngoại lai.

Truyền thông nâng cao nhận thức và các biện pháp dự phòng

-Tổ chức hoạt động truyền thông nhân Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét (25/4);

-Hỗ trợ kỹ thuật,xây dựng các tài liệu và thông điệp truyền thông PoR cho y tế xã, y tế thôn bản phát thanh trên loa đài.

Cung cấp dụng cụ, vật tư phục vụ PoR

-Đảm bảo đủ thuốc điều trị sốt rét;

-Cung cấp hóa chất, vật tư phục vụ xét nghiệm KSTSR bằng KHV;

-Cung cấp test nhanh chẩn đoán sốt rét (nếu có);

-Cung cấp hóa chất phun tồn lưu, tẩm màn xua diệt muỗi.

5. Tuyến xã

Xét nghiệm chẩn đoán sốt rét

-Tham gia tập huấn lại về xét nghiệm chẩn đoán sốt rét do tuyến tỉnh, huyện tổ chức;

-Lấy lam máu cho các đối tượng có nguy cơ mắc sốt rét, soi lam tại điểm KHV xã (nếu có) hoặc gởi Trung tâm Y tế huyện soi lại.

Quản lý trường hợp bệnh sốt rét

-Cán bộ trạm y tế xã lưu ý triệu chứng sốt rét ở những bệnh nhân bị sốt và có tiền sử đến hoặc về từ vùng sốt rét lưu hành để chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sốt rét;

-Điều trị và theo dõi bệnh nhân sốt rét được phát hiện theo hướng dẫn hiện hành;

-Tham gia tập huấn về chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét do TTYT huyện hoặc tỉnh tổ chức.

Giám sát bệnh sốt rét

-Tham gia các lớp tập huấn về giám sát sốt rét do huyện, tỉnh tổ chức;

-Điều tra và phân loại ca bệnh được phát hiện trên địa bàn xã;

-Tham gia điều tra, xử lý ổ bệnh khi được yêu cầu;

-Tham gia giám sát ổ bệnh đã được kiểm soát tại xã;

-Thực hiện báo cáo hoạt động sốt rét định kỳ hàng tháng ở tuyến xã và báo cáo ca bệnh (nếu có) theo quy định.

Giám sát muỗi và phòng chống vector sốt rét

-Phối hợp Trung tâm y tế huyện, CDC tỉnh giám sát côn trùng và phòng chống vector;

-Tham gia các hoạt động phòng chống vector (chiến dịch hoặc đợt phun, tẩm hóa chất).

Phối hợp đa nghành

-Phối hợp với Quân y, Đồn Biên phòng trên địa bàn xã để duy trì công tác PCSR qua biên giới và sàng lọc sốt rét cho người nhập cảnh;

-Phối hợp với công an xã lập danh sách dân di biến động.

Truyền thông nâng cao nhận thức và cung cấp các biện pháp dự phòng

-Tư vấn cho các đối tượng nguy cơ cao mắc sốt rét về các biện pháp phòng ngừa, tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, điều trị;

-Phối hợp với chính quyền phát thông điệp truyền thông PCSR trên hệ thống đài truyền thông thôn xã.

Cung cấp thuốc điều trị, vật tư, hóa chất phục vụ hoạt động PoR

-Tiếp nhận thuốc điều trị sốt rét, hóa chất, vật tư phục vụ xét nghiệm chẩn đoán KSTSR bằng KHV từ tuyến trên.

6. Y tế thôn bản

Xét nghiệm chẩn đoán sốt rét

-Làm test nhanh cho các đối tượng có nguy cơ mắc sốt rét, hoặc lấy lam máu gửi trạm y tế xã hoặc chuyển lên TTYT huyện xét nghiệm;

Quản lý trường hợp sốt rét

-Nhân viên y tế thôn, bản lưu ý triệu chứng sốt rét ở những bệnh nhân bị sốt và có tiền sử đến hoặc về từ vùng sốt rét lưu hành để hướng dẫn người dân đến CSYT làm xét nghiệm, hoặc lấy lam máu chuyển trạm y tế xã;

-Theo dõi các trường hợp bệnh sốt rét điều trị tại nhà để đảm bảo tuân thủ điều trị.

Giám sát dân di biến động đi và đến từ vùng sốt rét lưu hành

-Lập danh sách người dân đi vào vùng SRLH và người dân về từ vùng SRLH báo cáo trạm y tế;

-Lập danh sách người dân đi rừng, ngủ lại nhà rẫy qua đêm, giao lưu biên giới;

-Giám lấy, lấy lam máu hoặc giới thiệu đến TYT khi người dân có sốt hoặc nghi ngờ sốt rét.

Truyền thông nâng cao nhận về nguy cơ mắc sốt rét

-Truyền thông trực tiếp cho người có nguy cơ cao mắc sốt rét về PCSR, tư vấn tiếp cận dịch vụ chẩn đoán điều trị sốt rét;

Truyền thông gián tiếp qua loa của thôn, bản về các nội dung PoR.


Hình 3. Một số tài liệu hướng dẫn về PoR đã được ấn bản tại các nước trên thế giới

Nói tóm lại, phòng ngừa sốt rét quay trở lại (PoR) là đề cập đến phòng sự xuất hiện các vụ dịch sốt rét xảy ra hoặc ngăn chặn các ca nội địa tại một nước không còn sốt rét. Do vậy ,hiểu biết về tính hiệu quả của các chiến lược khác nhau được áp dụng trong PoR là tầm quan trọng sống còn của các nước đã nhận chứng nhận loại trừ sốt rét hoặc đối với các nước gần tiến tới loại trừ sốt rét trong tương lại đến. Việc xây dưng các kế hoạch và chiến lược PoR cần phải tham khảo và tổng hợp các bài học kinh nghiệm cả chiến lược PoR và lộ trình LTSR của các nước về các mặt:Đạt đến trạng thái không còn sốt rét (như Armenia, Mauritius, Sri Lanka); Đang dần đến đạt giai đoạn tiền LTSR (như Nam Hàn Quốc) và các nước ở giai đoạn phòng chống (như Ấn Độ). Lịch sử đã chỉ ra một cách rõ ràng việc thiết lập các chương trình PoR kém sẽ dẫn đến các hậu quả chết người (như Sri Lanka); ngược lại, nếu có các chương trình PoR tăng cường và thường xuyên “bồi thêm” (robust POR programmes)chỉ ra các kết quả LTSR bền vững và có thể đóng vai trò như gương điểnhình LTSR. Các quốc gia đang chờ đến tình trạng LTSR nên có các tiền kế hoạch hay lên kế hoạch trước các chiến lược PoR (pre-plan their POR strategies). Các quốc gia không còn sốt rét (malaria-free countries)đối mặt nguy cơ tái xuất hiện lại sốt rét hầu hết do ca bệnh ngoại lại; Do đó, một chương trình sàng lọc tăng cường các người từ vùng SRLH về và phối hợp kiểm soát xuyên biên giới là rất cần thiết khi thiết lập PoR.Ngoài ra, luôn luôn có sự cảnh giác và nguồn ngân sách liên tục cho các hoạt động PCSR và nghiên cứu liên quan là yếu tố sống còn cho PoR. Với nguy cơ tiềm tàng từ nội tại ở mỗi quốc gia, cần thiết lập các chương trình PoR phù hợp (tailor-made POR programmes) sao cho đảm bảo các hoạt động này diễn ra liên tục và có sự giám sátcon trùng và dịch tễ tăng cường, đặc biệt ở các nước như Sri Lanka.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Prevention of Re-establishment of Malaria: Strategies, Challenges and Future Directionhttps://apmen.org/resources/prevention-re-establishment-malaria-strategies-challenges-and-future-direction

2.Allan Schapira and Kondrashin (2021). Prevention of re-establishment of malaria. Malar J(2021) 20:243

3.S M Ibraheem NasirSachini AmarasekaraRenu WickremasingheDeepika FernandoPreethi Udagama (2020). Prevention of re-establishment of malaria: Historical perspective and future prospects

Ngày 30/11/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích