Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Finance & Retail Bạn trẻ
Nhịp sống trẻ
Công nghệ số
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 7 2 6 9
Số người đang truy cập
5 6 2
 Bạn trẻ Nhịp sống trẻ
Lo lắng không chỉ là trạng thái qua đi mà nó còn là một đặc điểm

Lo lắng là một thuật ngữ rất rộng mô tả hay nói về một loạt các trải nghiệm hoặc trạng thái sức khỏe tinh thần và cảm xúc của con người. Theo các nhà khoa học, lo lắng không chỉ là một trạng thái qua đi mà nó còn là một đặc điểm cần được quan tâm để hiểu rõ.

Về mặt lâm sàng, một sốtrạng thái sức khỏe tâm thần có thể rơi vào tình trạng lo lắng bao gồm: rối loạn lo âu lan toả, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, chứng sợ hãi sợ khoảng trốngagoraphobiavà các chứng ám ảnh sợ hãi khác, rối loạn lo âu ly thân, sự làm thinh chọn lọc... Thực tế hàng ngày, việc sử dụng thuật ngữ biểu lộ sự lo lắng có thể nhiều hơn do đề cập đến các triệu chứng của những tình trạng này nhưng cũng có thể nghe thấy thuật ngữ lo lắng được sử dụng một cách tình cờ để chỉ những cảm xúc khó chịu, hồi hộp, lo âu hoặc sợ hãi...

Tuy vậy, sự lo lắng thường không dừng ở đó. Một số nhà khoa học, đặc biệt là các nhà tâm lý học đã tạo ra sự khác biệt bằng cách tách sự lo lắng ra khỏi trạng thái của sự lo lắng với các tính chất khác nhau:Trạng thái lo lắng là một phản ứng tự nhiên của con người,thực tế không cần phải có một tình trạng lo lắng tiềm ẩn để trải qua nỗi sợ hãi khi đối mặt với một số loại nguy hiểm.Đặc điểm lo lắng ám chỉ sự lo lắng thể hiện như một phần tính cách của con người, không chỉ biểu hiện trong những tình huống căng thẳng hay nguy hiểm.Các nhà khoa họcđã phân tích sự khác biệt giữa đặc điểm lo lắng và trạng thái lo lắng, đồng thời đưa ra một số hướng dẫn về cách hỗ trợ, giúp đỡ đối với bất kỳ một loại lo lắng kéo dài dai dẳng nào đó.

Khác biệt giữa trạng thái lo lắng và đặc điểm lo lắng

Trên thực tế, mọi người đều có thể trải qua một số mức độ lo lắng theo thời gian,đây là một phản ứng tự nhiên xảy ra khi cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi. Tuy nhiên sự lo lắng xảy ra có thểphụ thuộc vào các yếu tố khác nhau bao gồm cả hoàn cảnh cụ thể của những tình huống cũng như tính cách đặc thủ riêng của từng người. Cần phân biệt trạng thái lo lắng và đặc điểm lo lắng.


Lo lắng không chỉ là trạng thái qua đi mà còn là một đặc điểm (ảnh internet)

Trạng thái lo lắng:Đâylà một hình thức lo lắng có xu hướng xuất hiện khi đối mặt với một mối đe dọa tiềm tàng hoặc một tình huống đáng sợ khác. Chúng thường có sự liên quan đến sự kết hợp của triệu chứng tâm thần và thể chất. Các triệu chứngtâm thần có thể bao gồm:cảm giác lo lắng, khó tập trung, cáu gắt... Các triệu chứng thể chất nhất thời có thể bao gồm:khó thở, tim đập loạn nhịp, đau bụng, căng cơ và đau... Trạng thái lo lắng sẽ qua đi khi mối đe dọa biến mất. Một tình huống được đưa ra để nhận biết về điều này như trường hợp đang lái xe chạy xuống một đường cao tốc xa lạ khi trời tối dần, đột nhiên có những giọt mưa nhỏ bắn tung tóe vào kính chắn gió của xe ô tô trước khi kịp nhận ra mình đang ở giữa một trận mưa to như trút nước nhưng không có nơi nào dừng lại hoặc nghỉ ngơi và bắt buộc phải băng qua một cây cầu trong thời gian ngắn; lúc này không có gì ngạc nhiên khi tim bắt đầu đập nhanh và mạnh, có cảm giác lâng lâng và lòng bàn tay ướt đẫm hồ hôi trượt dọc theo tay lái vô lăng của xe; đây là hoạt động đối phó của hệ thống thần kinh giao cảm chuẩn bị để đương đầu với thử thách ở phía trước nhưng khi đã vượt qua cây cầu một cách an toàn thì sự căng thẳng về thần kinh và thể chất có thể sẽ biến mất.


Trạng thái lo lắng khác biệt với đặc điểm lo lắng (ảnh internet)

Tất nhiên trong thực tế,con người cũng có thể trải qua trạng thái lo lắng khi không có một mối đe dọa thực sự nào về thể chất xảy ra như bản thân vừa nhận được một tin nhắn ngắn gọn từ người lãnh đạo, quản lý hay giám sát mình với nội dung “Tôi cần gặp anh (chị) tại văn phòng làm việc của tôi càng sớm càng tốt” mà không có chi tiết hay một lời giải thích nào cả. Trong trường hợp này có thể biết là mình không gặp nguy hiểm gì và không thể nghĩ đến bất cứ điều gì mình đã làm để có thể phải bị kiển trách. Mặc dù vậy nhưng khi bước xuống hành lang để đến văn phòng làm việc của họ sẽ có cảm giác đôi chân hơi loạng choạng, trong trường hợp này cố gắng xem lại những ký ức của mình trong một vài ngày qua để tìm ra những điều gì mà họ muốn theo yêu cầu nhưng tâm trí đã hoàn toàn trống rỗng.Khi đã ngồi xuống văn phòng làm việc, họ giải thích rằng họ chỉ muốn thông báo cho bạn về một vấn đề bảo mật phần mềm tiềm ẩn, khi đó có một làn sóng cứu trợ ập đến sẽ mang đi tất cả những cảm giác lo lắng và sợ hãi.

Đặc điểm lo lắng:Các chuyên gia đã phân biệt giữa đặc điểm lo lắng và trạng thái lo lắng cho rằng đặc điểm lo lắng là một phần cố định trong tính cách của mỗi người và xem đó là một đặc điểm về tính cách. Mức độ đặc điểm lo lắng cao ghi nhận ở những người có nhiều khả năng bị đe dọa bởi các tình huống cụ thể hoặc thậm chí ở phạm vi rộng lớn hơn so với những người có mức độ đặc điểm lo lắng thấp. Thường con người có thể có xu hướng cảm thấy lo lắng và căng thẳngtrong các hoàn cảnh hay tình huống xảy ra hàng ngày, ngay cả những trường hợp không gây ra nỗi sợ hãi hay lo lắng cho bản thân như: Người yêu hay đối tác của mình có vẻ hơi xa cách thì mình bắt đầu có sự lo lắng là họ muốn chia tay với mình. Mình chưa nhận được bất kỳ một ý kiến phản hồi nào về ý tưởng trong luận án tốt nghiệp đã nạp, người giáo sư xem xét luận án không phải ghét bỏ mình mà trên thực tế có lẽ họ đang cố gắng nghĩ ra cách giải thích để cho bản thân mình không bị loại bỏ và có được một tấm bằng sau đại học. Mình không nhận được một phản hồi nào từ bạn bè sau một vài tin nhắn gần đây đã làm mình lo lắng là có điều gì đó đã làm cho bạn bè mình khó chịu...

Có những nghiên cứu cũ hơn trước đây ghi nhận bốn khía cạnh về đặc điểm lo lắng bao gồm: Đe dọa về sự đánh giá xã hội có thể là những lời chỉ trích hoặc xung đột. Đe dọa nguy hiểm về thể chất có thể là các loại bệnh tật hoặc tai nạn giao thông. Đe dọa mơ hồ có thể liên quan đến các cảm giác chung chung về sự diệt vong hoặc những lo lắng vu vơ không thể giải thích được. Đe dọa trong thói quen hàng ngày hoặc các tình huống vô hại có thể liên quan đến nỗi sợ hải chung quanhviệc gặp gỡ những người mới lạ hoặc mắc sai lầm trong công việc của mình.Nói một cách khác, có thể xem đặc điểm lo lắng là điều gì đó có khuynh hướng trải qua những cảm giác lo lắng và sợ hãi.


Đặc điểm lo lắng khác biệt với trạng thái lo lắng (ảnh internet)

Cảm giác lo lắng và hồi hộp kinh niên có thể làm cho hệ thần kinh luôn ở trong tình trạng cảnh báo gần như liên tục về các mối đe dọa tiềm ẩn. Do đó có thể bắt đầu nhận thấy các triệu chứng lo âu kéo dài như:thay đổi tâm trạng như cáu kỉnh và khó chịu, khó tập trung vào nhiệm vụ, có xu hướng tránh tiếp xúc nguồn gốc của nỗi sợ hãi, mất ngủ và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ khác, thay đổi cảm giác thèm ăn, có sự mệt mỏi, đau nhức cơ thểkhông rõ nguyên nhân...

Đặc điểm lo lắnggây ra những vấn đề có nguyên nhân cơ bản từ sự lo lắng vẫn còn là một điều bí ẩn nhưng thực tế đặc điểm lo lắng có thể liên quan đến một khía cạnh cụ thể của tính cách, đó là một đặc điểm trong năm đặc điểm được gọi là chứng loạn thần kinh.Rối loạn thần kinh ở cao có thể làm cho bản thân cảm thấy căng thẳng, cảm thấy có nhiều thay đổi hơn trong tâm trạng và cảm xúc.Có thể dành nhiều thời gian để nhìnlại những suy nghĩ và phân loại chúng rõ ràng hơn đối với những người có chứng rối loạn thần kinh thấp hơn. Cần kiểm tra và xem xét lại các vấn đề liên quan có thể dẫn đến kiểu lo lắng và suy nghĩ.

Liên quan giũa trạng thái lo lắng và đặc điểm lo lắng: Về mối liên quan giữa hai vấn đề, không phải tất cả các chuyên gia và các nhà nghiên cứu đều đồng ý về sự khác biệt giữa đặc điểm lo lắng và trạng thái lo lắng.Một số người cho rằng cả hai có sự phối hợp liên quanvới nhau như một cấu trúc duy nhất. Nói cách khác, người có mức độ đặc điểm lo lắng càng cao thì càng cảm thấy lo lắng khi đối mặt với nguy hiểm hoặc bất kỳ mối đe dọa nào khác. Nhà khoa học Spielberger là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về trạng thái lo lắng và đặc điểm lo lắng thuộc trường phái tư tưởng này. Trong khi đó, các nhà khoa học khác lại vẽ ra ranh giới rõ ràng giữa hai yếu tố này và cho rằng trong khi đặc điểm lo lắng có thể gia tăng và làm trầm trọng thêm trạng thái lo lắng, thì cả hai cũng có những đặc điểm riêng biệt có thể phát triển và biến động độc lập với nhau.Kết quả nghiên cứu ghi nhận có một số khác biệt trong cách thức não bộ lập bản đồ đặc điểm lo lắng và trạng thái lo lắng cho thấy rằng đặc điểm lo lắng và trạng thái lo lắng thực sự có thể là những cấu trúc riêng biệt. Điều nàylà cơ sở để các nhà khoa họcđồng tình thực hiệnviệc nghiên cứu trong tương lai nhằm có thể cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết hơn.

Trong tất cả các trường hợp, các nhà khoa học thường sử dụng bảng kiểm định trạng thái lo âu của Spielberger STAI(State Trait Anxiety Inventoty) để đánh giá các triệu chứng lo âu. Thang điểm đo này sẽ đo lường cả trạng thái lo lắng và đặc điểm lo lắng nhưng nó cũng phản ánh cách tiếp cận đơn lẻ của Spielberger đối với trạng thái lo lắng và đặc điểm lo lắng. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa kết luận chính xác điều gì gây ra lo lắng. Tuy nhiên, họ cho rằng cả yếu tố môi trường và yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng trong cách phát triển nhân cáchcủa con người như:Nếu cha hoặc mẹsống trong tình trạng thường xuyên lo lắng sẽ tạo nên cơ hội khá cao để phát triển một tình trạng tương tự cho đứa con được sinh ra.Nếu trải qua sự chấn thương, các sự kiện căng thẳng hoặc đáng sợ khác trong thời kỳ thơ ấu và thanh thiếu niên có thể làm ảnh hưởng đến tính cách của cơ thể và não bộ sẽ gây ra những phản ứng với các mối đe dọa thực sự hoặc biến đổi nhận thức.Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về những nguyên nhân cụ thể dẫn đến lo lắng, họ cũng có thể tìm thấy sự hỗ trợ cho sự phân biệt rõ ràng hơn giữa trạng thái lo lắng và đặc điểm lo lắngmà chưa kể đến bất kỳ chức năng riêng biệt nào mà họ có thể có.

Liệu pháp có thể giúp ích hỗ trợ

Trên thực tế, trường hợp cảm thấy lo lắng trong thời gian bị căng thẳng là một vấn đề điển hình khá bình thường. Sự lo lắng dù nhẹ hay thoáng qua cũng có thể làm choáng ngợp và không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm ra các biện pháp đối phó có lợi trong thời điểm bị đau khổ. Thậm chí điều này có thể trở nên khó khăn nhiều hơn khi nguồn gốc của sự căng thẳng vẫn còn tồn tại lâu dài trong cuộc sống chẳng hạ như phải đối mặt với đại dịch toàn cầu hoặc biến đổi khí hậu...Khi cảm giác lo lắng kéo dài dai dẳng và có bất kỳ một triệu chứng thể chất nào đó đi kèm sẽ bắt đầu gây nên sự phức tạp hóa trong cuộc sống hàng ngày, liệu pháp can thiệp có thể có lợi khi nghĩ rằng mình đang trải qua trạng thái lo lắng hay đặc điểm lo lắng. Nên nhớ là không cần phải có những yếu tố đáp ứng với các tiêu chí chẩn đoán lo lắng để tìm ra liệu pháp can thiệp hữu ích.

Bác sĩ điều trị có thể giúp xác định các tác nhân gây nên sự lo lắng tiềm ẩn,hướng dẫn các phương pháp kỹ thuật đối phó can thiệp hữu ích như thiền hoặc thực hiện các bài tập tiếp đất để giảm bớt căng thẳng trong thời điểm này, cung cấp một khoảng không gian an toàn để chia sẻ cảm giác lo lắng và sợ hãi, giúp thay đổi sinh hoạt để giảm bớt và đối phó tốt với sự căng thẳng trong cuộc sống... Nếu được bác sĩ điều trịchẩn đoán một loại lo lắng cụ thể nào đó, họ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể. Nhiều bác sĩ điều trị khuyến cáo nên thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức CBT(Cognitive Behavioral Therapy) cho triệu chứng lo lắng vì có thể có lợi ích, đặc biệt đối với đặc điểm lo lắng.Tuy vậy, liệu pháp hành vi nhận thức CBT không phải là cách tiếp cận hữu ích duy nhất; các cách tiếp cận khác có thể giúp hỗ trợ trong tất cả các trường hợp bao gồm:liệu pháp chấp nhận và cam kết, phương pháp trị liệu dựa trên chánh niệm, liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp nghệ thuật, liệu pháp siêu nhận thức...


Lo lắng có những liệu pháp để hỗ trợ khắc phục (ảnh internet)

Ở đây cũng cầntìm hiểu thêm các biện pháp khác để quản lý sự lo lắng.Một số bằng chứng cho thấy lo lắng có thể góp phần vào nguy cơ tạo nên trầm cảm. Vì vậy, nên liên hệ với bác sĩ điều trịđể được hướng dẫn thêm khi sự lo lắng trở nên thường xuyên xảy ra hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Điều cần quan tâm

Cần lưu ý rằng đặc điểm lo lắng có thể chỉ là một vấn đề đơn giản, là một phần trong tính cách của con người. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mình phải cam chịu sự lo lắng và bất an. Thực tế không phải khi nào mình cũng thấy dễ dàng thay đổi những khía cạnh chính trong tính cách của mình nhưng mình luôn có thể học những cách mới để đối phó với căng thẳng tạo nên lo lắng.Khi sự lo lắng dường như có thể bám theo mình ngay cả những mối đe dọa được xem là nhẹ nhấtthì bác sĩ điều trịcó thể hỗ trợ, hướng dẫn phương pháp thực hiện nhiều hơn để điều hướng nỗi sợ hãi và tìm kiếm sự yên tâm lâu dài hơn.

Ngày 25/12/2023
BS. NGUYỄN VÕ HINH  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích