Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 50 tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
Trong hai ngày từ 04-05/4/2024 tại thành phố Huế cổ kính và xinh đẹp, Trường Đại học Y - Dược Huế thuộc Đại học Huế khai mạc Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 50 ngay chính trên quê hương của giáo sư, Anh hùng liệt sỹ Đặng Văn Ngữ. Đây cũng là dịp để các nhà khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực Ký sinh trùng học và một số ngành khoa học liên quan (vi sinh và khoa học y sinh) cũng như các lĩnh vực khác về lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan tham gia báo cáo các kết quả nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm, cũng như thảo luận về các nội dung liên quan đến đào tạo về chuyên ngành ký sinh trùng học trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà. Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh; GS.TS.BS. Lê Bách Quang, Chủ tịch Hội Ký sinh trùng Việt Nam; Nghệ sỹ Nhân dân,Đạo diễn phim Đặng Nhật Minh, con trai Giáo sư, Anh hùng liệt sĩ Đặng Văn Ngữ, Lãnh đạo các Ban thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Đại học Huế; Lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành và gần 200 đại biểu trong nước đến từ các Trường Đại học Y, dược đào tạo về khoa học sức khỏe, các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trên toàn quốc gồm Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, Viện Sốt rét-KST-CT thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Thú Y Quốc gia, Phân viện thú Y miền Trung, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y dược Huế, Đại học Y dược Thái Nguyên, Đại học Y dược Hải Phòng, Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Hồng Bàng, Đại học Duy Tân, Đại học Văn Lang, Khoa Y Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Nông Lâm Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, ... cùng 17 đại biểu và nhà khoa học quốc tế đến từ Đại học Sassari, Cộng hòa Ý và Đại học Malaya, Malaysia. GS.TS Lê Bách Quang, Chủ tịch Hội Ký sinh trùng Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 50 (Ảnh: Đại Dương)
Hội nghị đã nhận được 42 bài báo gửi đăng Tạp chí Y Dược Huế. 29 báo cáo được báo cáo tại hội nghị với các nội dung nghiên cứu bao gồm các lĩnh vực ký sinh trùng gây bệnh khác nhau: giun sán, sốt rét, vi nấm, và vector truyền bệnh. Đặc biệt, có sự tham gia báo cáo của 04 báo cáo viên nước ngoài gồm 03 báo cáo viên đến từ Đại học Sassari, Cộng hòa Ý (trong đó có những nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam) và 01 báo cáo viên đến từ Đại học Malaya, Malaysiavề khía cạnh sốt rét kháng thuốc và một số nghiên cứu sinh và học viên cao học đang học tại một số trường nước ngoài về tham dự và báo cáo khoa học. Đại biểu quốc tế và trong nước về tham dự Hội nghị Ký sinh trùng Toàn quốc lần thứ 50 được tổ chức tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội nghị Ký sinh trùng Toàn quốc ghi nhận nhiều báo cáo nghiên cứu về các bệnh ký sinh trùng phổ biến tại Việt Nam, bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người, kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét, vi nấm với một số báo cáo tổng quan cập nhật và ca bệnh lâm sàng đặc biệt. Các báo cáo đề cập tới các bệnh ký sinh trùng phổ biến tại Việt Nam như bệnh sán lá gan lớn, bệnh do vi nấm ký sinh, bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người cũng như báo cáo về các tác nhân ký sinh trùng hiếm gặp như Plamodium malariae, Babesiaspp., đồng thời cũng cập nhật về kết quả nghiên cứu kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét và vi nấm gây bệnh tại Việt Nam. PGS.TS.Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn báo cáo tham luận tại Hội nghị về “Thành quả và thách thức trong Loại từ sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên”
TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn báo cáo tham luận tại Hội nghị về “Sốt rét do Plasmodium malariae gia tăng chưa từng có trong tiền lệ: Một số phát hiện mới và Thách thức cho lộ trình loại trừ sốt rét tại Việt Nam”
Hầu hết các báo cáo tập trung vào các vấn đề chuyên sâu và đang được quan tâm như: Thành quả và thách thức trong chiếnlược loại trừ sốt rét tại khu vựcmiền Trung-Tây Nguyên; Gia tăng sốt rét do Plasmodium malariae chưa từng có trong tiền lệ tại Việt Nam: Phát hiện mới và thách thức cho lộ trìnhloại trừ; Đánh giá hiệu quả chống tái phát của phác đồ primaquin 7 ngày liều 0,5mg/kg/ngàytrên bệnh nhân sốt rét do Plasmodium vivax tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu; Tính nhạy cảm với thuốc điều trị sốt rét in vitro của các chủng Plasmodium falciparum phân lập tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam; Dịch tễ Sốt xuất huyết và Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Vaccine phòng Sốt xuấthuyết TAK-003; Các loài muỗi cát (Diptera: Psychodidae) truyền Leishmania tại Việt Nam, 2016-2023; So sánh độ tương đồng (in-vitro) giữ a kỹ thuậ t kháng nấm đồ định lượng tự động (MIC) và vi pha loãng đối vớ i các chủng Candida spp. gây bệnh nội tạng; Xác định loài và mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm của nấm Candida phân lập từ bệnh nhân viêm âm đạo và bệnh nhân đến điều trị vô sinh tại Bệnh việnTrường Đại học Y - Dược Huế Mycetoma: Báo cáo trường hợp bệnh; Tần suất huyết thanh dương tính và một số yếu tố nguy cơ của bệnh sán lá gan lớn,giun đũa chó mèo, giun lươn và ấu trùng sán dây lợn ở các mẫu máu xét nghiệm tại Trung tâm xét nghiệm Medlatec năm 2022-2023; Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng củanhiễm giun đũa chó ở trẻ em thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; Báo cáo trường hợp bệnh sán lá gan lớn có tổn thương đa cơ quan; Chủ tịch Hội Ký sinh trùng Việt Nam GS.TS. Lê Bách Quang và Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Huế GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy trao chứng nhận cho các báo cáo viên ở các phiên báo cáo
Đặc biệt, Hội nghị năm nay chủ đề bệnh sán lá gan lớn ở người được giới khoa học quan tâm và các báo cáo viên đến từ các đơn vị khác nhau trình bày các ca bệnh đặc biệt, ca bệnh nghi ngờ kháng thuốc hay sán lá gan lớn nghi tổn thương đa cơ quan: Nhân một trường hợp đồng nhiễm sán lá gan lạc chỗ ở lách tại Viện Sốt rét - Ký sinhtrùng - Côn trùng Trung ương; Đặc điểm của bệnh sán lá gan lớn tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế; Nghiên cứu đặc điểm tổn thương gan, mật trên siêu âm ở bệnh nhân sán lá gan lớn tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, năm 2023;Phát hiện mầm bệnh đơn bào Toxoplasma gondii trên rau tại Tỉnh Thừa Thiên Huế; Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ liên quannhiễm giun đũa chó ở trẻ em; Đặc điểm hệ gen ty thể và đơn vị mã hóa ribosome của các loài sán lá phổi thuộc họ Paragonimidae ở Châu Á;Giá trị của các kĩ thuật soi trực tiếp, Kato -katz và Ether-formalin trong chẩn đoán giun sán đường tiêu hóa; Khảo sát đặc điểm thể mạn tính của bệnh vi nấm ngoài da tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh; Chẩn đoán sinh học phân tử và đặc điểm sinh học phân tử loài Babesia spp. trên động vật nhai lại và ngựa tại miền Bắc, Việt Nam. Các báo cáo viên quốc tế đã trình bày kết quả của hợp tác nghiên cứu về các tác nhân ký sinh trùng phân lập từ động vật có khả năng lây sang người hay sự cộng sinh với vi khuẩn và Trichomonas vaginalis ảnh hưởng đến sự nhạy cảm thuốc của đơn bào này, là những kết quả của dự án hợp tác giữa Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế và Đại học Sassari, Cộng hòa Ý. Báo cáo về marker sinh học phân tử trong sốt rét do Plasmodium falciparum của đại biểu từ Đại học Malaya, Malaysia gồm: Genetic variability and taxonomicattribution of parasite species isolated inslaughterhouses of Vietnam; Beyond traditional genes of genotyping:Pfhrp2, a novel molecular marker for correcting Plasmodium falciparumtherapeutic efficacy study outcomes; Fungal pathogens and antifungal drugsresistance of invasive mycosis in Viet Nam; Strongyloides stercoralis infection induces gut dysbiosis in chronic kidney disease patients; Real-time PCR as a valuable tool forassessing the critical infection threshold ofthe protozoa Haplosporidium pinnae inthe Mollusca Bivalvia Pinna nobilis;Prevalence, species composition andantifungal susceptibility of Candida spp. isolated form urogential track in patientsat Medlatec (2023); Trichomonas vaginalis/Mycoplasma hominisendosymbiosis: How this tight relationship influence their antimicrobial susceptibility. TS.BS. Huỳnh Hồng Quang cùng GS.TS. Pier Luigi Fiori, PGS.TS. Tôn Nữ Phương Anh trao chứng nhận báo cáo viên quốc tế tại phiên khoa học Hội trường Viện Y sinh
Trước ngày Báo cáo Khoa học chuyên ngành, Trường Đại học Y dược Huế phối hợp với Hội Ký sinh trùng Việt Nam đưa các cán bộ trên cả nước đến thăm và thắp hương tưởng nhớ một người thầy đáng kính trong lĩnh vực vi-ký sinh trùng nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam tại tư gia và ngay mộ phần của giáo sư, Anh hùng Liệt Sỹ Đặng Văn Ngữ trong thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn cũng đã thăm Bộ môn Ký sinh trùng trong Trường Đại học Y - Dược Huế, nơi còn lưu giữ nhiều kỷ vật của Thầy (kính hiển vi trong la bô làm việc và những cuốn sách,…). Hội nghị Ký sinh trùng Toàn quốc là một hoạt động thường niên của Hội Ký sinh trùng Việt Nam phối hợp cùng các trường Đại học, Viện nghiên cứu trên toàn quốc tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ đến cố Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng liệt sĩ Đặng Văn Ngữ - Người đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triền của nền Y học Việt Nam nói chung và ngành Ký sinh trùng học Việt Nam nói riêng. Hội nghị Ký sinh trùng Toàn quốc lần thứ 50 đã thành công tốt đẹp và chuyển giao công tác tổ chức Hội nghị Ký sinh trùng Toàn quốc lần thứ 51 cho Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đăng cai tổ chức vào năm 2025, nơi mà GS. Đặng Văn Ngữ đã từng làm Viện trưởng và dẫn dắt bao thế hệ vào con đường khoa học, nghiên cứu và thực hiện nhiều công trình hoạt động phòng chống sốt rét vào những năm tháng khó khăn nhất. Chủ tịch Hội Ký sinh trùng Việt Nam GS.TS. Lê Bách Quang và Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Huế GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy trao chứng nhận cảm ơn cho các đơn vị tài trợ Hội nghị
|