Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 1 7 9 6
Số người đang truy cập
6 5 2
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật bằng cách nào?

Trong những năm gần đây, vấn đề được nhiều cơ quan nghiên cứu quan tâm ngày càng nhiều là ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động. Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư, do vậy cần thiết phải quan tâm tới tất cả các hóa chất.

Sự độc hại của hóa chất :

Các hóa chất nguy hại gây tác động đến con người do có sự tiếp xúc chất thải với môi trường và con người. Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường (i) Đường hô hấp khơi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi (ii) Hấp thụ qua da khơi hóa chất dây dính vào da (iii) Đường tiêu hóa do ăn, uống phơi thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị nhiễm hóa chất.

Có hai cách tiếp xúc là tiếp xúc cố ý của chất nguy hại với con người qua không khí, nước uống, thức ăn trong trường hợp tự tử hay đầu độc và tiếp xúc không cố ý.

Chất độc muốn có được một tác động lên cơ thể sinh vật, chất độc đó phải xâm nhập được vào tế bào sinh vật. Tế bào có thể được xem như là một cái túi trong chứa tế bào chất và nhân, bên ngoài là màng nguyên sinh chất (hay là màng ngoại chất) bao bọc. Tế bào Thực vật ngoài màng nguyên sinh chất còn có một màng xeluto cứng đẻ bảo đảm cho thực vật bền vững.

Màng nguyên sinh của tế bào có tính thấm chọn lọc cho các hoá chất tan đi qua với tốc độ không giống nhau. Bề mặt của nguyên sinh chất cũng có tính khuếch tán và cản trở sự khuếch tán của nhiều chất vào bên trong tế bào.

 

 Hóa chất gây ảnh hưởng đến hệ thống
thần kinh

Tính thấm của màng nguyên sinh chất không cố định và thường biến đổi theo nhiều diều kiện khác nhau. Dưới tác động của tác nhân gây hại tế bào sẽ bị kích thích hay bị tổn thương , tính thấm của màng tế bào sẽ tăng nhanh tạo điều kiện cho các chất , kể cả chất độc sẽ khuếch tán nhanh chóng  vào bên trong tế bào cho đến khi trạng thái cân bằng về áp xuất được thiết lập.

Mặt khác, toàn khối nguyên sinh chất của tế bào cũng có tính năng hấp phụ. Chất độc nằm bên ngoài tế bào cũng có thể xâm nhập vào bên trong tế bào nhờ đặc tính này. Bình thường, khả năng  hấp thụ được biểu thị bằng một hệ số nhất định. Với tế bào bình thường chưa bi ngộ độc, hệ số này thấp. Khi tế bào bị chất độc tác động (hoặc bởi các yếu tố khác), hệ số cân bằng sẽ tăng lên, chất độc xâm nhập vào tế bào nhanh hơn. Một hiện tượng dáng chú ý là màng tế bào có khả năng hấp phụ chất độc cao, đặc biệt là những ion kim loại nặng như đồng, thuỷ ngân ... Ví dụ: trên màng tế bào nấm bệnh ngâm trong dung dịch đồng sunfat mật độ ion kim loại bao giờ cũng cao hơn ở những vị trí khác trong dung dịch.

Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người

Vấn đề an toàn: do tính chất dễ cháy, nổ, hoạt tính hoá học cao, gây ăn mòn, các chất nguy hại có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Đồng thời khi diễn ra quá trình cháy nổ còn phát sinh thêm nhiều chất độc hại thứ cấp khác, gây ngạt do mất oxy có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, chất thải nguy hại còn phá hủy vật liệu nhanh chóng. Do đó chúng gián tiếp có ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ của con người.

Vấn đề sức khoẻ con người: Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mạn tính có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào… dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự di truyền .

 

 Hóa chất gây dị ứng da

Con người khi tiếp xúc với hóa chất nguy hại có thể biểu hiện nhiễm độc qua các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng như sau:
-Biểu hiện ở đường tiêu hoá: tăng tiết nước bọt, không miệng, kích thích đường tiêu hoá, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hoá, vàng da.
-Biểu hiện ở đường hô hấp: tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi..
-Biểu hiện rối loạn tim mạch: mạch chậm, mạch nhanh, trụy mạch, ngừng tim.
-Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: hôn mê, kích thích và vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm thân nhiệt.
-Rối loạn bài tiết: vô niệu...

Như vậy chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc trong khi làm việc, để tránh tối đa khả năng gây tổn thương cơ thể mình và mọi người xung quanh.

 

 

Ngày 07/05/2008
Ban Biên tập (MH)
(Sưu tầm và biên soạn từ các nguồn tài liệu)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.



• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích