Những ảnh hưởng lâu dài từ ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài. Thường thấy nhất là suy thận, chậm phát triển trì tuệ và tinh thần, đặc biệt là đối với trẻ em. Một báo cáo mới nhận xét với các dữ liệu được thu thập trước đây, chúng ta có thể thấy 5 mầm bệnh phổ biến trong thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc cấp tính. Đây là nhận xét của Tiến sĩ Tanya Roberts thuộc Trung tâm Nghiên cứu bệnh thực phẩm Grove, tiểu bang Pennsylvania-Hoa Kỳ.
“Nghiên cứu của chúng tôi chuyên về các tác nhân gây bệnh thực phẩm mà những bệnh này có thể dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng trong một số trường hợp.” Tiến sĩ Roberts phát biểu trong một cuộc họp báo. “Những tác hại nghiêm trọng có thể ở hiện tại hoặc dài hạn bao gồm các biến chứng của suy thận, tê liệt, động kinh, suy thính giác và thị giác, chậm phát triển tâm thần.” Năm mầm bệnh chủ yếu là vi khuẩn Campylobacter, E.coli, Salmonella, và Toxoplasma gondii. Ngoài ra còn có hơn 200 tác nhân khác có thể làm ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh | Thực phẩm nhiễm E. coli có thể gây hậu quả nghiêm trọng | Trong khi đó mức độ nghiêm trọng của các nhiễm trùng cấp tính lại khác nhau, tùy thuộc vào mầm bệnh mắc phải và sức đề kháng của người bệnh. Triệu chứng chung của các loại ngộ độc này là tiêu chảy và nôn mửa. Nhưng ngay cả khi hồi phục, người bệnh vẫn có thể bị ảnh hưởng lâu dài từ vụ ngộ độc đó.
Các nhà nghiên cứu không thể biết chính xác các di chứng về sau sẽ như thế nào. Đó là lý do Tiến sĩ Roberts và các nhà khoa học khác kêu gọi thành lập một mạng lưới thông tin để có thể theo dõi các trường hợp mắc bệnh và giám sát các ảnh hưởng lâu dài của họ. Roberts nói, bước tiếp theo sẽ thành lập một hệ thống cảnh báo được sắp xếp có trình tự để “theo dõi các bệnh ngộ độc thực thẩm cấp tính và các tác hại lâu dài của nó” Trong một bài viết khác, các nhà khoa học nhận thấy rằng nhiễm khuẩn Campylobacter kết hợp với hội chứng Guillain-Barre là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự tê liệt. Ngoài ra nó cũng gây viêm khớp, các bệnh tim mạch và nhiễm trùng máu. Vi khuẩn E. coli cũng là một nguy cơ lớn đối với trẻ nhỏ, đặc biệt đối với hội chứng Guillain-Barre hay phân có máu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận cấp ở trẻ em, đặc biệt nghiêm trọng đối với suy thận giai đoạn cuối, các biến chứng về thần kinh và bệnh đái đường loại 1 (insulin-dependent diabetes) | | Vi khuẩn E. coli | Vi khuẩn Campylobacter |
Thực phẩm nhiễm khuẩn Listeria monocytogenesgây ra đau bụng, tiêu chảy và đôi khi bị chóng mặt. Ở trẻ nhỏ, rất nguy hiểm nếu nhiễm L. monocytogenes, tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong. Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm trong ba tháng đầu thì có thể bị xảy thai, nếu bị nhiễm trong giai đoạn cuối, sẽ sinh ra thai chết hoặc rất yếu… Đối với người lớn tuổi, bệnh sẽ nặng hơn như có thể bị viêm màng não tủy và nhiễm trùng huyết, sốt, nhức đầu, viêm mắt, ap-xe gan và viêm phổi.
| Khuẩn Listeria monocytogenes | Salmonella có thể gây viêm khớp, và nhiễm Toxoplasma gondii có thể dẫn đến các vấn đề không tốt về thị giác hoặc rối loạn nhận thức
| | Khuẩn Samonella | Toxoplasma gondii |
An toàn thực phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia vì các vụ ngộ độc lớn đã xảy ra gần đây, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng trong thực phẩm. Cuối cùng, Tiến sĩ Roberts nhấn mạnh rằng “các bệnh tật từ thực phẩm phải được công nhận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với cộng đồng nếu chúng ta muốn làm cho sự tiến bộ có ý nghĩa trong việc giảm bệnh tật, thương tích, tử vong, và các biến chứng bệnh lâu dài liên quan đến thực phẩm."
|