Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 6 5 3 3
Số người đang truy cập
2 6 6
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Thực trạng và giải pháp kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay là một vấn đề bức xúc của xã hội vì nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kể cả tính mạng của con người trước mắt cũng như lâu dài. Trong thời gian qua, công tác kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra mặc dù đã được sự quan tâm nhưng thực trạng vẫn còn nhiều điều cần phải xem xét để đầu tư.

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo GS.TS. Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế; hiện nay trong 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã xây dựng phòng xét nghiệm thuộc các Trung tâm Y tế dự phòng phục vụ cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng năng lực kiểm nghiệm vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ cho nhiệm vụ chuyên môn cần thiết. Năm 2009, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành khảo sát, đánh giá ghi nhận: Về chỉ tiêu vi sinh, hầu hết các tỉnh đã thực hiện được xét nghiệm Coliform, E. Coli, Salmonella, S. aureus nhưng đối với B. cereus còn có 20 tỉnh, thành phố chưa thực hiện được xét nghiệm này; chiếm tỷ lệ31,75%. Về chỉ tiêu ô nhiễm hóa học, mới chỉ có tỉnh Quảng Bình có khả năng thực hiện được xét nghiệm dư lượng kháng sinh, chiếm tỷ lệ 1,59%; 3 tỉnh Thái Bình, Hà Nam và Quảng Trị có khả năng thực hiện được xét nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm pyrethroide, chiếm tỷ lệ 4,76%. Về chỉ tiêu độc tố vi nấm, cũng chỉ có 8 tỉnh, thành phố có thể thực hiện được xét nghiệm này, chiếm tỷ lệ 12,70%. Đối với chỉ tiêu xét nghiệm kim loại nặng, có 20 tỉnh, thành phố đã có khả năng thực hiện được, chiếm tỷ lệ 31,75%. Về kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm chỉ mới tập trung vào hai nhóm chính là phẩm màu và chất ngọt tổng hợp; các nhóm phụ gia còn lại như chất bảo quản, chất chống oxy hóa ... hầu như chưa có khả năng thực hiện được.

 

 Rất khó để kiểm tra được các loại thức ăn đường phố
(ảnh minh họa)

Công tác kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm mặc dù đã có sự quan tâm nhưng trang thiết bị kỹ thuật ở một số Trung tâm Y tế dự phòng phần lớn không được đầu tư đồng bộ, thậm chí có nơi còn thiếu cả những thiết bị cơ bản của phòng kiểm nghiệm do chưa được trang bị hoặc thiết bị hỏng chưa có kinh phí thay mới. Năng lực chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế như mới có khoảng 3% số phòng xét nghiệm có thể kiểm nghiệm được chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng. Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chuyên khoa còn thiếu cán bộ, viên chức cả về số lượng cũng như cơ cấu thành phần. Khảo sát 63 Trung tâm Y tế dự phòng của toàn quốc ghi nhận khoa xét nghiệm trực thuộc có 22% bác sĩ, 55% kỹ sư hóa học; tại khoa xét nghiệm một số tỉnh thậm chí không có cán bộ, viên chức có trình độ đại học đảm nhận công tác xét nghiệm như Lai Châu, Bình Phước.

Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đứng trước thực trạng tình hình này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 23/03/2009 về việc thành lập Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế. Viện được thành lập trên cơ sở phát triển Trung tâm Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhiệm vụ làm trọng tài cho các cơ sở xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm toàn quốc, tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu khó, phức tạp mà các địa phương gửi đến vì chưa có năng lực thực hiện được. Viện cũng có chức năng đào tạo, huấn luyện về xét nghiệm an toàn thực phẩm, giám sát, thẩm định và quản lý kỹ thuật xét nghiệm an toàn thực phẩm trên toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ban hành các quyết định thành lập 3 Trung tâm Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm của khu vực gồm khu vực phía nam trực thuộc Viện Vệ sinh y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung trực thuộc Viện Pasteur Nha Trang và khu vực Tây Nguyên trực thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Hệ thống này đã hình thành, xây dựng được mạng lưới kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trung ương và các khu vực với sự tham gia của nhiều phòng thí nghiệm của các thành phần kinh tế, các trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước đang từng bước được đầu tư, nâng cấp.

 

 Trứng gia cầm không có dấu kiểm dịch bày bán ở các chợ
(ảnh minh họa)
 

Định hướng an toàn vệ sinh thực phẩm

Để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực công tác kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng có hiệu quả nhiệm vụ chính trị có vấn đề rất nhạy cảm hiện nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm Y tế dự phòng, các Trung tâm chuyên môn trong ngành y tế cần có sự phối hợp chặt chẽ. Phải có sự đầu tư thích hợp cho hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm để các cơ sở chuyên ngành có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất ... nhằm có thể kiểm tra thường xuyên, đặc biệt thực hiện được công tác hậu kiểm một cách có hiệu quả.

GS.TS. Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã xây dựng phương hướng để bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta là hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý, kiểm nghiệm và thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương, bảo đảm đáp ứng cơ bản yêu cầu thực tiễn. Cần đa dạng hóa loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu về nhân lực trước mắt và lâu dài cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý, kiểm nghiệm, ban hành chính sách, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chuẩn hóa sản phẩm thực phẩm truyền thống, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm ... Từng bước xây dựng một ngành khoa học mới về an toàn thực phẩm. Thực hiện đúng quy định của luật chất lượng hàng hóa và luật tiêu chuẩn, quy chuẩn; hoàn thiện luật an toàn thực phẩm vào năm 2010. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, cần quan tâm đến các lĩnh vực có liên quan đến an toàn thực phẩm nhằm chủ động phòng ngừa thực phẩm ô nhiễm vào Việt Nam, bảo đảm sự bình đẳng trong xuất nhập khẩu thực phẩm, bảo vệ sản phẩm thực phẩm Việt Nam tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.


Thực phẩm ngày phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã nên cần công tác kiểm tra
an toàn vệ sinh thực phẩm thật kỷ để đảm bão sức khỏe người tiêu dùng
 

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay là một vấn đề nhạy cảm không những của ngành y tế mà của cả toàn xã hội. Công tác kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm mặc dù đã có sự quan tâm nhưng cần được sự đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng có hiệu quả nhiệm vụ chính trị cùng với công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành an toàn thực phẩm; góp phần trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ngày 12/03/2010
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích