Thông tin cập nhật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước và thế giới,2011
1. Mẫu thịt lợn nhiễm chất Clenbuterol: gây hại sức khỏe Một khảo sát tại TP HCM cho thấy, trong gần 500 mẫu thịt lợn lấy tại các chợ và lò mổ, gần 30% mẫu nhiễm Clenbuterol, chất làm nạc thịt gây hại sức khỏe. Người tiêu dùng lại hoang mang trước thông tin thịt lợn Trung Quốc có thể bị nhiễm chất Clenbuterol, một loại phụ gia khiến lợn lớn nhanh hơn bình thường và giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Trao đổi với phóng viên chiều 26/1, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết chất Clubuterol đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm trước, đây là một loại hormone hướng nạc, thường được sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi nhằm tạo cho thịt lợn có nhiều nạc hơn, miếng thịt lợn có màu hồng tươi ngon trong một thời gian dài. Thế nhưng, khi lợn ăn thức ăn có trộn Clenbuterol, chất này sẽ tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi và làm người ăn lòng lợn mắc bệnh. Nguy hiểm hơn, Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thịt sẽ tăng cao trong dịp Tết, Bộ Y tế phối hợp với nhiều bộ, ngành kiểm soát rất chặt về những loại hormone này. Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định, hiện nay thị trường miền Bắc chưa phát hiện thịt lợn nhiễm Clenbuterol. Người tiêu dùng khó phân biệt đâu là thịt lợn “lành”, đâu là thịt lợn “độc” (Ảnh minh hoạ)
Còn ở phía Nam, bác sĩ Huỳnh Hữu Thọ, Trưởng trạm Chẩn đoán xét nghiệm - điều trị thuộc Chi cục Thú y TP HCM, cho biết: Một đợt khảo sát rộng tại 6 quận huyện trên địa bàn TP HCM do Chi cục Thú y thực hiện cho thấy, trong số gần 500 mẫu thịt lợn đang bày bán tại các chợ, thịt ở một số lò vừa giết mổ xong, có gần 30% mẫu dương tính với Clenbuterol. Đáng lo là khi có kết quả xét nghiệm này thì toàn bộ số thịt heo trên đã được tiêu thụ hết. Cũng theo bác sĩ Thọ, thường chất Clenbuterol được người chăn nuôi sử dụng khoảng 21 ngày trước khi xuất chuồng. Đây là chất cực mạnh, có tác dụng nhanh, 1 kg Clenbuterol có thể trộn với 1 tấn thức ăn gia súc. Nếu như trước đây nuôi một con lợn 5 tháng mới được 1 tạ, nay với Clenbuterol, chỉ cần chưa đầy ba tháng là lợn đã đủ tạ. Clenbuterol có thể gây đột biến tế bào. Dư lượng Clenbuterol trong thịt gia súc có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng như biến chứng ung thư, ngộ độc cấp: run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng. Một đại diện cho ngành y tế khuyên người tiêu dùng không nên quá ham thịt siêu nạc mà có thể mua phải thịt nhiễm độc. Đặc biệt, khi nhìn thấy miếng thịt có sắc đỏ khác thường, lớp nạc dính xuống da, bắp vai, bắp đùi có lượng thịt phát triển khác thường, có nhiều cục nạc u lên thì không nên mua. Tốt nhất lúc này nên mua thịt trong các cửa hàng thực phẩm tín nhiệm hoặc thịt sạch bán trong các siêu thị. Cũng theo vị này, từ nay đến Tết Nguyên đán, cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm bán trên thị trường, đặc biệt là thịt nghi có dư lượng độc. Còn Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, thịt lợn tươi ngon có tiêu chuẩn: màng ngoài khô, không bị nhớt, mùi và màu sắc bình thường, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều. Thịt sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng thường tích nhiều nước, thịt có độ săn chắc kém. Nếu thịt ướp hàn the hoặc urê thì khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng hơn và không còn độ dẻo dính của thịt tươi. Là cơ quan quản lý về chất lượng thực phẩm dành cho ngành chăn nuôi, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NNPT-NT) cho biết, ông chưa hề được nghe thông tin về thịt Trung Quốc có thể bị nhiễm chất độc Clubuterol. Việt Nam chưa có thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc bởi ở thị trường này, giá còn cao hơn Việt Nam (chỉ trừ thịt gà). Tuy nhiên, đây là hormone hướng nạc đã có ở Việt nam từ nhiều năm trước, chủ yếu trong ngành chăn nuôi. Tuy xếp trong danh mục 18 loại chất cấm nghiêm ngặt, không được sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002 nhưng vì lợi nhuận, người chăn nuôi vẫn sử dụng khi trộn thức ăn cho gia súc. |
2. Gà thải Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam Những ngày giáp Tết tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh lượng lớn gà Trung Quốc (TQ) nhập lậu đang ồ ạt tràn vào Việt Nam, đó gà loại gà thải loại, kém chất lượng. Sáng 10-1, chúng tôi dạo quanh mấy khu chợ đầu mối, Bắc Thăng Long, Long Biên, Cầu Diễn cùng một số chợ bán lẻ chợ tạm ở Hà Nội như Thái Hà, Thành Công, Cầu Giấy, Bưởi, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế... để tìm hiểu về loại gà được quảng cáo là gà ta xịn thả vườn bị người tiêu dùng nghi ngờ là gà thải loại nhập lậu từ Trung Quốc. Loại gà này được bán với mức giá từ 80.000 - 90.000 đồng/kg. Nhiều người buôn gà khẳng định với chúng tôi rằng việc gà thải Trung Quốc có mặt tại các chợ đầu mối cũng như các chợ bán lẻ là điều có thật. Chị Nguyễn Hồng Ánh - người buôn gà lâu năm tại chợ Bưởi cho hay: "Mấy tuần gần đây, dân buôn gà có bàn tán đến loại gà này. Họ nói đây là gà siêu trứng TQ. Loại gà này được nuôi với chức năng đẻ trứng, sau khi gà hết khả năng đẻ trứng, các chủ trại bán đi nên mới gọi là gà thải loại. Hiện nay tại các chợ đầu mối của Hà Nội bán loại gà này rất nhiều". | Gà không có nguồn gốc được bày bán tại các chợ Hà Nội. Ảnh chụp sáng 10- 1. | Có mặt tại chợ Long Biên, tại khu bán gà, những sọt gà được bày bán nhan nhản. Anh Tuấn Anh - người chuyên buôn gà ta tiết lộ: "Rất khó phân biệt được gà xịn với gà TQ, trong 1 sọt gà trên 10 con có đến 3 con là gà TQ trà trộn. Chỉ có dân trong nghề sành sỏi mới có thể phân biệt được". Tuấn Anh cho rằng, gà TQ lông đỏ, mỏ ngắn, da dày bì bì, thường nhăn nheo, phao câu to và toe vì đẻ nhiều, thịt khi luộc lên có màu trắng bệch, dai và kém thơm so với gà ta nuôi thả vườn.
Theo giới buôn gà, những con gà siêu trứng của Trung Quốc được cho ăn các loại chất kích thích đặc biệt để một ngày có thể đẻ ít nhất 1 quả trứng, có con đẻ tới 2 quả/ngày. Sau khoảng 3-4 tháng, hết khả năng sinh sản, chúng sẽ bị loại. Loại gà này được giới buôn gà ở Việt Nam ưa chuộng vì là gà "già", khá chắc thịt so với gà thịt nuôi công nghiệp. Nhiều người bán gà ta tại các chợ bán lẻ than phiền, gà siêu trứng thải loại từ TQ thường mang nhiều mầm dịch bệnh bởi chúng không được kiểm dịch và lại được trà trộn bán lẫn lộn với gà vườn. Về vấn đề này, ông Hoàng Văn Năm - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cũng cho rằng: "Gà thải Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam sẽ làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Có thể nhận thấy rằng gà nhập lậu từ TQ hoàn toàn có thể có virus H5N1, vì tất cả gia cầm nhập lậu từ TQ đều là gia cầm thải loại. Những năm trước, Cục Thú y đã phát hiện gà nhiễm H5N1 được nhập lậu từ TQ vào VN. Nếu gà nhập lậu mắc dịch bệnh, hoạt động vận chuyển và buôn bán trái phép sẽ làm mầm dịch phát tán khắp nơi, ảnh hưởng xấu đến người chăn nuôi và đe dọa sức khỏe của người dân trong nước. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện yêu cầu các Chi cục Kiểm dịch động vật vùng, cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, nhất là các Chi cục, cơ quan quản lý các cửa khẩu biên giới tăng cường kiểm dịch sản phẩm là động vật, thực vật nhập khẩu, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.- Lê Hân |
3. Công nghệ làm giả thịt heo rừng Sau khi mua heo nái già, Hùng để nguyên con giết thịt, dùng đèn khò đốt lông rồi cạo sạch lớp cháy bên ngoài. Công đoạn tiếp theo là bắn lông ba chấu như lông heo rừng thật rồi đem về các tỉnh phía Nam tiêu thụ. Ngày 6/1, Công an huyện Phù Cát (Bình Định) xử phạt 8 triệu đồng và tịch thu tiêu hủy gần 400 kg thịt heo làm giả heo rừng của Huỳnh Văn Hùng (42 tuổi ở xã Cát Trinh, Phù Cát). Tồn tại gần 4 năm và mỗi tháng đưa ra thị trường cả nước trên 10 tấn thịt heo trôi nổi được làm giả thành thịt heo rừng, đến ngày 4/1, lò mổ lậu của Huỳnh Văn Hùng mới bị phát hiện. Qua lời khai của Huỳnh Văn Hùng và khảo sát thực tế, cơ quan chức năng xác định các công đoạn làm giả thịt heo rừng của lò mổ này rất tinh vi. Theo đó, sau khi mua heo nái già với giá rẻ từ các nơi về, Hùng để nguyên con giết thịt, dùng đèn khò đốt lông, cạo sạch lớp cháy bên ngoài giả làm thịt heo rừng. Số thịt này, Hùng tự lái ôtô chở từ lò mổ lên QL1A chờ giao cho khách theo đơn đặt hàng trước đó để chuyển vào TP HCM và các tỉnh phía Nam tiêu thụ. Mỗi ngày lò mổ Huỳnh Văn Hùng tiêu thụ khoảng 350 kg thịt heo rừng giả, trừ các chi phí Hùng còn lãi trên 5 triệu đồng. | Thịt heo nái già được đốt lông để làm giả heo rừng. Ảnh: Danh Toại. | | Theo Hùng, việc làm giả thịt heo rừng từ thịt heo nái già phải qua nhiều công đoạn và lò mổ của Hùng chỉ thực hiện công đoạn đầu, tạo ra những súc thịt có lớp da thui cháy. Công đoạn tiếp theo là bắn lông ba chấu như lông heo rừng sẽ được thực hiện ở nơi khác trước khi đưa ra bán cho người tiêu dùng với giá 80.000 đồng/kg.
4. Cẩn trọng với nem chua gây bệnh ngày Tết Những kết quả nghiên cứu trên nem chua mới đây nhất cho thấy tất cả các mẫu nem được chọn khảo sát đều không đảm bảo an toàn, không đạt chỉ tiêu về vi sinh vật gây bệnh. Nem chua được làm từ thịt lợn, lợi dụng men của một số lá cây và thính gạo để ủ chín, cho hương vị chua ngon rất gợi sự thèm ăn. Nem chua cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là dân nhậu nhưng liệu những sản phẩm này có thực sự an toàn? Nhóm nghiên cứu của bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành khảo sát 9 mẫu nem chua được thu thập từ các tỉnh thành lớn trong cả nước (Hà Nội: 3 mẫu, Thanh Hóa: 3 mẫu, Vinh: 1 mẫu, TPHCM: 2 mẫu) về thành phần vi sinh vật. Điều đáng nói là cả 9 mẫu nem chua này đều không đạt chỉ tiêu về vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt, Enterobacteriaceae và S. aureus đều vượt gấp vài chục đến hàng trăm lần cho phép. Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho biết, qua kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ tại một số địa phương cho thấy, có tới 88% nem chạo, nem chua, giò chả phát hiện có vi khuẩn gây bệnh đường ruột (coliform). Tương tự, một nghiên cứu năm 2010 tại 3 cơ sở sản xuất nem chua tại Hà Nội cho kết quả, dù thịt dùng trong sản xuất nem chua được sử dụng ngay sau khi mổ nhưng là nguồn tạp nhiễm chủ đạo, chứa một số lượng lớn những loài gây bệnh (đặc biệt là S.aureus và E.coli)... Những kết quả khảo sát này được đưa tại Hội nghị khoa học về kiểm nghiệm an toàn thực phẩm lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội mới đây. Nem chua là một sản phẩm thịt nạc muối chua lên men, thành phần chủ yếu là thịt nạc, thính, đường và rượu... nhưng để giảm giá thành, hầu hết nhà sản xuất đã trộn thêm bì lợn, miến... Nếu bì lợn không làm sạch lông sẽ gây viêm đường ruột. Theo ThS Nguyễn Trung Cấp, khoa Điều trị tích cực, Viện Các bệnh Nhiệt đới Quốc gia, người dân không nên ăn nem chua, nem chạo vì không bảo đảm, dễ gây ngộ độc, thậm chí nếu sản phẩm được làm từ con lợn bị bệnh thì tai hại khôn lường. Bởi vậy, khi chọn nem chua, người dân nên mua loại nem còn mới, có màu sắc vừa phải, và không có mùi khác lạ hay màu quá đỏ tươi. 5. Rùng rợn giết mổ gia cầm lậu Có những điểm mỗi ngày giết gần cả ngàn con gia cầm lậu, đã hoạt động nhiều năm nay nhưng không hề bị ai “hỏi thăm”. Có những điểm mỗi ngày giết gần cả ngàn con gia cầm lậu, đã hoạt động nhiều năm nay nhưng không hề bị ai “hỏi thăm”. 12 giờ ngày 3/1/2011, chúng tôi đến điểm “nóng” buôn bán gia cầm góc đường Phú Hữu - Trần Chánh Chiếu, quận 5 - TPHCM. Dù giữa trưa nắng chang chang nhưng nơi đây vẫn có cả chục điểm bày bán gà, vịt sống công khai hoạt động mà không ai kiểm tra. Giá gà sống 80.000 đồng - 95.000 đồng/kg, tùy loại, vịt xiêm 55.000 đồng/kg... Nếu giết mổ tại chỗ thêm 10.000 đồng/con. Chứa cả “trại” gà Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn mua gà đã giết mổ sẵn, bà chủ tên Nga nở nụ cười tươi, nói: “Mấy anh thông cảm, ở đây không được phép giết mổ mà phải sang “lò” ngay bên cạnh, chi phí 5.000 đồng/con. Muốn mua bao nhiêu cũng có”. Cũng ngay trên đường Trần Chánh Chiếu, chúng tôi được dắt vào một lối đi tối thui rộng chưa tới 1 m dẫn vào một căn hộ rộng gần chục mét vuông trên tầng 2, nơi chứa gần cả trăm con gà sống. Một phụ nữ đội chiếc nón lá lụp xụp đang hì hục bơm bã đậu vào miệng gà (để làm tăng trọng lượng) hỏi: “Sao, đồng ý không?”. Chúng tôi chê gà không đẹp, lập tức cánh cửa đóng sầm lại, người dẫn đường tỏ vẻ khó chịu và bảo chúng tôi ra ngoài... Trong vai người cần đặt mua số lượng lớn gà giết mổ sẵn để bán nhà hàng, chúng tôi được một phụ nữ tiếp đón nồng hậu: “Chỉ cần đặt trước vài giờ sẽ có hàng giao tận nơi, gà không đẹp không lấy tiền. Nếu cần lấy nhanh sẽ có cả chục người giết mổ”. Chúng tôi đi vào nơi giết mổ. Khu vực này chỉ rộng hơn chục mét vuông, mọi công đoạn giết mổ đều diễn ra trên sàn xi măng nhầy nhụa nước thải, tiết gà, vịt và phân, lông... Tại khu vực đường Tân Sơn (chợ Tân Sơn, quận Gò Vấp - TPHCM), chúng tôi cũng ghi nhận có hơn chục điểm bán gia cầm sống và giết mổ tại chỗ. Phần lớn các điểm này đều giết mổ miễn phí cho khách. Bà Sáu bán gà tại đây cho biết lúc trước có vài ba người bán nên còn giết mổ lấy tiền công nhưng gần đây có quá nhiều người bán nên phải cạnh tranh bằng cách giết mổ miễn phí cho khách. Cả một khu vực bốc mùi hôi thối do mọi thứ chất thải (phân, lông, ruột, máu) đều được dồn xuống cống rãnh ngay trong khu vực... Tại khu vực chợ thủy sản (ngã ba Phan Văn Trị - Thống Nhất, quận Gò Vấp), có một lò giết mổ đặt ngay trên vỉa hè, khách mua gia cầm đều được giết mổ tại chỗ. Tại đây có trang bị “dây chuyền” giết mổ thuộc dạng bán công nghiệp (có giàn cắt tiết gia cầm có thể cắt tiết đến 5 - 7 con gà, vịt cùng lúc) nên người mua, kẻ bán rất sôi động... Theo dõi gần như suốt buổi sáng 3/1, chúng tôi không hề thấy cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc nhở... Quá bẩn! Có mặt tại khu vực đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức-TPHCM từ lúc 14 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút ngày 3/1, chúng tôi nhận thấy dọc theo hai bên lề đường có đến 7 điểm bán gia cầm sống nhận làm sẵn cho khách. Khu vực giết mổ của 7 điểm nói trên hết thảy đều rất dơ bẩn, có điểm nằm ngay cạnh khu vực chứa rác, ruồi nhặng, rác rến bốc mùi hôi thối. Chúng tôi dừng lại khá lâu tại một điểm đông khách và quan sát: Cứ khoảng 5 phút là có một khách đến mua. Điểm này có cả thảy 5 người bán, thay ca nhau bán từ sáng đến chiều tối. Khu vực giết mổ gà, vịt của họ đặt ngay trên một nắp cống thoát nước. Khi khách chọn được gà, chị bán hàng khóa cánh rồi kẹp con gà vào hông để cắt tiết. Bao nhiêu tiết gà được đựng chung vào một cái chén nhựa cáu bẩn. Khách hàng cần lấy tiết về thì chủ quán sẽ đổ sang một bịch ni lông nhỏ. Qua theo dõi, chúng tôi ghi nhận điểm bán và giết mổ này mỗi ngày tiêu thụ bình quân từ 60 - 70 con gà, vịt. Tuy nhiên, dụng cụ giết mổ vô cùng đơn giản, chỉ có một cái xoong nấu nước, một bếp gas nhỏ. Khi gà đã nhúng nước sôi, người bán gà sẽ mang 2 - 3 con gà quăng lên nắp cống, sẽ có 2 người chuyên ngồi vặt lông và mổ gà. Bao nhiêu lòng, chất thải, lông và tiết được họ thải trực tiếp xuống cống. Chúng tôi hỏi vì sao làm ăn lâu dài mà không đầu tư thiết bị cho sạch sẽ hơn, chị chủ hàng nói: Làm ở lề đường thì vậy thôi. Lỡ có bị Quản lý thị trường kiểm tra chỉ cần chạy bu gà, còn xoong nồi, bếp gas bỏ đi cũng không tiếc... 6. Công nghệ làm trứng gà giả kinh hoàng Ở Trung Quốc hiện có rất nhiều trang web công khai cách thức làm trứng già giả với giá thành thấp và công nghệ đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu để làm trứng gà giả là muối alginate. Loại muối này rất rẻ, chỉ có giá 42 USD cho 6,5kg, có thể sản xuất đến 150 kg trứng giả. Cộng với nhiều nguyên liệu khác như canxi oxit (CaO – vôi tôi), màu thực phẩm… 1kg trứng giả chỉ có giá khoảng 0,55 nhân dân tệ (hơn 1.000 đồng). Để làm lòng trắng trứng giả, chỉ cần cho muốn alginate vào nước và khuấy đều sẽ cho ra một dung dịch trắng có độ dính y hệt lòng trắng trứng gà thật. Sau đó, lấy một phần lòng trắng vừa tạo được, cho thêm màu thực phẩm vàng để làm ra hỗn hợp làm lòng đỏ. Hỗn hợp “lòng đỏ” được đưa vào khuôn có kích thước bằng lòng đỏ thật và sau đó nhúng thật nhanh vào nước vôi để định hình. Mặt ngoài của “lòng đỏ” sẽ có một màng trong suốt y như thật. Đem “lòng đỏ” bỏ vào trong “lòng trắng” sẽ được một quả trứng giả. Bước cuối cùng là nhúng hỗn hợp này vào canxi cácbonat để tạo thành vỏ trứng. Nếu ăn loại trứng giả này lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ và có thể gặp một vài vấn đề khác với não. Chưa phát hiện trứng gà Trung Quốc giả ở Việt Nam Ngày 27/12, một tờ báo của Trung Quốc đưa tin, hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều công ty công khai quảng cáo trên mạng về việc chuyển giao công nghệ làm trứng gà giả. Ngày 28.12, đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khẳng định: Chưa phát hiện trứng gà giả ở VN. PV tờ báo của Trung Quốc mô tả rất kỹ những công đoạn làm trứng gà giả. Những loại nguyên liệu chủ yếu là muối alginate (Sodium alginate, được tách từ gôm của cây tảo nâu), canxi cácbonnát (CaCO3), canxi ôxít (CaO, vôi tôi) mầu thực phẩm và sáp ong. Phương pháp làm trứng gà giả gồm ba bước: Tạo lòng trắng, lòng đỏ; cố định lòng đỏ và đưa lòng đỏ vào trong lòng trắng; bọc vỏ cho trứng. Để tạo lòng trắng, chỉ cần cho muối alginate và nước rồi khuấy đều, hình thành dung dịch có màu trắng và độ dính giống hệt lòng trắng trứng gà thật. Sau đó, người ta lấy một phần "lòng trắng," thêm vào chút mầu thực phẩm mầu vàng chanh để tạo thành hỗn hợp sử dụng làm "lòng đỏ." Sau đó, hỗn hợp tạo “lòng đỏ” được đưa vào những chiếc khuôn hình cầu có đường kính tương đương với lòng đỏ trứng gà thật và nhúng thật nhanh vào nước vôi. Mặt ngoài của “lòng đỏ trứng gà” nhanh chóng hình thành một màng định hình trong suốt. Khoảng 1 phút sau, “lòng đỏ trứng gà” chính thức thành hình. Đem "lòng đỏ" đặt vào bên trong “lòng trắng”, lúc này quả trứng già giả không khác gì một quả trứng gà thật đã được bóc vỏ. Bước cuối cùng được hoàn thành bằng cách dùng chỉ xuyên qua quả trứng gà giả chưa có vỏ, rồi nhúng vào hỗn hợp tạo vỏ trứng (điều chế từ sáp ong và canxi cácbonnát…) vài lần và làm khô vỏ ngoài bằng gió nhẹ trước khi cho cả quả trứng giả vào nước lạnh để rút chỉ và định hình, kết thúc quá trình làm ra quả trứng gà giả. Trước thông tin này, người tiêu dùng VN đã rất hoang mang vì trên thị trường trứng gà Trung Quốc được bán rộng rãi. Để trấn an dư luận, ngày 28.12, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khẳng định, Việt Nam chưa phát hiện hiện tượng trứng gà giả như mô tả theo công nghệ này. Tuy nhiên, ông Khẩn vẫn tỏ ra khá thận trọng và cho rằng, các cơ quan chức năng không thể chủ quan và sẽ tiến hành xác minh thêm trong thời gian tới. Trả lời TTXVN, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, không thể làm giả trứng gà sống nhưng với trứng gà chín thì không khó. Ông Giao cho rằng, nếu những quả trứng gà chín được làm giả rồi tuồn vào thị trường thì sẽ rất khó để nhận biết và quản lý. Trứng gà chín có thể đi theo nhiều con đường như bột, làm bánh kẹo, làm kem… nên rất khó để phân biệt thật giả… 8. Theo chân người đi lượm gà chết để làm gà tần Gà tần là món khoái khẩu của nhiều người nhưng ít ai biết nguồn nguyên liệu để chế thành món này phần lớn là những loại gà ốm bán chạy. Trong vai một người đi mua gà về bán cho quán gà tần, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu thêm về nguồn nguyên liệu gà để “chế” thành những món gà tần lá ngải, gà tần thuốc bắc. Vì loại gà này là gà non, cân nặng không quá 1kg nên phần lớn những con gà này được loại ra từ những đàn gà nuôi to để bán. Chị L. một tiểu thương bán thịt gà tại chợ đầu mối Kim Ngưu, Hà Nội thành thật “để lấy gà làm gà tần cần loại gà nhỏ, khách hàng phải đặt hàng trước để còn gom, mỗi loại gà này tùy từng giá bán, thông thường từ 40 đến 45 nghìn đồng/kg gà làm sạch sẽ”. Chị L. tiết lộ thêm loại gà choai choai vậy thì chỉ những trang trại bán chạy vì gà bị cúm, bị ốm chứ bình thường để con gà 8 lạng đến 1kg còn khỏe mạnh người ta mang đi bán hiếm lắm. Bán gà đang "tuổi ăn tuổi lớn" như vậy vừa hao, vừa lỗ. Mỗi con gà khi làm sạch cũng được vài lạng, bỏ lòng mề đi. Cạnh chị L. là bàn thịt gà của chị Ng. (Thường Tín, Hà Nội), buôn gà hơn 10 năm nay chị Ng. biết gà nào dùng để tần bán, gà nào dùng để rán, để kho. Nhưng chị cũng phải thừa nhận gà tần thì khó mà có gà khỏe, gà ngon được. Loại gà khỏe tầm dưới 1kg để tần nếu cân cả con sống khỏe giá có thể lên tới 70 nghìn/kg khi làm sạch người bán chỉ còn ít thịt vì gà nhỏ làm hao thịt, Chỉ bằng phép tính đó 20 nghìn/suất gà tần với nửa con gà ngon thì chủ quán sẽ bị lỗ nặng. Với giá 45 đến 50 nghìn/kg chỉ có gà ốm. Mặt hàng này không được bày bán công khai trên phản thịt, nhưng hầu hết các tiểu thương bán gà tại đây đều khẳng định có nguồn hàng để lấy với điều kiện phải đặt hàng trước, đặt tiền trước. Nếu người mua muốn rẻ cũng có gà rẻ, đắt có gà đắt, giao tiền nào nhận chất lượng gà như vậy. “Không ai làm hàng mà lấy gà ngon đâu em, chỉ loại tầm 40 đến 50 là được rồi, trước kia anh đổ gà ở nhiều quán gà tần anh biết, chủ yếu là gà ốm bị loại ra khỏi đàn, thế thì mới có lãi”- một người đàn ông quê Lê Lợi, Thường Tín cho biết. Gà ốm, gà chết về hết thủ đô Theo chân chị M. – một người chuyên cung cấp gà cho các quán gà tần, cơm bụi trong thành phố Hà Nội, tôi về chợ gà Hà Vĩ, Thường Tín, Hà Nội, đây đúng là đại bản doanh của các loại gà từ gà lớn đến gà bé, từ gà ta đến gà Trung Quốc. Khá chuyên nghiệp và nhanh nhẹn, chị M. đi vào tất cả các lều gà để chọn những còn gà sắp gục, có cả những con gà chết hẳn, chị M. kể những con gà này mới lãi, mỗi con mua trọn gói khoảng 40 đến 50 nghìn, làm sạch sẽ bán được khoảng 80 đến 90 nghìn đồng/con, mấy ngày nay đắt đỏ còn bán được giá hơn trăm cũng có. Chị giới thiệu cho tôi một lái buôn tên H., anh tự hào là nhà cung cấp các loại gà từ to đến nhỏ. Khi hỏi mua gà về tần, anh hiểu ngay không càn trình bày gà tốt hay ốm. Anh thừa nhận những loại ấy toàn gà chết: Anh giữ lại số điện thoại sẽ liên hệ khi có hàng. Những loại gà để tần cho gia đình ăn thì người ta có thể chọn những con gà nhỏ trong lều gà, còn gà tần để làm hàng cần phải lấy loại 2, loại 3, thậm trí nhiều khi không còn gà ốm, gà nhỏ những lái buôn nhặt nhạnh cả những con gà đã chết để chặt nhỏ ra bán. Chị K. “đồng nghiệp” của chị M. ngã giá cho tôi một đống gà đã chết với giá 60 nghìn đồng/con. “Gà này về tần cũng được vì khá dai”, chị cũng thường xuyên đổ những loại gà này cho các quán gà tần trong nội đô. Hàng gà nhỏ ốm yếu thời điểm này cũng khó mua, mà gà nhỡ nhỡ khỏe càng khó mua hơn nên người ta vẫn lấy gà to về rồi san nhỏ. Vừa nói chị vừa lấy chân đá đá đống gà đã chết từ khi nào và quảng cáo là gà xịn khi về thành phố, những con gà này sẽ bằng mọi cách luồn vào các quán gà tần, gà rán… 9. Cẩn trọng với nem chua gây bệnh ngày Tết Những kết quả nghiên cứu trên nem chua mới đây nhất cho thấy tất cả các mẫu nem được chọn khảo sát đều không đảm bảo an toàn, không đạt chỉ tiêu về vi sinh vật gây bệnh. Nem chua được làm từ thịt lợn, lợi dụng men của một số lá cây và thính gạo để ủ chín, cho hương vị chua ngon rất gợi sự thèm ăn. Nem chua cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là dân nhậu nhưng liệu những sản phẩm này có thực sự an toàn? Nhóm nghiên cứu của bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành khảo sát 9 mẫu nem chua được thu thập từ các tỉnh thành lớn trong cả nước (Hà Nội: 3 mẫu, Thanh Hóa: 3 mẫu, Vinh: 1 mẫu, TPHCM: 2 mẫu) về thành phần vi sinh vật. Điều đáng nói là cả 9 mẫu nem chua này đều không đạt chỉ tiêu về vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt, Enterobacteriaceae và S. aureus đều vượt gấp vài chục đến hàng trăm lần cho phép. Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho biết, qua kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ tại một số địa phương cho thấy, có tới 88% nem chạo, nem chua, giò chả phát hiện có vi khuẩn gây bệnh đường ruột (coliform). Tương tự, một nghiên cứu năm 2010 tại 3 cơ sở sản xuất nem chua tại Hà Nội cho kết quả, dù thịt dùng trong sản xuất nem chua được sử dụng ngay sau khi mổ nhưng là nguồn tạp nhiễm chủ đạo, chứa một số lượng lớn những loài gây bệnh (đặc biệt là S.aureus và E.coli)... Những kết quả khảo sát này được đưa tại Hội nghị khoa học về kiểm nghiệm an toàn thực phẩm lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội mới đây. Nem chua là một sản phẩm thịt nạc muối chua lên men, thành phần chủ yếu là thịt nạc, thính, đường và rượu... nhưng để giảm giá thành, hầu hết nhà sản xuất đã trộn thêm bì lợn, miến... Nếu bì lợn không làm sạch lông sẽ gây viêm đường ruột. Theo ThS Nguyễn Trung Cấp, khoa Điều trị tích cực, Viện Các bệnh Nhiệt đới Quốc gia, người dân không nên ăn nem chua, nem chạo vì không bảo đảm, dễ gây ngộ độc, thậm chí nếu sản phẩm được làm từ con lợn bị bệnh thì tai hại khôn lường. Bởi vậy, khi chọn nem chua, người dân nên mua loại nem còn mới, có màu sắc vừa phải, và không có mùi khác lạ hay màu quá đỏ tươi. 10. "Sa tế gây ung thư" có "date" vô thời hạn Hỏi chủ hàng về nguồn gốc của loại sa tế này, thì được giới thiệu là loại ớt Tứ Xuyên nổi tiếng, nhập từ Trung Quốc, thường dùng cho lẩu, ướp thực phẩm, hay ăn ngay. Đặc điểm chung của những gói dung dịch này là… không bao giờ hết hạn. Bởi gói sản phẩm nào cũng ghi hạn dùng 12 tháng, nhưng lại không có ngày sản xuất. Mặc dù mấy ngày qua, báo chí Trung Quốc và Việt Nam đều đã đưa tin về loại gia vị có tên gọi "sa tế Tứ Xuyên" có chứa chất gây ung thư, thường được dùng trong món lẩu, song dường như, cảnh báo này chưa được quan tâm đúng mức. Bằng chứng là, ngày 22/12, chúng tôi có mặt ở một số chợ trên địa bàn Hà Nội, như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Hàng Bè v.v… vẫn có thể mua được gia vị này khá dễ dàng. Có lẽ, sự kiểm tra các cơ quan chức năng đã khiến không một hàng nào bày bán công khai món gia vị này. Nhưng nếu người mua hỏi đích danh "ớt Tứ Xuyên", thì sẽ được người bán lôi từ trong gầm bàn, hay một chỗ khuất nào đó ra những túi sa tế Tứ Xuyên với số lượng không hạn chế. Ở chợ Đồng Xuân, một gói sa tế Tứ Xuyên trọng lượng 200gr, có giá 10.000đ, còn ở chợ Hôm, giá một gói ớt Tứ Xuyên loại 180gr, có giá 8.000 đồng. Dù khác chút xíu về trọng lượng, kiểu chữ, nhưng chúng đều có chung đặc điểm là loại dung dịch sền sệt màu nâu thẫm hoặc nâu vàng, đựng trong túi nilon nhỏ và trên bao bì chỉ hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc. Vì thế, đa phần người tiêu dùng không thể biết về xuất xứ, thành phần cũng như cách sử dụng ra sao. Hỏi chủ hàng về nguồn gốc của loại sa tế này, thì được giới thiệu là loại ớt Tứ Xuyên nổi tiếng, nhập từ Trung Quốc, thường dùng cho lẩu, ướp thực phẩm, hay ăn ngay. Hỏi thêm bà chủ về cách sử dụng thì chủ hàng chậc lưỡi: Đại loại là cứ nêm "vừa miệng" là được. Còn với câu hỏi vì sao các gói sa tế này không có màu đỏ đặc trưng của ớt, mà lại là nâu vàng hoặc nâu thẫm, trong khi bao bì ghi "màu sắc tươi nguyên, vị mặn vừa đủ, có mùi thơm", thì bà chủ cũng chịu, không giải thích được. Chả một dòng tiếng Việt, song các chủ hàng đều khẳng định như đinh đóng cột là "hàng mới sản xuất", dẫu chả có gì làm bằng! Thấy chúng tôi hỏi nhiều, bà chủ hàng ở chợ Đồng Xuân còn càu nhàu về "tội" mua có một gói mà cũng hỏi, trong khi các nhà hàng lẩu vẫn thường mua cả chục kilôgam, mà chả căn vặn gì! Chỉ nhìn vào màu sắc của loại sa tế được ghi trên bao bì là "đặc sản Tứ Xuyên" này, đã có thể thấy được chất lượng của nó. Bởi màu nâu xỉn đó không thể là màu gốc của ớt, cho nên, hoặc là ớt làm sa tế có vấn đề, hoặc là đã bị phụ gia làm cho biến màu. Cũng không ai biết chính xác, loại mỡ xào ớt để làm sa tế là loại mỡ như thế nào, khi là loại mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần, đã đủ gây mầm bệnh ung thư. Phải nhờ người thạo tiếng Trung dịch các dòng chữ trên bao bì các gói sa tế, chúng tôi mới biết thêm được đặc điểm chung của những gói dung dịch này, là… không bao giờ hết hạn. Bởi gói sản phẩm nào cũng ghi hạn dùng 12 tháng, nhưng lại không có ngày sản xuất. Một loại được sản xuất tại thôn Bình Khang, thị trấn Đường Xương, Thành Đô, Tứ Xuyên, còn một loại được sản xuất tại thị trấn Hữu Ái. Trên các gói này đều ghi thành phần là ớt, nước, muối, bột tiểu mạch và một số chất khác, được sản xuất theo "công nghệ truyền thống", nhưng chả ai có thể xác định được giữa bao bì và nội dung bên trong có là một? Nhìn qua đã thấy, những gói sa tế này đã vi phạm quy định của Nghị định 89/2006 ngày 30/8/2010 về nhãn mác đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Những nội dung thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt. Trong một số trường hợp cụ thể ngoài tiếng Việt có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. Thế nhưng, nó vẫn được lưu hành một cách tràn lan, cho thấy, công tác hậu kiểm về lưu thông mặt hàng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người này còn bị buông lỏng. Với giá bán loại gia vị này rẻ hơn nhiều lần so với việc tự làm lấy sa tế từ ớt bột, hay sa tế sản xuất trong nước, có thể thấy rằng, các nhà hàng kinh doanh lẩu chả dại gì mà không chọn mua loại sa tế Tứ Xuyên, bất chấp việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết: Ngay khi có thông tin trên, Thanh tra Sở đã yêu cầu y tế các quận, huyện kiểm tra, đồng thời chỉ đạo y tế các phường, xã kiểm tra các cửa hàng kinh doanh lẩu và các chợ trên địa bàn, như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Thành Công v.v… Do những người bán loại sản phẩm này đều có sự đối phó với cơ quan chức năng, nên cũng chỉ mới phát hiện một số vụ nhỏ lẻ và do không rõ nguồn gốc nên số hàng thu được đã bị tiêu hủy. Còn ThS. Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) - Bộ Y tế, cho biết: Ngay khi có thông tin về sa tế Tứ Xuyên gây ung thư, ngày 20/12, Cục ATVSTP đã có công văn chỉ đạo các Sở Y tế các tỉnh, thành, tiến hành kiểm tra, đồng thời, Cục ATVSTP cũng thành lập các đoàn kiểm tra ở cả 3 miền Bắc- Trung- Nam. Bước đầu, kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh lẩu ở Hà Nội, chưa phát hiện có sử dụng phụ gia trên. Tại một số cơ sở, đoàn thanh tra đã phát hiện những gói gia vị không có tiếng Việt, không công bố tiêu chuẩn, nên đã thu hồi và xử lý theo quy định. Các đoàn thanh tra cũng đã lấy 2 mẫu nước và 5 mẫu bột, gửi đến Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, để xét nghiệm, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn có thể mua các gói sa tế Tứ Xuyên rất dễ dàng ở các chợ. Vì thế, xin khuyến cáo người tiêu dùng: tuyệt đối không nên sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhất là với loại sa tế Tứ Xuyên đã được chính báo chí Trung Quốc cho biết có trộn hóa chất gây ung thư 11. “Giải mã” nghi vấn mực xé ăn liền “Mực xé ăn liền có thể làm từ mực thật, nhưng có giá trị thấp và đã được chế biến tẩm ướp để hợp khẩu vị người tiêu dùng”, đó là khẳng định của nhiều ngư dân từng đánh bắt mực ở khu vực Bắc miền Trung. Có thể là mực mặn Ngày 30-10, Chi cục Quản lý thị trường TP.Hải Phòng tổ chức tiêu hủy hàng tấn mực xé không rõ nguồn gốc. Trước đó, người dân rộ lên thông tin mực xé làm từ... cao su. Ngành y tế đã phải lên tiếng trấn an nhưng nguồn gốc làm mực xé vẫn là dấu hỏi. Trong khi chờ đợi ngành chức năng làm rõ, nhiều ngư dân cho rằng, mực xé được làm từ... mực, nhưng là loại mực mặn (chỉ dùng ăn tươi). Theo ông Lương Văn Com - một ngư dân ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam thường xuyên câu mực ở vùng biển Trường Sa: Loại mực mặn này các thương lái chỉ mua với giá 40 nghìn đồng/kg. Sở dĩ vẫn tiêu thụ được là bởi các thương lái thu mua rồi xuất sang Trung Quốc, sau đó họ chế biến ra các dạng khác như khô mực hay mực xé sẵn. “Hiện tại, ở một vài địa phương như Khánh Hoà, Phú Yên cũng đã nhập khẩu công nghệ chế biến mực xé này từ nước ngoài về, và cũng đã dùng mực mặn để chế biến thành mực ăn sẵn như mì tôm”- ông Com nói. Còn theo anh Nguyễn Văn Leo - một chủ tàu chuyên đánh bắt cá chuồn cồ ở vùng biển Hoàng Sa và Trung Sa, hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch, thời tiết trên 2 vùng biển này rất lạnh và thường xuất hiện những đám mực nổi lên rồi chết. Nhiều đám rộng đến 4km2 với hàng triệu con mực. Ngư dân nước ta khi gặp hiện tượng này thường chỉ lấy vợt xúc lên, con nào khoẻ mới lấy làm mồi nhậu. Nhưng các tàu cỡ lớn của nước ngoài thì họ dùng lưới rút cỡ lớn thu gom hết mang về chế biến. Còn chế biến thành sản phẩm gì thì ngư dân không biết. Công nghệ bí mật Ông Bàng Quân Hưng - người Đông Hưng, Quảng Đông, Trung Quốc, một chuyên gia chế biến mực, sứa thường xuyên có mặt ở đảo Quan Lạn (Quảng Ninh) cho biết: Sứa và mực đều là dạng nhuyễn thể, nên khi chế biến phải được xử lý bằng các loại hoá chất đặc biệt. Ngay cả những người chuyên làm những công việc ướp hoá chất như ông cũng không nắm rõ quy trình, và gồm những loại hoá chất nào, vì mỗi người chỉ được quản lý và chịu trách nhiệm 1 loại, không ai được biết của người khác. Theo quy trình chế biến, sứa hay mực đều được đưa vào bể rửa sạch, sau ngâm hoá chất cùng với muối, khoảng 10 giờ đồng hồ sau mới xả hoá chất rồi đưa vào sấy khô để giữ cho sản phẩm có màu đẹp và không bị phân hủy. Rất có thể mực xé trên thị trường hiện nay là một sản phẩm đã được xử lý bằng công nghệ hoá chất bí mật như ông Hưng nói. Tại Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận, mực xé ăn liền cũng xuất hiện khoảng 2 năm trở lại đây. Ông Nguyễn Thành Bắc - Đội phó Đội Quản lý thị trường quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho hay, cơ quan quản lý thị trường đã có những nghi vấn, và đã đưa một số mẫu đi kiểm nghiệm hoá sinh, nhưng đều cho kết quả không phải là cao su hay hợp chất gì khác mà vẫn là loại họ mực thân mềm. Nhưng theo ông Bắc, trước khi các nhà khoa học tìm ra những độc tố có trong loại mực xé này, người tiêu dùng cần cẩn thận trước những sản phẩm mực đóng gói xé sẵn không rõ nguồn gốc. Ngày 2-10, theo ghi nhận của NTNN tại các khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, hiện nay đã không còn xuất hiện loại mực xé nhỏ (đóng gói). Bà Lưu Thị An, ở xã ven biển Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết: Hồi năm ngoái, ở địa phương này cũng xuất hiện loại mực xé nhỏ, đóng gói, nhưng giờ không thấy ai bán nữa. Còn tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc và thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa (những nơi cung cấp hàng hải sản lớn của tỉnh) cũng không thấy ai bán loại mực nêu trên. Anh Trần Xuân Lực, ở xã Ngư Lộc cho biết: Sau khi nghe nói loại mực xé, đóng gói sẵn có lẫn cao su, người dân và cả khách đã tẩy chay loại mực ấy. (Hồng Đức 12. Vì sao măng trắng, giòn, đẹp? Trước thông tin mà PV nhận được, nhiều cửa hàng bán măng tại các chợ Hà Nội có tẩm chất bảo quản giữ măng lâu chua gây hại đến sức khoẻ, PV đã tìm hiểu thực hư thông tin này. Chuyện người bán măng dùng hóa chất, hay đó chỉ là tin đồn? Những nghi vấn Theo tìm hiểu của PV, tại các chợ đầu mối, chợ lớn như chợ Hôm, chợ đầu mối phía Nam, chợ Hà Đông... mặt hàng măng được bán khá chạy. Chợ Hà Đông, chỉ riêng mặt hàng măng đã có gần hơn 20 tiểu thương kinh doanh. Những hộ kinh doanh lớn, mỗi ngày bán trung bình từ 3-5 tạ, thậm chí xuất hàng tấn măng các loại ra thị trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về chất lượng măng (măng được bảo quản cả tháng-PV) đang được bán trên thị trường. Chị Nguyễn Thu Hằng (Cầu Tó, Hà Đông) phản ánh: Măng có nhiều loại, khi chọn măng, tôi chỉ biết chọn theo kinh nghiệm- măng có màu hanh vàng, bấm vào thân măng thấy mềm là măng non. Chọn những miếng măng ngắn, búp măng to sẽ ngon hơn. Những loại măng giang, măng vầu thì chọn những loại dày mình, khoảng cách giữa các đốt ngắn, bẹ bên ngoài mỏng... Tuy nhiên, tôi có nhiều băn khoăn về chất lượng măng hiện nay. Các sản phẩm măng tại chợ đều thấy măng có vẻ ngon, "đẹp mã", không có mùi chua như măng còn mụt và vỏ xanh khi tự mua về chế biến?. Bà Nguyễn Kim Vân (Hồng Mai, Hà Nội) cho biết: "Tôi thường mua măng tươi, măng khô chế biến tại chợ. Nhiều lần mua măng về, tôi không thấy mùi chua của măng mà có mùi lạ, sợi măng rất mềm, nên không dám ăn. Theo bà Vân, kinh nghiệm để chế biến món măng tại gia đình khá cầu kỳ, ngâm măng trong nước cho nở mềm. Mỗi ngày, khi vo gạo nấu cơm, chắt nước vo gạo để ngâm măng. Thay nước ngâm măng 1-2 lần/ngày. Ngâm măng trong vòng 3-5 ngày. Rửa sạch măng, cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi. Đổ bỏ nước luộc măng. Lặp lại quá trình luộc măng vài lần, cho đến khi nước măng không còn màu vàng đậm và nặng mùi nữa. Khi đó măng đã có màu vàng rơm chứ không nâu như trước. Trút ra rổ, xối nước lạnh. Nhưng nếu người bán áp dụng công thức chế biến này thì rất mất thời gian và tốn kém. Bà Vân thắc mắc, liệu người bán có dùng hoá chất gì để khử mùi chua và giúp bảo quản măng được lâu hay không"? Theo như tìm hiểu của PV, do chạy theo lợi nhuận, không ít cơ sở đã coi nhẹ sức khoẻ của người tiêu dùng vẫn cố tình sử dụng các hoá chất độc hại nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản thực phẩm, trong đó không ngoại trừ mặt hàng măng. Với những loại măng ngâm dấm người bán thường dùng hàn the để cho măng giòn, trắng. Măng dùng nấu canh chua có màu trắng là do được ngâm thuốc tẩy (Hypoclorit). Còn măng có màu vàng là do ngâm trong phẩm màu. Đã từng phát hiện măng ngâm hoá chất Sau khi nhận được nguồn tin, các hộ bán măng tại một số chợ ở Hà Nội có sử dụng chất bảo quản không nằm trong danh mục cho phép, PV đã trao đổi với ông Bùi Sỹ Doanh- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật và được ông cho biết: "Hiện chúng tôi chưa nhận được thông tin gì về măng tẩm hóa chất. Trước đây, tôi đã nghe về chuyện này. Nhưng chuyện đó đã lâu rồi, cũng chừng 5 năm, các cơ quan chức năng cũng từng phát hiện măng tẩm hóa chất. Khi đó, trong 6 mẫu xét nghiệm, kết quả phát hiện 4 mẫu măng có chứa chất Hypoclorit- hóa chất có tính ô xy hóa mạnh, có thể tẩy màu, diệt côn trùng và thường được dùng làm vệ sinh trong các khu công nghiệp, diệt trùng các dụng cụ cá nhân, dụng cụ y tế". Ông Doanh cũng cho biết: "Cục sẽ kiểm tra, xác minh thông tin về mặt hàng măng trên thị trường". Nói về sản phẩm măng ngâm từ hàn the, TS. Nguyễn Thị Lâm- Viện Dinh dưỡng cho biết: "Hàn the khó bị đào thải khi đã vào cơ thể. Hàn the dùng ướp thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến thận, gan và là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Hàn the rất độc hại nên bị cấm sử dụng trong thực phẩm từ rất lâu rồi". Đem thắc mắc về những nghi vấn măng có thể tẩm hoá chất Hyboclorit đến các chuyên gia, chúng tôi nhận được câu trả lời: "Hyboclorit không bị mất đi trong quá trình rửa, đun sôi, tồn tại một cách vững chắc trong các thực phẩm. Hypoclorit cùng với hàn the, phoóc môn, là loại hóa chất không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế". BS. Nguyễn Trung Nguyên- Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Khi con người sử dụng măng trong các bữa ăn hàng ngày có chứa chất này có thể gây nguy hiểm đến mắt, mũi và hệ thống đường hô hấp, với các triệu chứng ho, ngạt mũi, khó thở...". Theo nhận định của BS. Nguyên, nhiều thực phẩm trên thị trường đang sử dụng các hóa chất độc hại để chế biến, bảo quản thực phẩm. Chẳng hạn, các chất kháng sinh, tăng trọng tàn dư trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; hàn the, phẩm màu công nghiệp; các hợp chất trong các vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. TS. Lâm khuyến cáo: "Trong điều kiện mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, người tiêu dùng cần cảnh giác với các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là những loại măng ngâm có những mùi lạ, khó chịu, biết cách chọn mua và sử dụng thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm nào cũng cần phải lưu ý đến nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng, địa chỉ cơ sở sản xuất và nên mua của các cơ sở sản xuất tin cậy, đã có sự giám sát, kiểm tra, công nhận chất lượng của cơ quan y tế". Chúng tôi đã lấy mẫu măng trên thị trường mang đi kiểm nghiệm và sẽ công bố kết quả sớm đến người tiêu dùng.
|