Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 6 9 7 1
Số người đang truy cập
3 6 0
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Hiểm họa từ sữa tươi : Sữa chưa được tiệt trùng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe!

Theo các thông tin đưa ra từ FDA, Mỹ (U.S. Food and Drug Administration) cho biết sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nhưng bên cạnh lợi ích, sữa tươi có thể ẩn chứa các vi sinh vật nguy hiểm, chúng có thể gây nguy nhiểm đến tính mạng của bạn cũng như gia đình. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Mỹ (U.S. Centers for Disease Control and Prevention_ US.CDC) cho biết có hơn 800 người ở Mỹ có biểu hiện bệnh do uống sữa tươi hoặc ăn phomai được làm từ sữa tươi kể từ năm 1998.

Sữa tươi hoặc sữa chưa qua xử lý (Raw milk)

Sữa tươi là sữa từ bò, cừu hoặc dê, không được tiệt trùng để giết chết những vi sinh vật gây hại. Thuật ngữ “tươi” ở đây nghĩa là sữa chưa được tiệt trùng có thể mang theo những vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella spp,E. coli vàListeria, là những tác nhân sinh ra hàng loạt bệnh từ nguồn thực phẩm.

Vi khuẩn gây hại có thể gây hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bất cứ ai uống sữa tươi, ăn thức ăn được làm từ sữa tươi. Tuy nhiên, vi khuẩn trong sữa tươi đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, trẻ em, người già và những người có sức đề kháng yếu.

 

 (ảnh minh họa)

Sữa đã được tiệt trùng (Pasteurized Milk)

Tiệt trùng theo phương pháp Pasteur - đó là quá trình giết chết những vi khuẩn gây hại bằng việc làm nóng sữa đến một nhiệt độ thích hợp trong một thời gian nhất định đã được cài đặt theo đúng quy trình. Phương pháp này được phát minh đầu tiên bởi Louis Pasteur vào năm 1864, tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur sẽ giết chết những vi khuẩn gây hại đã từng gây ra các bệnh như bệnh do nhiễm vi khuẩn Listeria, bệnh thương hàn, bệnh lao, bệnh bạch hầu và bệnh ở động vật Brucellosis

Các nghiên cứu cho thấy không có sự khác nhau về giá trị dinh dưỡng giữa sữa tiệt trùng và sữa không tiệt trùng. Sữa tiệt trùng chứa một lượng rất ít các chủng vi khuẩn không gây bệnh, đó có thể là nguyên nhân gây hỏng sữa, vì vậy hãy bảo quản sữa tiệt trùng của bạn trong tủ lạnh là điều tất yếu.

Sữa tươi và những bệnh nguy hiểm

Triệu chứng bệnh và lời khuyên

Triệu chứng của bệnh sinh ra do thực phẩm chế từ sữa tươi bao gồm:

- Nôn ói, tiêu chảy và đau bụng

- Triệu chứng giống cúm: sốt, đau đầu, mỏi cơ.

Hầu hết những người khỏe mạnh đều bình phục trở lại sau khi bị nhiễm bệnh do vi khuẩn gây hại có trong sữa tươi, hoặc trong thức ăn làm từ sữa tươi trong vòng một thời gian ngắn; một số trường hợp khác có thể dẫn đến triệu chứng của bệnh mãn tính, hoặc nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tử vong.

Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết bị bệnh sau khi sử dụng sữa tươi hoặc các sản phẩm làm từ sữa tươi, hoặc nếu bạn đang có thai và nghĩ rằng bạn có thể đã sử dụng sữa tươi hoặc phomai bị hỏng à hãy đi đến gặp bác sĩ hoặc các nhân viên y tế ngay lập tức.

Sữa tươi và sự tiệt trùng: Những lập luận hoang đường!

Trong khi sự tiệt trùng giúp cho sữa và phô mai an toàn, nhiều chất dinh dưỡng hơn 120 năm qua, thế nhưng một vài người vẫn tin rằng quá trình tiệt trùng làm ảnh hưởng không tốt đến sữa và sữa tươi thì được chọn là sản phẩm an toàn hơn về sức khỏe.

Dưới đây là một vài suy tưởng và chứng minh sự thật liên quan đến sữa và sự tiệt trùng:

·Sữa tiệt trùng KHÔNG gây bất dung nạp lactose và sinh phản ứng dị ứng. Cả sữa tươi và sữa tiệt trùng có thể gây phản ứng dị ứng đối với những người nhạy cảm với protein trong sữa;

·Sữa tươi KHÔNG giết chết những mầm bệnh nguy hiểm;

·Sữa tiệt trùng KHÔNG làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của sữa;

·Sữa tiệt trùng KHÔNG có nghĩa chúng an toàn khi không bảo quản sữa ở tủ lạnh trong một thời gian dài, đặc biệt là sau khi đã mở nắp hộp sữa;

·Sữa tiệt trùng giết chết các vi khuẩn gây hại;

·Sữa tiệt trùng sẽ “cứu lấy mạng sống”.

Mối nguy hiểm liên quan giữa vi khuẩn Listeria và phụ nữ mang thai

Phụ nữ có thai có thể gặp nhiều rủi ro nghiêm trọng khi bị nhiễm vi khuẩn Listeria, hậu quả có thể gây sẩy thai, gây thai chết hoặc bị chết các trẻ sơ sinh. Nếu bạn đang có thai, có sử dụng sữa tươi hoặc các chế phẩm làm từ sữa tươi như: phomai kiểu Mexico như Queso Blanco hoặc Queso Fresco có thể gây hại đến con của bạn cho dù bạn không bị bệnh.

Hãy bảo vệ gia đình bạn bằng kinh nghiệm “Người tiêu dùng thông thái”

Hầu hết sữa và sản phẩm từ sữa được bán trên thị trường ở Mỹ gồm sữa tiệt trùng hoặc kem, hoặc những sản phẩm được sản xuất theo phương cách đã tiêu diệt mọi vi khuẩn nguy hiểm có thể có. Nhưng sữa không tiệt trùng và các sản phẩm làm từ sữa không tiệt trùng cũng được bán và có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Để tránh nhiễm bệnh do vi khuẩn nguy hiểm có trong sữa tươi, bạn nên chọn sữa và sản phẩm của sữa thật cẩn thận. Xem hướng dẫn sau:

Thực phẩm dùng an toàn

·Sữa hoặc kem đã tiệt trùng

·Phomai cứng như: phomai dày và phomai có dạng rất cứng như phomai Parmesan;

·Phomai mềm như: Brie, Camembert, phomai có vân xanh (blue-veined cheeses), và phomai mềm kiểu Mexico (Queso Fresco, Panela, Asadero, Queso Blanco) được làm từ sữa tiệt trùng;

·Phomai hỗn hợp;

·Kem, phomai làm từ sữa đã gạn kem, phomai Ricotta làm từ sữa tiệt trùng;

·Sữa chua làm từ sữa tiệt trùng.

·Bánh pút-đinh (ăn tráng miệng) làm từ sữa đã tiệt trùng.

·Kem hoặc sữa chua đông lạnh làm từ sữa tiệt trùng.

Thực phẩm dùng chưa/ không an toàn

·Sữa hoặc kem không tiệt trùng;

·Phomai mềm như: Brie và Camembert và phomai mềm kiểu Mexico như: Queso Fresco, Panela, Asadero và Queso Blanco được làm từ sữa không tiệt trùng;

·Sữa chua làm từ sữa không tiệt trùng;

·Bánh pút-đinh (pudding-dùng trong ăn tráng miệng) làm từ sữa không tiệt trùng;

·Kem hoặc sữa chua đông lạnh làm từ sữa không tiệt trùng.

Khi nghi ngờ - Cần hỏi hoặc tư vấn để chắc chắn!

Hãy dành một ít phút để biết chắc sữa đã được tiệt trùng hoặc sản phẩm không làm từ sữa tươi - vì khi đó có thể bảo vệ bạn hoặc những người thân của bạn tránh được những bệnh nguy hiểm.
 

Đọc nhãn của sản phẩm;

Sữa an toàn sẽ có từ “tiệt trùng” ghi trên nhãn. Nếu từ “tiệt trùng” không có trên nhãn của sản phẩm, đó có thể chứa sữa tươi.

Đừng do dự, hãy hỏi người bán hàng hoặc người quản lý cửa hàng:

Sữa hoặc kem có được tiệt trùng hay không, đặc biệt sữa hoặc sản phẩm từ sữa, đặc biệt sữa hoặc sản phẩm từ sữa được giữ lạnh tại cửa hàng hoặc cửa hàng thực phẩm tự nhiên.

Đừng mua sữa hoặc sản phẩm từ sữa tại các quán ở nông trại hoặc tại các chợ nông sản nếu bạn không biết chắc:

Nó đãđược tiệt trùng chưa? Trừ khi bạn xác định được nó đã được tiệt trùng.

Kem nhà bạn làm có an toàn không ?

Mỗi năm, món kem tự làm tại nhà làm phát sinh nhiều đợt dịch bệnh nhiễm khuẩn doSalmonella. Thành phần chịu trách nhiệm chính trong nhiễm trùng chủ yếu này là gì? Trứng tươi hoặc trứng chưa nấu chín. Nếu bạn chọn làm kem tại nhà , hãy sử dụng sản phẩm trứng đã tiệt trùng, sản phẩm thay thế trứng hoặc đã tiệt trùng vỏ trứng thích hợp và cũng có nhiều cách làm kem mà không cần dùng đến các sản phẩm có trứng.

 
Mỗi người có thể thực hành quy trình về an toàn thực phẩm qua bốn bước đơn giản sau đây:

Đây chính là bốn bước để giữ cho thực phẩm an toàn tránh nhiễm khuẩn (Four Steps to Keep Food Safe From Bacteria) được các chuyên gia đề cập và nhấn mạnh:

Sạch: Rửa tay và các phần mặt ngoài thường xuyên (Clean:Wash hands and surfaces often)

Vi khuẩn có thể lan rộng khắp nhà bếp và vấy ra bên ngoài các vật dụng nhà bếp như thớt, bàn ăn, miếng xốp lau chùi,…;

ŸRửa sạch tay của bạn bằng nước xà phòng nóng trước khi cầm thức ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tả lót và ôm các vật cưng;

ŸRửa sạch các dụng cụ mà bạn đãng dùng để cắt, các mặt bàn, đĩa, đồ dùng nhà bếp và mặt bếp bằng nước xà phòng nóng sau khi đã chế biến các món thức ăn xong và trước khi bạn làm món kế tiếp;

ŸSử dụng các tấm thớt bằng nhựa hoặc gỗ không có dăm (hoặc không lỗ rỗ). Các tấm thớt này nên rửa sạch bằng nước xà phòng âm sau khi đã sử dụng;

ŸCần dùng các giấy lau chùi sạch bàn bếp. Nếu bạn dùng vải lau thì phải giặt sạch chúng thường xuyên;

Tách biệt: Không cho chúng nhiễm chéo (Separate:Don’t cross-contaminate)

Nhiễm chéo (cross-contamination) là một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ ra vi khuẩn lan rộng từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Điều này thực tế đã xảy ra khi cầm thịt sống, thịt gia cầm hoặc thức ăn hải sản sống, vì thế nên làm thế nào tránh các thực phẩm này và các nước thịt của chúng không vấy bẩn vào các thức ăn chuẩn bị ăn liền;

ŸTác biệt các thịt sống, thịt gia cầm, hải sản ra khỏi các thức ăn khác trong giỏ mua hàng của bạn tại các quầy hàng và ngay cả khi sắp đặt trong tủ lạnh;

ŸDùng các thớt cắt khác nhau đối với từng sản phẩm thịt sống khác nhau;

ŸLuôn luôn rửa sạch tay, các thớt, đĩa, vật dụng khác của nhà bếp bằng nước xà phòng nóng sau khi chúng tiếp xúc với thịt sống;

ŸKhông bao giờ đặt các thức ăn đã nấu chín trên các đĩa mà trước đó đã dùng để đặt các thịt sống trên đó;

Nấu: Nấu thức ăn phải trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (Cook to Proper Temperatures)
 

Các chuyên gia về an toàn thực phẩm đồng ý rằng các thực phẩm được nấu một cách thích hợp khi nấu đưới điều kiện nhiệt độ với thời gian đủ dài sẽ giết chết các vi khuẩn gây hại mà chúng ta thường gặp các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm (foodborne illness);

ŸDùng một nhiệt kế sạch, đo nhiệt độ bên trong của thức ăn đang nấu để đảm bảo rằng thịt của gia cầm, hải sản, thịt hầm hoặc các sản phẩm khác đã chín;

ŸNấu thức ăn dưới dạng quay hoặc nướng ít nhất là 1450F. Tất cả thịt gia cầm nên nấu ở nhiệt độ 1800F để chín toàn bộ;

ŸNấu thịt bò mà ở các mặt đất, ở đó chúng thường có vi khuẩn lan rộng trong khi xử lý, ít nhấtnhiệt độ 1600F. Thông tin từ Trung Tâm CDC đề cập liên quan đến các thịt bò nấu còn hồng, chưa chín sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Nếu không có nhiệt kế sẵn, không nên ăn món thịt bò mà khi mở ra vẫn còn hồng bên trong;

ŸNấu các trứng cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng đã phân định. Không nên dùng các trứng vẫn còn sống hoặc chỉ mới chín một phần;

ŸCá nên còn tươi với mắt cá còn trong suốt và thịt cá mềm khi dùng nỉa kiểm tra;

ŸKhi nấu trong lò microwave, bảo đảm rằng không còn phàn lạnh bên trong thực phẩm vì ở đó vi khuẩn có thể còn sống sót. Để kết quả tốt nhất, nên xoay trở thức ăn liên tục cho đều trong khi nướng hoặc nấu,…Nếu không thể xoay trở được, thì dùng đĩa lật 1-2 làn khi nấu;

ŸCác nước chấm, súp và nước thịt phải đun đến sôi khi hâm lại. Hãy làm nóng các phần thức ăn còn lại chưa dùng hết đến nhiệt độ ít nhất 1650F.

Để lạnh: Điều kiện để tủ lạnh thích hợp (Chill:Refrigerate promptly)

Các thực phẩm để lạnh nhanh vì nhiệt độ lạnh giữ các vi khuẩn gây hại khỏi phát triển và nhân lên. Vì thế, nên để trong tủ lạnh nhà bạn không cao hơn 400F và đơn vị đông ở (freezer unit) 00F. Tỉnh thoảng, kiểm tra các thang nhiệt độ này bằng các nhiệt kế thích hợp.

ŸTủ lạnh hoặc tủ đông cho các sản phẩm dễ hỏng, các thực phẩm chế biến sẵn và các thức ăn còn thừa trong vòng hai giờ hoặc sớm hơn;

ŸKhông bao giờ phá đông ở nhiệt độ phòng. Các thực phẩm cần tan tuyết trong tủ lạnh, dưới điều kiện nước chảy hoặc trong microwave. Các thức ăn biển đẻ trong tủ lạnh;

ŸPhân chia các thực phẩm thừa còn lại số lượng lớn thành các phần nhỏ, để trong các hộp chứa nông để dễ làm lạnh trong thời gian nhanh trong tủ lạnh;

ŸKhông được đóng gói trong tủ lạnh. Không khí lạnh phải lưu thông để giữ cho thực phẩm an toàn.

 

Ngày 23/02/2011
Cn. Võ Thị Thu Trâm và Ths. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích