Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 0 1 9
Số người đang truy cập
1 2 0
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
ảnh minh họa
Độc tố trong thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Thực phẩm chứa hóa chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đòi hỏi mỗi người phải chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân ngay từ khi lựa chọn thực phẩm.

Hàm lượng độc tố thực vật là một yếu tố được nhiều người quan tâm. Thực vật cung cấp thực phẩm cho chúng ta có khả năng tạo ra hàng lọat các hóa chất khác nhau. Dưới đây là một số loại độc tố trong thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người để các bạn cùng tham khảo và có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày, mong sao việc sử dụng các loại thực phẩm trong sinh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, tránh được tác hại không có lợi cho cơ thể.

Độc tố trong thực phẩm là gì?

Các độc tố trong thực phẩm không phải là 1 nhóm các hợp chất hóa học mà là tất cả những gì có thể gây hại cho cơ thể. Một số độc tố hay chất độc như hóa chất công nghiệp, khí thải do đốt cháy, thuốc trừ sâu, các chất làm rối loạn nội tiết (nhựa), hay kim loại nặng, các phụ gia thực phẩm, chất bảo quản và các loại thuốc.

Một số độc tố trong thực phẩm thường gặp

Độc tố PHA và HCA

Trong quá trình nướng, chất béo từ thực phẩm chảy xuống nguồn lửa bên dưới (than hồng hoặc các thanh nhiệt trong lò nướng điện), kèm theo đó là lượng dầu được dùng để phết thêm lên thực phẩm hoặc vỉ nướng sẽ tạo ra loại khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) có thể gây ung thư... PHA sẽ bám vào thức ăn qua khói. Ngoài ra, khi nhiệt tăng quá mức sẽ dẫn tới phản ứng giữa hoạt chất creatine và axit amino (có trong protein của thịt) sinh ra nhiều độc tố khác có hại cho sức khỏe, mà điển hình là HCA (heterocyclic amine). Những loại thịt chứa nhiều mỡ như thịt bò, thịt gà và cá ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất. HCA thường được tạo ra trong quá trình chế biến các món thịt giàu đạm ở nhiệt độ cao như nướng, rán, đun sôi... Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa nhất thiết bạn phải tránh xa các món nướng, mà nên chế biến hợp lý cũng như thưởng thức với mật độ vừa phải.

Ăn thực phẩm khô bị mốc dễ ung thư

Nhiều người có thói quen chà sạch nấm mốc ở lạc, đậu, phơi khô rồi đem dùng lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, cách làm này không giúp loại bỏ độc tố và dễ gây ung thư cho người sử dụng.

Độc tố Aflatoxin thường có trong các thực phẩm khô đã lên mốc. Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10mg), độc tố Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

Theo tài liệu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, độc tố aflatoxin rất bền với nhiệt. Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Các nghiên cứu cho thấy rang lạc ở 1500C trong 30 phút, Aflatoxin B1 giảm trung bình 80% và Aflatoxin B2 giảm 60%. Như vậy, lạc mốc dù được chế biến ở nhiệt độ cao, ăn vào vẫn có thể gây nguy hiểm.

 

 Như vậy, lạc mốc dù được chế biến ở nhiệt độ cao, ăn vào vẫn có thể gây nguy hiểm.

Aflatoxin được biết đến là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất tác động qua đường miệng - nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan hơn 1 năm sau.

PGS.TS Đinh Duy Kháng, trưởng phòng Vi sinh vật Phân tử (Viện Công nghệ Sinh học) cũng cho rằng sử dụng lại số lạc, đậu bị mốc đó sau khi chỉ chà sát và phơi khô là việc làm sai khoa học, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. "Đấy là vấn đề mà nhiều gia đình hiện nay chưa nắm được. Họ chỉ suy nghĩ đơn giản là trông đã sạch nấm mốc là đã hết độc". ông cho biết thêm, chất Aflatoxin không chỉ độc vì có nhiều trong thực phẩm khô, gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Nó được sinh ra dưới dạng là chất hóa học, vì thế chất Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi (1000C). Để loại bỏ chất độc này cần nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi, tuy nhiên, việc đó cũng chỉ giúp hạn chế một phần nào chứ không loại bỏ được hoàn toàn. Cụ thể, với nhiệt độ rang, sấy từ 1500C đến hơn 2000C sẽ loại bỏ được một phần nấm mốc"
 

Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm khô đã lên mốc 

Ðể phát triển, nấm mốc cần phải có môi trường phù hợp với chúng, đó là độ ẩm cao và nhiệt độ nóng ấm thích hợp. Các nghiên cứu cho thấy, Aspergillus flavus chủ yếu xâm nhập khi hạt lạc còn chứa 15 - 20% hàm lượng nước, nếu dưới 9% nước thì loại nấm mốc này không thể nào phát triển được. Với gạo, hàm lượng nước dưới 12%, mốc sẽ không phát triển được. Vì vậy, theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ lạc, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt giập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Nếu trong quá trình bảo quản có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lạc lành. Gạo cũng cần bảo quản nơi khô ráo, kho bảo quản phải thông thoáng.

Trong điều kiện gia đình, khi sử dụng lương thực, thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ để dùng. Các loại bánh chớm mốc dù chưa bị chua cũng nên loại bỏ.

Nước tương và 3-MCPD và 1,3 – DCP

Độc chất 3-MCPD và 1,3-DCP được sinh ra trong quá trình sản xuất nước tương theo phương pháp hoá giải. Nguyên nhân như sau:

Trong nguyên liệu sản xuất nước tương có 2 thành phần chính là protein và chất béo từ bánh dầu đậu phộng (hoặc bã đậu nành). Khi nấu ở nhiệt độ trên 1000C phản ứng thuỷ phân xảy ra, phân giải các mạch protein thành các chất bổ dưỡng là các acid amin. Đồng thời chất béo cũng được thuỷ phân thành glycerol (còn gọi là glycerin) và acid béo. Glycerol tham gia phản ứng thế với gốc Clo của acid clohric (HCl) tạo thành 3-MCPD và 1,3-DCP. Phương trình phản ứng như sau:
 

3-MCPD viết tắt của 3-MonoCloroPropane-Diol (còn có tên 3-chloro-1,2 Diol) tức 1 gốc Cl gắn vào vị trí số 3 của propane diol

1,3 DCP viết tắt của 1,3-DiChloro-2-Propanol tức 2 gốc Cl gắn vào vị trí số 1 và 3 của propanol

 

(NGUỒN TỪ: http://vietsciences.free.fr) 

Tác hại của 3-MCPD & 1,3-DCP
(Tư liệu của Cục QLCLVSATTP- Bộ Y Tế & http://www.dost-bentre.gov.vn)

Thử nghiệm trên chuột cống uống liên tục với liều lượng khác nhau:

Với 3-MCPD:

- Liều 1mg/kg thể trọng/ngày (TT/N): tinh trùng giảm khả năng hoạt động & giảm khả năng sinh sản của chuột đực.

- Liều lớn hơn 10mg đến 20mg/kg TT/N: gây tổn thương tinh hoàn chuột đực, biến đổi hình dạng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản của chuột đực.

- Lớn hơn 25mg/kg TT/N: gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.

- Liều 30mg/kg TT/N: làm tăng trọng lượng thận của chuột.

Với 1,3-DCP:

Hàm lượng lớn hơn 19mg/kg TT/N trong nhiều ngày: gây khối u ở thận, gan, biểu mô miệng, lưỡi, tuyến giáp và biểu hiện ung thư do biến đổi gen.

Như vậy với 1,3-DCP độc tính cao hơn 3-MCPD nhưng do có sự liên quan giữa 2 chất về hàm lượng và 3-MCPD dễ phát hiện hơn nên trong chỉ tiêu chất lượng thường nhắm vào 3-MCPD.

Giới hạn tối đa cho phép chất 3-MCPD trong nước chấm:

Châu Âu: 0.020 mg/kg chất 3-MCPD: tính trên nước tương có độ khô 40% và sản phẩm protein thực vật thủy phân acid (CE 466/2001 ngày 8/3/2001)

Úc và New Zealand (24/10/2001) 0,2 mg/kg cho chất 3-MCPD + 0,005mg/kg cho 1,3-DCP

Canada (25/11/1999): chỉ tiêu có tính cách hướng dẫn là 1mg/kg chất 3-MCPD

Đài loan: 1mg/kg chất 3-MCPD

Việt Nam (QĐ 11/2005/QĐ-BYT) ngày 25/3/2005: 1mg/kg chất 3-MCPD trong nước tương, xì dầu và dầu hào

 Acrylamid trong chiên, xào, nướng

Acrylamid là chất dễ sinh ra từ cách chiên, xào, nướng khi làm thức ăn. Năm 2002, Cơ quan quản lý thực phẩm Thụy Điển thông báo chính thức cho các nước trên thế giới đã phát hiện acrylamid trong nhiều thức ăn nướng. Hàm lượng acrylamid đặc biệt cao trong khoai tây chiên. Acrylamid có thể được xem là chất độc có khả năng gây đột biến gen và ung thư cho người. Hàm lượng acrylamid sinh ra trong nướng thịt, cá thấp hơn đáng kể so với khoai chiên, nhưng dù sao cũng nên thận trọng trong khi ăn thịt, cá nướng.

Formal, hàn the

Phoóc-mon là dung dịch bão hòa của formaldehyde trong nước; là hóa chất thường dùng để ướp xác và chế tạo keo dán, có thể gây ung thư. Vậy mà người ta vẫn lấy phoóc-mon ướp thịt, cá cho lâu hư, pha chế trong đậu hũ, bún, bánh phở, mì sợi..... cho có độ dai khoái khẩu. Hàn the cũng có tác dụng tương tự.

Hàn the là loại hóa chất chủ yếu để sản xuất thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa; nó là chất phụ gia độc hại đã bị cấm dùng trong chế biến thực phẩm, nhưng vì lợi nhuận, người ta vẫn cứ đưa nó vào thực phẩm để đánh lừa người tiêu dùng.

WHO công bố chuẩn tỷ lệ melamine trong thực phẩm

Theo tiêu chuẩn mới, giới hạn chất melamine trong sữa bột cho trẻ em là 1mg/kg, các loại thực phẩm khác và thức ăn cho gia súc là 2,5mg/kg.

Theo Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm - ủy ban chung của WHO và FAO phụ trách vấn đề các chất gây ô nhiễm thực phẩm, melamine là loại hóa chất được sử dụng trong nhiều quy trình xử lý công nghiệp khác nhau như sản xuất nhựa dùng làm đĩa đựng thức ăn, đồ dùng nhà bếp, sơn lót các loại hộp đựng thực phẩm.

Do vậy, việc thực phẩm tiếp xúc với các đồ dùng trên ít nhiều có nhiễm melamine là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên ở mức thấp, điều này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  

Theo tiêu chuẩn mới, giới hạn chất melamine trong sữa bột cho trẻ em là 1mg/kg, các loại thực phẩm khác và thức ăn cho gia súc là 2,5mg/kg.

Ông Martjin Weijtens, Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm, cho rằng: “Việc quy định mức melamine tối đa trong thực phẩm sẽ giúp chính phủ các nước phân biệt được việc nhiễm melamine ở mức không gây nguy hại cho sức khỏe với việc cố ý pha thêm melamine. Do đó có thể bảo vệ được sức khỏe cộng đồng mà không cản trở thương mại quốc tế một cách không cần thiết”.

Các tiêu chuẩn mới này, mặc dù không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng cho phép các nước có thể từ chối nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng melamine vượt quá mức cho phép. Những tiêu chuẩn này khi được các quốc gia đưa vào hệ thống pháp luật của mình, sẽ góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm và giúp định hướng việc mua bán lương thực, thực phẩm quốc tế.

Ngoài ra, Ủy ban cũng đưa ra các biện pháp mới nhằm bảo đảm cho rau sống và hải sản an toàn hơn. Những biện pháp mới này đưa ra các hướng dẫn cụ thể về sản xuất, thu hoạch, đóng gói, xử lý, cất giữ, phân phối, tiếp thị và giáo dục cho người tiêu dùng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn có liên quan đến các loại sản phẩm này.

Sudan

Gần đây báo chí cũng nói đến thực phẩm nhập từ Trung Quốc (TQ) có hàm lượng sudan đỏ có thể gây ung thư. Sudan chủ yếu để nhuộm vải, nhưng người ta đã đưa  vào son môi, vào đồ chơi trẻ em, vào nước uống cho có màu sắc dễ bắt mắt. Ở TQ, có nơi còn dùng sudan trộn vào thức ăn cho vịt ăn để đẻ ra trứng có lòng đỏ rất đẹp.

Ure

Năm 2005, Hồng Kông đã ra lệnh cấm nhập thực phẩm như thịt, cá nước ngọt, lươn từ TQ đưa sang sau khi phát hiện trong đó có chất malachite xanh có thể gây ung thư. Urê dùng trong công nghiệp (sản xuất giấy chẳng hạn), trong ngành Dược (điều chế acid barbituric); phổ biến là trong nông nghiệp: làm phân bón cung cấp nitơ cho lúa và các loại cây trồng khác. Theo tài liệu khoa học, urê không có tác dụng gì trong việc bảo quản thực phẩm, không ức chế được vi khuẩn, không chống mốc, không là chất điều vị, chất chống oxy hóa. Thế nhưng khi urê hòa tan trong nước sẽ tạo độ lạnh (do phản ứng thu nhiệt). Thử xem cá ngừ, cá thu..... bày bán ở chợ: Thay vì ướp đá lạnh người ta ướp urê. Chất urê làm cho da cá trơn bóng, thân cá hút và giữ nước có urê làm căng mọng như cá tươi mới vừa đánh bắt lên. Nếu xẻ cá ra sẽ thấy thịt và ruột cá ươn sình từ lúc nào rồi!

Rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng

Theo Cục bảo vệ thực vật,trên 1.297 mẫu rau quả kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có 387 bị nhiễm dư lượng thuốc nhưng còn trong phạm vi cho phép, có 49 mẫu vượt quá mức cho phép. Cũng cần nên nhắc là năm 2005, châu Âu đã quyết định hạ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm xuống mức thống nhất rất thấp chỉ còn 10 microgram/kg.

Cần kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong các loại rau có thân xốp có khả năng hút kim loại nặng mạnh như rau muống, ngó sen, kèo nèo…

 

Khi mua rau, cần chú ý để cả màu sắc lẫn mùi vị của rau. Nên chọ loại rau có
màu xanh tươi tự nhiên (tránh quá xanh đậm, mỡ màng có thể tồn dư nhiều NO3)
và không có mùi vị lạ. Ảnh: H.Hải

 
Hầu hết các thuốc bảo vệ thực vật được xếp vào loại chất gây xáo trộn hệ thống nội tiết tố (endocrine disrupting chemicals) ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục, hay thai nhi… Đây là một vấn đề lớn mà Sở y tế cần phải quan tâm kiểm tra thường xuyên, kể cả rau được gọi là an toàn.

Hóa chất bảo quản trái cây: Cực độc

Hóa chất được sử dụng phun lên trái cây để bảo quản trái cây tươi lâu hầu hết đều nằm ngoài danh mục và với hàm lượng không thể kiểm soát được. Không chỉ làm giảm chất lượng của trái cây mà những chất này còn gây ra những bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Lâu nay, ai cũng biết các loại củ quả nhập ngoại bày bán cả tháng nhưng vẫn không hề hấn gì. Người ta chỉ biết người bán sử dụng một loại hóa chất bảo quản màu trắng nhưng không biết rõ là chất gì. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia đã phát hiện đây là loại hóa chất gốc clo cực độc.

Hóa chất gốc clo, thuốc diệt cỏ

Bom, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi nhiều. Đặc biệt là trái cây nhập ngoại lưu thông trên thị trường nhiều ngày do tốn thời gian vận chuyển nên hầu hết đều được giới kinh doanh trái cây phun lên một lớp hóa chất bảo quản giữ trái cây tươi lâu.

Theo giới chuyên môn, các loại hóa chất này có tác dụng vừa chống mốc vừa bảo quản hàng hóa lâu bị hư hại. Hóa chất này có gốc clo, peroxit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không mùi, không vị, không màu nên rất khó phát hiện.

Những loại hóa chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TPHCM, cho biết các chất trên “bị” đưa vào củ quả ngoài tính chất diệt côn trùng, diệt tất cả vi khuẩn (kể cả vi khuẩn có lợi) nên ngăn chặn được quá trình chuyển hóa các tế bào, các vitamin bị chậm chuyển hóa cũng như chống ôxy hóa làm củ quả tươi lâu.

Thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho thấy tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.

Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng, Trưởng Bộ môn Cây công nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM, chất 2,4D nếu sử dụng liều lượng cao sẽ có công dụng diệt cỏ.

Sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Nó còn diệt cả côn trùng, vi khuẩn... nên bị giới kinh doanh trái cây lợi dụng.

Muối diêm

Muối diêm là một trong 12 chất phụ gia nguy hiểm nhất, dùng để bảo quản, tạo màu và hương vị cho các sản phẩm từ thịt. Muối diêm thường được thêm vào thịt muối, jambon, cá xông khói, hotdog, thịt hộp để giữ hương vị và tạo màu đỏ. Chất này ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nhưng nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy nó có liên quan đến nhiều loại ung thư. Dẫu chưa có kết luận chính xác về ảnh hưởng trên cơ thể người, nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên nên hạn chế muối diêm trong thực phẩm

BHA và BHT

BHA và BHT là những chất chống oxi hóa. Chúng giữ cho dầu mỡ không bị ôi (oxi hóa) nhưng chúng có thể gây ra ung thư. BHA và BHT được tìm thấy trong ngũ cốc, sing-gum, khoai tây chiên và dầu thực vật.

Cấu trúc của BHA và BHT sẽ thay đổi trong suốt quá trình bảo quản thức ăn. Chúng có thể tạo thành một hợp chất phản ứng lại với cơ thể và không được bài tiết ra bởi cơ thể. Hiển nhiên chúng không phải được thêm vào để làm con người bị ung thư, nhưng với một vài người, vào một thời điểm nhất định thì đó lại là một nguy cơ.

Propyl gallate

Propyl gallate là 1 chất bảo quản nữa cần phải hạn chế. Nó là một chất chống oxi hóa, được dùng để giữ cho dầu mỡ không bị hôi, thường dùng kết hợp với BHA và BHT. Chất này thỉnh thoảng thấy trong các sản phẩm từ thịt, súp gà và kẹo cao su. Propyl gallate chưa được chứng minh là gây ung thư cho người nhưng các nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có liên quan đến ung thư.

 

 nên giảm bớt lượng muối ăn dự kiến chêm vào món ăn

Bột ngọt

Bột ngọt (MSG) là một loại axit amin làm tăng hương vị cho canh, rau trộn, khoai tây chiên, thực phẩm đông lạnh và thực phẩm trong nhà hàng. Các quán ăn châu Á thường dùng chất này. Để tăng vị ngọn của món ăn, bạn có thể sử dụng một chút bột ngọt nhưng nên giảm bớt lượng muối ăn dự kiến chêm vào món ăn.

Chất béo thể đồng phân

Chất béo thể đồng phân (trans fats) cũng nằm trong 12 chất phụ gia nên hạn chế bởi vì ăn nó quá nhiều sẽ dẫn đến bệnh tim. Trans fats đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra ung thư và là điều kiện lý tưởng để hình thành chứng đột quị, đau tim, bệnh mạch vành, suy thận. Nhà sản xuất đã phải điều chỉnh để giảm lượng trans fat trong thực phẩm và kê khai trên nhãn lượng trans fat. Nhưng thực phẩm trong nhà hàng, đặc biệt là những cửa hàng thức ăn nhanh vẫn chứa rất nhiều chất béo. Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta không nên ăn quá 2g trans fat mỗi ngày. Lưu ý việc ăn thịt và uống sữa không liên quan nhiều đến trans fat.

BPA (Bisphenol A)

BPA là một loại hóc môn tổng hợp, được tìm thấy trong các sản phẩm như: hộp đựng thực phẩm, bình sữa trẻ em, các chai nhựa và các CD. Hiện nay, chất này đã bị cấm sử dụng trong các bình sữa trẻ em nhưng vẫn có thể tìm thấy trong một số loại đồ hộp. Tại Mỹ, người ta đã cảnh báo BPA có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ, làm thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, gây rối loạn hành vi và khả năng nhận thức. Về lâu dài, nó có thể gây tổn thương não bộ, gây ra căn bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư. Trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với Bisphenol-A sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.

 

BPA là một loại hóc môn tổng hợp, được tìm thấy trong các sản phẩm như:
hộp đựng thực phẩm, bình sữa trẻ em, các chai nhựa và các CD


Aspartame

Aspartame, thường được biết đến với tên Nutrasweet và Equal, là một chất phụ gia được tìm thấy trong thực phẩm cho người ăn kiêng như món tráng miệng với hàm lượng calori thấp, có thể có trong gelatins, nước hoa quả và thức uống không cồn. Nó cũng được dùng để làm những gói đường hóa học.

Tính an toàn của aspartame là tâm điểm của hàng trăm cuộc nghiên cứu khoa học. Cơ quan quản lý thực, dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (ADA) và Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng chất phụ gia này an toàn.

Ngược lại, Trung tâm khoa học vì lợi ích công cộng (the Center for Science in the Public Interest) cho nó số điểm thấp nhất trong bản báo cáo về phụ gia thực phẩm. Những cuộc nghiên cứu trên động vật cho rằng aspartame có liên quan đến ung thư.

Một phát ngôn viên của ADA - tổ chức ủng hộ tính an toàn của aspartame - nói rằng chất phụ gia này có thể ảnh hưởng sức khỏe một số người, đặc biệt đối với ai có bệnh PKU (phenylketonuria), là một loại bệnh rất hiếm, do sự lệch lạc của một gene khiến cơ thể không tạo ra được enzyme để khử bỏ chất phenalalanine.

 

 Người mua có thể sử dụng cảm quan để đánh giá được
các loại thực phẩm sử dụng (ảnh minh họa)

 Làm thế nào loại bỏ độc tố trong thực phẩm?

Nguồn từ Giadinh.net - Theo Th.S Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, máy khử độc thực phẩm Ozon chỉ có tác dụng trên vi khuẩn gây bệnh. Đối với các hóa chất bảo vệ thực vật, các hormone tăng trưởng, các chất bảo quản, các kim loại nặng thì không có tác dụng. Đối với các hóa chất bảo vệ thực vật, các hormone tăng trưởng, các chất bảo quản, các kim loại nặng thì không có tác dụng. Chưa kể, nếu không khống chế được lượng Ozon, đặc biệt là khi nó tồn dư trong không khí thì rất độc hại đối với sức khỏe con người.

Về vấn đề nhận biết thế nào là rau sạch ở ngoài thị trường, TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Quản lý ngộ độc, Cục ATVSTP cho biết, người tiêu dùng khó có thể nhận biết chính xác rau sạch đạt tiêu chuẩn ở ngoài thị trường. Vì để biết chính xác, rau cần phải được kiểm nghiệm các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp này thường chỉ sử dụng trong nghiên cứu, giám sát vì tốn kém về kinh phí và thời gian. Tuy nhiên, TS Lâm Quốc Hùng cũng lưu ý người mua có thể sử dụng cảm quan để đánh giá như: Rau không dập nát, màu sắc tự nhiên, không có sự đặc biệt trong quá trình phát triển của rau như rau quá mập hoặc quá non... không có mùi vị khác biệt và cơ sở bán rau được cơ quan chức năng xác nhận là bán rau sạch.Tương tự, khi lựa chọn thịt sạch (thịt động vật không nuôi bằng hoá chất tăng trọng clenbuteron), người tiêu dùng không nên chọn những miếng thịt có màu sắc đỏ hơn màu thịt bình thường. Thịt lợn nuôi bằng thức ăn có chứa hoá chất clenbuteron khi ấn vào sẽ có cảm giác chắc, căng, nạc nhiều hơn ở những vùng bắp, chân giò. Cũng theo TS Lâm Quốc Hùng, không chỉ lựa chọn thực phẩm an toàn mà công đoạn sơ chế cũng có vai trò rất quan trọng để loại bỏ những độc tố, mầm bệnh có trên thực phẩm. Vì vậy, đối với các loại rau, người tiêu dùng cần lưu ý rửa sạch dưới vòi nước và rửa nhiều lần, ngâm sau đó rửa lại trước khi nấu.
 

 Riêng với rau ăn sống, việc rửa rau bằng nước sạch, ngâm rau trong nước muối nhạt chỉ là biện pháp loại bỏ bớt những nguy cơ gây bệnh chứ không thể loại bỏ được hết mầm bệnh. Vì rau sống là thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm các yếu tố gây bệnh như vi sinh vật và chất hóa học... Với các loại thịt, trước khi nấu cũng cần rửa sạch, rửa trong nước ấm. Rửa  nhiều lần dưới vòi nước sạch đối với các loại cá, hải sản...

Kết luận

Còn nhiều chất độc trong thực phẩm cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đời sống ngày được nâng cao nên sự nhận thức về ăn uống cần có cơ sở khoa học để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra chỉ vì không hiểu biết. Như ta cũng biết, dinh dưỡng đầy đủ mới giúp hỗ trợ và tiêu trừ chất độc, giúp có một sức khỏe bền vững suốt đời. Vậy để ăn uống một cách hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tham khảo:

  1. Cục QLCLVSATTP- Bộ Y Tế &http://www.dost-bentre.gov.vn
  2. Làm thế nào loại bỏ độc tố trong thực phẩm?- Mai Thúy (Tổng hợp) trong giadinh.net
  3. Báo điện tử Hóa học ngày nay


Ngày 19/11/2013
Minh Hiền tổng hợp  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích