Vệ sinh an toàn thực phẩm- những nút thắt cần tháo gỡ
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Thách thức lớnĐã thành thông lệ, Tháng An toàn vệ sinh thực phẩm là tháng cao trào làm mạnh, tiến hành mạnh công tác kiểm tra, thanh tra... đối với các cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Đó cũng là lý do mà vào tháng này, số lượng các vụ vi phạm bị phát hiện thường tăng vọt.“Cộng đồng trách nhiệm…” Sáng 11/4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế tổ chức phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009” từ ngày 15/4-15/5. Tới dự lễ phát động có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, đại diện các tổ chức quốc tế và hàng ngàn người dân Hà Nội. Theo Bộ Y tế, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm nay có tiêu đề “Cộng đồng trách nhiệm để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng”, với mục đích nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong công tác đảm bảo ATVSTP. Bộ Y tế cũng đang khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Quốc hội dự án Luật Thực phẩm để đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới. Những nút thắt cần tháo gỡ Mặc dù các hồi chuông báo động về mối nguy ATVSTP vẫn luôn gióng lên bức thiết nhưng cho đến nay, vấn đề ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể vẫn còn tồn tại – thậm chí ngày càng nghiêm trọng; Chất lượng sản phẩm, tình hình ô nhiễm các loại thực phẩm sản xuất trong nước như thực phẩm sản xuất từ các làng nghề, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt là các hộ gia đình vẫn còn diễn biến phức tạp; Điển hình là vụ phát hiện hàng loạt sản phẩm nước tinh khiết không đạt chất lượng trong thời gian gần đây đã khiến người tiêu dùng hết sức lo lắng. Ngoài ra, nạn thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng vẫn còn đang hoành hành trên thị trường, thực phẩm lậu nhập qua biên giới diễn ra khá nan giải, chưa thể kiểm soát và xử lý dứt điểm. Vấn đề mà người nội trợ thực sự cảm thấy bất an khi chuẩn bị thực phẩm cho gia đình mình chính là tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, hormone tăng trưởng trên các nông sản: rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm… còn tồn lưu chất độc hại. Trong đó, vấn đề tồn dư hoá chất, vi sinh vật… trên thực phẩm đang là thực trạng gây rất nhiều bức xúc. Trước sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhiều dịch bệnh mới phát sinh truyền nhiễm qua thực phẩm, ý thức của người sản xuất, kinh doanh và một bộ phận người dân chưa cao đối với ATVSTP đang là những thách thức lớn đối với công tác quản lý ATVSTP. Người tiêu dùng cũng cần tự trang bị cho mình kiến thức khoa học để lựa chọn và sử dụng thực phẩm một cách tốt nhất và an toàn nhất. An toàn vệ sinh thực phẩm - thời điểm nào cũng nóngChương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010 được phê duyệt năm 2007 gồm 6 dự án với các mục tiêu cụ thể cho từng dự án do Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì quản lý với tổng kinh phí lên tới 1.300 tỷ đồng. Mục tiêu tổng quát của chương trình là Xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm cho phù hợp các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù có cả chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng thực tế năng lực xét nghiệm và cảnh báo nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm tại nước ta còn nhiều hạn chế nên nỗi lo mất an toàn thực phẩm luôn thường trực. Chương trình mục tiêu Quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010 đã bước đầu tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, nâng cao một bước nhận thứác của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều mục tiêu của chương trình chưa được thực hiện như đã đề ra. Việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm còn chậm, chưa tiến gần với tiêu chuẩn thế giới. Chưa có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Hệ thống kiểm soát ô nhiễm thực phẩm chưa đồng bộ từ sản xuất đến lưu thông nên chưa chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Trong khi đó, hiệu quả phối hợp liên ngành mới chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Việc xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm ở hầu hết các địa phương chưa nghiêm. Còn để xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do rượu và do thực phẩm chứa độc tố vượt ngưỡng cho phép. Theo báo cáo mới nhất của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trên 80% số mẫu dụng cụ bát đĩa, thìa đũa ở các quán ăn là bẩn và trên 85% số mẫu tay người bán hàng bị nhiễm E.Coli. Mới đây, qua kiểm tra cho thấy một số thức ăn không đảm bảo yêu cầu vệ sinh như: 67% số thịt quay được kiểm nghiệm có dùng phẩm màu độc và ô nhiễm vi sinh vật; 36% xúc xích, lạp xường bị nhiễm vi khuẩn; 88% nem chạo, nem chua, giò, chả phát hiện có coliform; 59% các loại ô mai có dùng phẩm màu độc và đường hóa chất ngoài danh mục cho phép. Người nội trợ lo lắng, đắn đo mỗi khi bước chân ra chợ không biết ăn gì, uống gì và lựa chọn thực phẩm ra sao cho an toàn: Thực tế từ lâu, chất lượng các loại rau, quả nhập khẩu, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đã trở thành mối lo của người tiêu dùng. Trách nhiệm kiểm soát chất lượng thực phẩm đã được giao cho các cơ quan chức năng. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã có 6 dự án với các mục tiêu cụ thể nhưng, thực tế thời gian qua có tình trạng buông lỏng quản lý; còn kẽ hở để thực phẩm không an toàn, đặc biệt rau, củ, quả từ bên ngoài tràn vào thị trường nội địa. Hiện tại, trước lo ngại của dư luận về một số thực phẩm của Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ rất có thể nhập khẩu vào Việt Nam, Phó Cục trưởng, cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Hữu Hào cho biết: để được nhập khẩu vào Việt Nam các đơn vị xuất khẩu thịt động vật của nước ngoài phải trải qua thủ tục đăng ký với Cục thú y và Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ NN và PTNT. Một yêu cầu bắt buộc là trong hồ sơ đăng ký phải có chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình hệ thống sản xuất, năng lực của cơ quan kiểm soát về an toàn thực phẩm nên thực phẩm động vật của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam hiện vẫn trong tầm kiểm soát. Thời gian tới, Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh, phân tích nguy cơ để phòng ngừa cả các bệnh truyền qua thực phẩm, chứ không chỉ dừng lại ở phòng ngừa ngộ độc thực phẩm như hiện nay. Bên cạnh đó, để chủ động trong giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm, các địa phương nên thường xuyên tiến hành lấy mẫu với một số mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm, xác định các thành phần gây mất an toàn. Làm được điều này thì cơ quan quản lý có thể đánh giá mức độ nguy cơ về an toàn thực phẩm là chất nào, loại sản phẩm nào, đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng, từ đó có thể chủ động phòng ngừa. Với chủ đề “Sản xuất - Kinh doanh - Sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm”, tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm nay diễn ra từ 15.4 - 15.5 trên phạm vi cả nước tập trung vào việc cam kết của các doanh nghiệp đối với sức khỏe người tiêu dùng và việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm. Từ đó, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Luật An toàn vệ sinh thực phẩm chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7 tới. Trong tháng hành động này, các cơ quan quản lý tăng cường thanh tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bánh tráng trộn không bổ như lời đồnBánh tráng trộn đang là món ăn vặt được ưa thích của nhiều người, không chỉ học sinh, nhân viên văn phòng; nhiều bà nội trợ lớn tuổi cũng ghiền món này. Tuy nhiên, bên cạnh cảm giác ngon miệng, kích thích cơn thèm dạ dày, món ăn vặt này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khoẻ. Biết bẩn nhưng vẫn khoái ăn Tầm bốn giờ chiều hàng ngày, bên hông bưu điện TP.HCM và dọc theo các vỉa hè thuộc khu vực công trường Lam Sơn (quận 1, TP.HCM) luôn có những gánh hàng rong và khá đông người ghé lại tìm mua bánh tráng trộn. Đông khách, người bán trở tay không kịp, liên tục lấy tay bốc trứng cút, xé bánh tráng, bò khô, cắt rau răm, cắt xoài, rắc đậu phộng, vắt nước quất, rưới nước bò, trộn muối tôm... rồi để nguyên tay trần bóp, trộn cho bánh tráng hoà với các nguyên liệu. Khách ăn xong, người bán đưa tay lấy tiền trả, cất vào túi, rồi cũng bàn tay đó trộn bánh tiếp cho khách khác. Tại góc đường Nguyễn Lâm giáp với Bà Hạt (quận 10), đường Trần Hưng Đạo (quận 1)… mỗi chiều cũng luôn có nhiều xe đạp bán bánh tráng trộn. Trên xe chở sẵn hàng chục bịch bánh đã trộn, chưa rưới nước bò, để khách tiện ghé mua cho nhanh. Những bịch bánh này có người bán cho vào tủ kính, nhưng cũng có người bày luôn trên mẹt thúng đặt vệ đường, bất kể bụi đường bay mờ mịt. Thậm chí có những thúng bánh đặt cạnh nhà vệ sinh công cộng, khách vào vệ sinh xong bước ra tiện tay mua luôn, ăn tại chỗ. Chị Yến Nhi, nhân viên của toà cao ốc đối diện nhà thờ Đức Bà, chia sẻ: “Biết bẩn thật, thậm chí tôi còn thấy rõ qua bàn tay người bán. Nhưng thèm thì cứ ăn thôi. Giờ mấy tiệm bán bánh tráng trộn cũng mọc lên nhiều nhưng thiệt tình tôi vẫn thích ăn bánh tráng trộn lề đường hơn”. Nguy cơ ngộ độc rất cao BS Lê Thị Tuyết Phượng, phó khoa nội tiêu hoá – gan mật, bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm giun sán, đặc biệt giun đũa. Hàng rong là một trong những con đường trực tiếp dẫn đến nguy cơ này, trong đó bánh tráng trộn là món không thể loại trừ khỏi nguyên nhân gây viêm nhiễm ký sinh trùng, bởi các loại giun đũa từ chó, mèo có thể thâm nhập vào món ăn qua bàn tay người bán; hoặc do chó, mèo trực tiếp truyền vào khi các nguyên liệu làm bánh tráng phơi ngoài đường, hoặc được sản xuất qua loa, không an toàn vệ sinh. Vì giá bán rẻ, chỉ vài ngàn đồng nên rất có khả năng người bán đã mua nguyên liệu như muối tôm, bò khô, xoài xanh, trứng cút, gan bò… từ nguồn trôi nổi, không nhãn mác, xuất xứ rõ ràng. Theo ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng, đại học y khoa Phạm NgọcThạch (TP.HCM), với những mẹt hàng bánh tráng trộn bán rong, hầu hết không an toàn cho sức khoẻ người dùng. Yếu tố đầu tiên kể đến là các loại bịch nilông đựng bánh. Nguồn gốc các loại nilông này luôn không rõ ràng, và đa số sản xuất từ nhựa tái chế, thậm chí có sản phẩm còn mùi nhựa. Điều này không tốt cho sức khoẻ người sử dụng. Thêm vào đó là các loại thực phẩm như muối tôm khô trộn nhiều phẩm màu, bò khô và nước bò cũng ướp tẩm nhiều phẩm màu cho đẹp mắt nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Đã thế, một số thực phẩm chưa bán hết, có thể đã ôi thiu nhưng vẫn được chế biến lại. Vì bánh tráng trộn là món nguội nên không được tiệt trùng như nhiều thực phẩm khác. Người ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm, nôn ói, nhức đầu, có những biểu hiện di chứng về thần kinh rất nguy hiểm. Nếu ăn bánh khi bụng đói, vitamin C và các chất chát trong xoài xanh có thể gây táo bón, cồn cào ruột gan. Đặc biệt với trẻ con, nếu ăn bánh trước bữa cơm, món này gây no hơi, kích thích gia tăng đường huyết, trẻ sẽ biếng ăn, dần dà bị suy dinh dưỡng. “Món ăn này không khó thực hiện nên tốt hơn hết, nếu muốn ăn, bạn nên chuẩn bị nguyên liệu và làm tại nhà để đảm bảo sức khoẻ của mình và người thân”, BS Yến Phi khuyến cáo. Hàm lượng dinh dưỡng không đáng kể Có một số thông tin trên mạng cho rằng, bánh tráng trộn là món tổng hợp nhiều nguyên liệu như: trứng cút, muối tôm khô, gan bò, xoài xanh, nước quả quất, rau răm. Mỗi nguyên liệu có một đặc tính dinh dưỡng riêng. Ví như ngoài lượng tinh bột từ bánh tráng, loại tôm khô có trong muối sẽ giúp bổ sung calori, đạm, chất béo, vitamin A... Xoài xanh chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức đề kháng cơ thể. Trứng cút chứa nhiều vitamin A, giàu chất đồng, các axít amin, sắt, tyrosine giúp da khoẻ mạnh. Nhiều người dựa vào đây đã cho rằng bánh tráng trộn chứa nhiều dưỡng chất nên cứ ăn vô tư. Thậm chí có trường hợp còn dùng món quà vặt này thay cơm bữa để thực hiện chế độ giảm cân. Theo BS Yến Phi, đây là quan niệm sai lầm, bởi hàm lượng dinh dưỡng từ các nguyên liệu trên trong một bịch bánh tráng không đáng kể. Trái lại, những nguy cơ ngộ độc, nhiễm giun sán… thì lại luôn cao. Tràn lan ly độc Thông tin Lâm Đồng phát hiện nhiều loại cốc (ly) Trung Quốc (TQ) có nhiễm độc đã làm dấy lên làn sóng lo ngại từ người tiêu dùng, trong khi đó việc xử lý của các cơ quan chức năng lại quá chậm chạp. Như Thanh Niên đã thông tin, qua kiểm tra, Chi cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng (TC-ĐL-CL) Lâm Đồng phát hiện trên địa bàn có bán 7 loại ly thủy tinh xuất xứ từ TQ chứa hàm lượng chì cao vượt mức cho phép từ 1.489 - 2.867 lần, 1 mẫu ly nhựa vượt hơn 8 lần. Thế nhưng, đây không phải là lần đầu tiên ở VN phát hiện loại sản phẩm độc hại này và theo khảo sát của PV Thanh Niên, hiện loại sản phẩm này không chỉ bán ở Lâm Đồng. Theo tìm hiểu, hầu hết mẫu ly thủy tinh nhiễm chì mà Chi cục TC-ĐL-CL Lâm Đồng công bố lần này đều là những mẫu ly nhiễm chì, cadimi mà Chi cục TC-ĐL-CL TP.HCM khảo sát, kiểm nghiệm và công bố vào khoảng giữa tháng 1.2011 (Thanh Niên đã thông tin). Ngay sau đó, các siêu thị, nhà cung cấp chính thức loại ly nhiễm độc này đã thu hồi sản phẩm để xử lý. Tuy vậy, khảo sát thực tế ngày 14.4 tại thị trường TP.HCM, các sản phẩm ly thủy tinh TQ nhiễm độc vẫn bán tràn lan tại “phố” ly chén Nguyễn Phúc Nguyên (Q.3), chợ Bình Tây (Q.6)... với giá rất cạnh tranh. Tại chợ Bình Tây, bộ ly - ấm thủy tinh (1 ấm, 4 hoặc 6 ly) chỉ từ 72.000 - 92.000 đồng. Trên nhiều bộ ly không hề ghi thông tin gì, hỏi thì tiểu thương chỉ nói đó là hàng TQ. Tại nhiều chợ lớn ở Hà Nội, tuy không bày bán loại ly có hoa văn giống như 8 mẫu ly nhiễm độc mà Lâm Đồng công bố, nhưng ly thủy tinh, nhựa TQ với hoa văn sặc sỡ thì “bạt ngàn”, muốn mua bao nhiêu cũng có. Tương tự, tại Đà Nẵng, rảo quanh các chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Mới... các loại ly TQ in hoa văn nổi được bày bán khá nhiều. Theo chị N.L, một tiểu thương kinh doanh mặt hàng ly, tách, chén của chợ Hàn, thì mặt hàng ly in hoa văn nổi, nhiều màu sắc của TQ rất được khách hàng ưa chuộng. Giá ly TQ cũng tương đối mềm. Đơn cử, bộ 6 ly loại 300 ml - 350 ml có giá 40.000 đồng, trong khi đó bộ 6 ly thủy tinh của Thái cùng kích cỡ có giá 50.000 - 60.000 đồng Không nên sử dụng ly, cốc thủy tinh sặc sỡ Ngày 14.4, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) khuyến cáo, không nên sử dụng cốc, ly thủy tinh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong trường hợp sử dụng, nên tránh các sản phẩm thủy tinh được sơn nhuộm các màu sắc sặc sỡ, vì chúng thường chứa một số chất gây độc (như chì). Với các sản phẩm ly, cốc bao gói thực phẩm bằng nhựa cũng chọn đúng sản phẩm nhựa trắng chuyên dành cho bao gói thực phẩm. Không chứa đựng các thực phẩm nóng nhiệt độ cao bằng bao bì nhựa; không vệ sinh bao bì nhựa bằng nước sôi. Khi được hỏi về loại ly TQ độc hại, nhiều người tiêu dùng tỏ ra lo lắng vì trong gia đình họ có sử dụng ly xuất xứ từ TQ, nhưng không biết có phải ly nhiễm độc hay không. Người tiêu dùng mong muốn cơ quan chức năng cần có động thái dứt khoát, công bố rõ ràng các mẫu ly nhiễm độc, thu hồi và tiêu hủy các sản phẩm này trên thị trường. Trong khi đó, theo ông Lê Xuân Phúc, Chi cục trưởng Chi cục TC-ĐL-CL Lâm Đồng, sau khi phát hiện ly xuất xứ từ TQ nhiễm độc, vụ việc đã được báo cáo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Tổng cục TC-ĐL-CL) và thông báo đến UBND các huyện, thành cảnh báo người tiêu dùng. “Hiện cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành quy định về quản lý chất lượng các loại sản phẩm này nên công tác hướng dẫn quản lý và xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn. Chi cục đã đề nghị Tổng cục TC-ĐL-CL kiến nghị Bộ KH-CN sớm ban hành quy định về quản lý chất lượng đối với các loại cốc thủy tinh, cốc sứ và cốc nhựa”, ông Phúc nói Tương tự, đầu năm 2011, phát hiện 9 mẫu ly thủy tinh TQ chứa hàm lượng chì vượt “ngưỡng” hàng nghìn lần, nhưng do các sản phẩm này chưa nằm trong danh mục kiểm tra Nhà nước về chất lượng nên Chi cục TC-ĐL-CL TP.HCM không thể ra văn bản buộc thu hồi sản phẩm, xử lý trách nhiệm người kinh doanh, phân phối các sản phẩm nhiễm độc, mà chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo người kinh doanh không bày bán, người tiêu dùng không mua để đảm bảo an toàn. Nhưng khuyến cáo không có hiệu lực, bằng chứng là các loại ly này vẫn bày bán đầy thị trường. “Ngay thời điểm phát hiện (giữa tháng 1.2011), chúng tôi đã gửi kiến nghị lên Tổng cục TC-ĐL-CL trình Bộ KH-CN xem xét ban hành quy định cụ thể quản lý các chất này cũng như hướng dẫn xử lý sản phẩm. Tuy vậy, đến nay vẫn chỉ là những văn bản khuyến cáo chứ chưa ban hành quy định cụ thể liên quan nào”, một cán bộ Chi cục TC-ĐL-CL TP.HCM (đề nghị giấu tên) bức xúc Gây ung thư, hủy hoại thần kinh... Theo bác sĩ Trần Văn Ký (Văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN): “Thông thường các loại ly tách khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 60 độ C trở lên thì các nguyên tử bề mặt có xu hướng tách ra hòa lẫn vào thực phẩm, nước. Việc sử dụng sản phẩm nhiễm chì cao lâu ngày sẽ khiến chì tích tụ lại trong cơ thể, gây độc mãn tính”. Còn theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM (thuộc Bộ Y tế): “Hàm lượng chì cao sẽ gây độc hại cho cơ thể. Khi tiếp xúc với môi trường a-xít cao, kiềm cao, hay nhiệt độ cao (từ 39 độ C trở lên) thì chì có trong sản phẩm sẽ bị thôi nhiễm và sẽ gây độc hại cho cơ thể. Nhiệt độ càng cao thì càng kích hoạt mạnh những phần tử của sản phẩm, nghĩa là chì sẽ tách ly ra khỏi sản phẩm nhiều hơn”. Độc hại do chì gây ra, theo các chuyên gia trên là rối loạn tiêu hóa, gây thiếu máu, tổn thương mạch máu não, hủy hoại thần kinh, gây ung thư, làm giảm sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ, tác hại đến sinh sản (gây vô sinh ở nam và nữ, gây sảy thai, sinh non)... (Thanh Tùng, TNO) |
Kiểm tra dư lượng phóng xạ đối với thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Hôm qua 14.4, Bộ NN-PTNT đã có văn bản hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các biện pháp kiểm soát dư lượng phóng xạ trong thực phẩm nhập khẩu từ Nhật, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, việc kiểm tra được thực hiện trước khi tiến hành các thủ tục thông quan đối với các lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ rời Nhật từ 11.3.2011. Cơ quan hữu trách sẽ tiến hành lấy mẫu đối với toàn bộ các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào VN có nguồn gốc từ các tỉnh: Fukushima, Gunma, Ibaraki, Tochigi, Niigata và Yamagata; chỉ lấy mẫu với tần suất 20% đối với những lô hàng có nguồn gốc từ tỉnh khác của Nhật để kiểm tra mức nhiễm phóng xạ. Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn yêu cầu không cho phép nhập khẩu những lô hàng có mức nhiễm xạ vượt mức giới hạn tối đa cho phép và lấy mẫu kiểm tra đối với 100% các lô hàng tiếp theo cùng loại, cùng xuất xứ. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM: Một vấn đề xã hội bức xúc cần phải được giải quyết sớm và có hiệu quả Theo GS. Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội Hoá học TP Hồ Chí Minh cho biết vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của TP nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chat lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị l một thành viên bình đẳng của WTO. Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Au, năm 2004, trong số hàng thực phẩm Việt Nam xuất sang châu Âu, có 59 lô không đạt chất lượng (Việt Nam xếp thứ 13 trongsố các nước bị cảnh báo), con số nầy là 124 vàViệt Nam xếp thứ 7 trong năm 2005. Trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lô hàng nông thủy sản xuất khẩu bị Hoa kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn đọng, bất cập trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó đã vào WTO thì phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trên sân nhà. Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm Việt Nam không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép hầu nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vệ sinh an toàn thực phẩm: Mâu thuẫn giữa an toàn & lợi nhuận Phần lớn hàng rau củ quả từ Trung Quốc nhập về thường không biết chính xác nguồn gốc từ tỉnh nào trong nội địa Trung Quốc. Người dân địa phương tại đây thường sử dụng "quyền ưu đãi" của chính sách cư dân biên giới khi mang hàng hóa dưới 2 triệu đồng thì không phải khai báo hải quan. Vì vậy rau xanh, củ (khoai tây), cà chua, ớt xanh... thường vào Việt Nam theo kiểu này và số hàng này chỉ phải kiểm dịch rất nhanh tại cửa khẩu Tân Thanh... bằng test nhanh! Thuốc Bảo vệ thực vật: Có cầu là có cung Có mặt tại của khẩu Tân Thanh sáng 29/11, trong vai những người đi buôn hoa quả, chúng tôi đã làm quen với chị Vũ Thị Thành, người thường xuyên “cư ngụ” ngay tại khu vực làm giấy thông hành của cửa khẩu với ý định nhờ chị chỉ mối để mua ít thuốc BVTV. Ban đầu chị Thành còn dè chừng cho hay, chỉ chủ hàng quen mới mua được thuốc BVTV, nhưng có lẽ vì “cả nể” chúng tôi cứ năn nỉ mãi nên một lúc sau chị Thành bảo “để tôi gọi nhờ người quen bên chợ Pò Chài (Trung Quốc) xem có giúp được không”. Vài phút sau, chị Thành thông báo tin vui “800 nhân dân tệ (NDT)/bộ thuốc BVTV gồm 4 lọ, đồng ý thì chị giúp”... Thấy chúng tôi đồng ý ngay, chị Thành bảo thêm “cô, chú muốn mua bao nhiêu cũng có, nhưng phải đợi lấy hàng từ trong Bằng Tường ra, ngay tại chợ Pò Chài chỉ dành cho khách “đặc biệt” là những chủ hàng buôn đã quen nhau”. Nói xong, người đàn bà này thoăn thoắt ra làm giấy thông hành để sang Pò Chài. Không để chúng tôi chờ quá lâu, 30 phút sau, chị Thành đã có mặt trước cửa khẩu Tân Thanh, tay cầm một túi bóng gồm lỉnh kỉnh những chai lọ và tờ rơi quảng cáo in màu. Tại buổi làm việc với Trạm kiểm dịch y tế cửa khẩu Tân Thanh, ông Nguyễn Hùng Long, trưởng đoàn Thanh tra của Bộ Y tế đã yêu cầu, trạm kiểm dịch y tế với vai trò là nơi đầu tiên kiểm soát thực phẩm về thị trường Việt Nam, vì thế trạm cần đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra mức độ an toàn của thực phẩm nói chung, mặt hàng rau xanh, quả và trái cây nói riêng để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đoàn thanh tra của Bộ Y tế đã lấy 10 mẫu rau xanh, trái cây tại cửa khẩu Tân Thanh để gửi đến cơ quan chức năng xét nghiệm. |
Mặt dù tờ quảng cáo này đã in cả tiếng Trung lẫn tiếng Việt giới thiệu về công dụng và hướng dẫn sử dụng nhưng để tạo thêm sức hấp dẫn với chúng tôi, chị Thành vẫn hướng dẫn nhanh: "Có nhiều loại thuốc làm trái cây tươi lắm nhưng những loại chị mua hộ này là những thứ mà thông dụng mọi người hay mua để sử dụng. Một bộ này giá 400 tệ (100 NDT = 257.000 đồng Việt Nam) chỉ có 2 lọ, còn loại giá 800 tệ thì có 4 lọ/bộ”. Thắc mắc vì sao một bộ thuốc BVTV lại có nhiều loại lọ to, nhỏ khác nhau, chị Thành cho hay: các chủ hàng bên kia giải thích là phải pha chế hỗn hợp các lọ này theo tỷ lệ nhất định mới có hiệu quả. Vì thế không thể dùng lọ này mà thiếu lọ kia được. Theo một chủ hàng khác tên Tòng cũng có thâm niên trong nghề “đánh hàng” rau quả, hầu hết các chủ hàng Việt Nam sang mua cũng chỉ được xem qua mặt trên của hàng hoá chứ không thể chọn từng quả. Cũng theo anh Tòng, chủ hàng Trung Quốc cho biết: toàn bộ số trái cây này khi hái xuống cũng đều đã được nhúng qua chất bảo quản trước khi được đóng vào thùng. Tuy nhiên, thường sau mỗi lần lấy trái cây, các chủ hàng Trung Quốc lại đưa thêm cho chủ hàng Việt Nam một loại thuốc không có tem nhãn và dặn về pha để nhúng bảo quản rau, củ và trái cây được tươi lâu. Hỏi anh Tòng có biết loại thuốc đó là thuốc gì không thì chỉ nhận được cái lắc đầu vì “chúng tôi quan tâm làm gì đến thứ thuốc đó, miễn sao trái cây không bị thối, hỏng khi để buôn bán hàng tuần là được”.Kiểm tra rau quả bằng test nhanh Báo cáo với đoàn thanh tra của Bộ Y tế, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch y tế cửa khẩu Tân Thanh Phan Công Anh cho biết, mỗi ngày trung bình có khoảng 5-7 tấn rau xanh, củ và khoảng 200 tấn trái cây các loại nhập về Việt Nam. Riêng với mặt hàng rau củ từ Trung Quốc vào Việt Nam ở cửa khẩu này thường qua buôn bán nhỏ lẻ. Người dân địa phương chuyên chở hàng này qua những xe cải tiến, sau đó gom lại một mối cho một chủ hàng nào đó. Thường thì những hàng hoá này được kiểm tra lấy mẫu làm xét nghiệm, nhưng cũng chỉ làm theo phương pháp test thử nhanh để giám sát tồn dư chất bảo vệ thực vật. Cũng theo ông Phan Công Anh, phương pháp test nhanh này cũng chỉ chỉ xác định định tính chứ không thể làm định lượng rõ chất bảo quản là gì. Bên cạnh đó, nếu có phát hiện những nghi ngờ về độc tố thì cũng không thể giữ hàng lại vì nếu có chờ được kết quả chính xác thì số tiền đền bù thiệt hại cho số hàng đó cũng sẽ rất lớn. Vệ sinh ATTP đóng vai trò thế nào trong sức sống thương hiệu của Seoul Garden? Từ khâu lựa chọn thực phẩm tươi sống đã được những bếp trưởng và quản lý của Seoul Garden trực tiếp đưa ra những tiêu chí, những yêu cầu với mục tiêu hàng đầu là thực phẩm phải tươi sống, đảm bảo vệ sinh và giữ nguyên được hương vị trong quá trình chế biến. Tuổi đời non trẻ không phải là lợi thế trong quá trình chinh phục thị trường Việt Nam, tuy nhiên tới thời điểm này có thể khẳng định sức hút của thương hiệu Seoul Garden là không thể phủ nhận. Phải chăng sự thành công trong suốt thời gian qua là bởi sự ảnh hưởng từ thương hiệu Seoul Garden đã có hàng chục năm tuổi tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới? Câu trả lời không nằm ở một từ “đúng” hay “sai”, sự thành công đó của Seoul Garden là kết quả của cả một quá trình nỗ lực với một tập thể luôn hướng tới hài lòng của thực khách mà trong đó an toàn thực phẩm vô cùng được coi trọng! Seoul Garden được biết đến với hình ảnh một địa chỉ ẩm thực mang phong cách trẻ trung và hiện đại; những bàn lẩu nướng không khói, và trên hết là những bàn buffet với hơn 200 món ăn ngon tuyệt mà mới chỉ nhắc đến thôi đã đủ lôi cuốn thực khách. Ngày càng nhiều người nhắc đến cái tên quen thuộc Seoul Garden như một điểm đến ẩm thực thú vị cho những dịp đặc biệt. Điều nào lý giải sự yêu quý này? Trong lĩnh vực kinh doanh của mình, họ có là những người đi tiên phong tại thị trường Việt Nam? Câu trả lời là không! Trong lĩnh vực kinh doanh của mình, họ nắm giá cạnh tranh? Câu trả lời là không! Trong lĩnh vực kinh doanh của mình, họ “tận hưởng” giá trị thương hiệu hàng chục năm của các chuỗi cửa hàng trên rất nhiều quốc gia khác? Câu trả lời là có nhưng không phải là tất cả! Cái có và cái tất cả ở đây là gì? Không ai có thể phủ nhận việc nằm trong hệ thống thương hiệu Seoul Garden có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, Seoul Garden Việt Nam thừa hưởng một giá trị và tạo ấn tượng không nhỏ trong lòng công chúng. Thế nhưng, bạn hãy tin rằng, đời sống ngày càng nâng cao, thực khách ngày càng “khó tính”, thương hiệu có chăng chỉ giúp người ta có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn mà thôi. Và một lần nữa hãy tin rằng, nếu món ăn của bạn không ngon, dịch vụ của bạn không thỏa mãn và chất lượng an toàn thực phẩm của bạn không đảm bảo thì việc tận dụng sức mạnh thương hiệu mẹ sẽ trở thành con dao hai lưỡi mà thôi! Nắm bắt được thực tế này, Seoul Garden Việt Nam vô cùng chú trọng tới thẩm mỹ ẩm thực (khẩu vị của người Việt), dịch vụ và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hướng tới tạo được sự tin yêu trong tâm trí khách hàng. Đã qua rồi thời ăn no mặc ấm, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người càng có bước phát triển mới. Giờ đây, với một bà nội trợ, việc chăm lo cho cả gia đình không nằm ở chỗ “no” và “ấm”, nó được chuyển qua đòi hỏi “ngon”, “đẹp” và “đảm bảo”. Hơn ai hết, Seoul Garden Việt Nam hiểu điều này và vận dụng khéo léo vào tôn chỉ kinh doanh của mình. Thế nên, bạn có thể thấy ở mỗi quốc gia khác nhau, Seoul Garden có những lựa chọn về phong cách ẩm thực khác nhau nhưng quy chuẩn cho quá trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là như nhau - quy chuẩn quốc tế! Từ khâu lựa chọn thực phẩm tươi sống đã được những bếp trưởng và quản lý của Seoul Garden trực tiếp đưa ra những tiêu chí, những yêu cầu với mục tiêu hàng đầu là thực phẩm phải tươi sống, đảm bảo vệ sinh và giữ nguyên được hương vị trong quá trình chế biến. Sau khi được lựa chọn gắt gao, thực phẩm được bảo quản (trong ngày) theo đúng quy chuẩn quốc tế với hệ thống đông lạnh, hệ thống làm mát đảm bảo cho các thực phẩm không có bất kỳ sự hư hại nào. Quá trình sơ chế cũng diễn ra dưới sự giám sát của những cán bộ quản lý sát sao nhất. Để rồi khi đến được tay bếp trưởng thì tất cả những thực phẩm đó vẫn phải đảm bảo giữ được hương vị đặc trưng và làm hài lòng khách hàng. Một quy trình khép kín chuyên nghiệp với mức độ chuyên môn hóa cao nhất có thể. Điều này chứng tỏ sự nhiệt thành, tâm huyết và kinh nghiệm của cả một bộ máy luôn đặt mục tiêu vì sự hài lòng của khách hàng. Thế nên hoàn toàn dễ hiểu khi họ - dù không đi tiên phong chinh phục thị trường, dù không có những chương trình giảm giá sâu, dù mang tới phong cách ẩm thực mới (lẩu nướng không khói) vẫn dành được sự tín nhiệm không nhỏ của các bà nội trợ Việt Nam. Bằng chứng là việc phát triển không ngừng của thương hiệu Seoul Garden trong suốt những năm vừa qua tại Việt Nam, mà gần đây nhất chính là sư hài lòng được bày tỏ thẳng thắn trong cuộc điều tra chính thức của chính thương hiệu Seoul Garden. Rất nhiều người đã thử và tin, còn bạn thì sao? Hãy tới Seoul Garden và mang tới chính mình những trải nghiệm sâu sắc nhất! Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có thể lĩnh án tử hình Ngày 16.9, Trung Quốc cảnh báo những kẻ vi phạm nghiêm trọng quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm có thể phải lĩnh án tử hình. Đây là động thái mới nhằm chấn chỉnh lại ngành công nghiệp này. Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp cho biết, các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm trên diện rộng hay nghiêm trọng sẽ phải bị trừng phạt với mức án cao nhất là tử hình. Thông báo được đăng tải ngày 16.9 còn tuyên bố sẽ trừng trị mạnh hơn những quan chức nhận hối hộ và bảo vệ hoặc lờ đi những kẻ vi phạm an toàn thực phẩm. Những năm gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm sau khi xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng như dầu ăn “bẩn,” sữa độc hại và thịt siêu nạc, gây hoang mang trong dư luận, làm mất lòng tin của người tiêu dùng cả trong và ngoài Trung Quốc. Theo thống kê của công an Trung Quốc, từ tháng 6.2009 đến nay, nước này đã điều tra và phát hiện gần 200 vụ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, bắt giữ hơn 230 đối tượng phạm tội. Một trong những vụ bê bối vệ sinh thực phẩm gần nhất liên quan đến một cơ sở sản xuất dầu ăn đã sử dụng những hợp chất có thể dẫn đến ung thư. Trước đó, hồi năm 2008, vụ sữa nhiễm độc melamine làm 6 trẻ em thiệt mạng và 300.000 trẻ ốm, đã gây cơn chấn động về tình trạng an toàn thực phẩm tại nước này (Theo Chinadaily, AP).
|