Đánh giá mức độ bệnh lây truyền qua đường thực phẩm
Thực phẩm không an toàn đã gây ra nhiều bệnh lý diễn tiến cấp tính và kéo dài, từ bệnh tiêu chảy đến hình thành nên thể ung tưh khác nhau. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính bệnh tiêu chảy lây truyền qua đường thực phẩm (foodborne) và bệnh lây truyền qua nguồn nước (waterborne) đã cùng nhau giết chết khoảng 2.2 triệu người mỗi năm, 1.9 triệu người trong số đó là trẻ em. Các bệnh lây truyền qua thực phẩm và đe dọa đến an toàn thực phẩm cấu thành một vấn đề y tế công cộng đang hình thành và ngày càng gia tăng đáng chú ý và nhiệm vụ của WHO là hỗ trợ các bang thành viên tăng cường các chương trình nhằm nâng cao tính an toàn cho thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Vào tháng 5.2010, một cuộc họp báo của Hội đồng y tế thế giới (World Health Assembly) chấp thuận một hướng giải quyết mới liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm: Các sáng kiến về an toàn thực phẩm tiến bộ (“Advancing food safety initiatives - WHA63.3). Hướng giải quyết này thường xuyên cập nhật các Chiến lược toàn cầu của WHO về vấn đề an toàn thực phẩm gần và mới nhất (www.who.int/foodsafety) Theo thông tin từ FSA vào hôm thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011, Cục tiêu chuẩn thực phẩm (The Food Standards Agency_FSA) đã giám sát xu hướng bệnh lây nhiễm qua thực phẩm gây ra bởi tác nhân gây bệnh chính yếu là vi trùng hoặc siêu vi trùng truyền bệnh ở Vương quốc Anh. Xu hướng này được theo dõi và giám sát nhờ vào những ca bệnh đã được xác định trong phòng xét nghiệm (confirmed case). Làm thế nào để xác định mức độ bệnh lây truyền qua đường thực phẩm Những trường hợp được xác định khi một mẫu bệnh phẩm được lấy từ bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc thực phẩm được gửi đến phòng xét nghiệm bởi bác sĩ đa khoa (general doctor) hoặc nhân viên y tế khác. Tuy nhiên, cho dù ngay cả khi tác nhân gây bệnh trong thực phẩm đã được tìm thấy, chúng ta cũng không thể luôn luôn chắc rằng nó chính là thực phẩm được bệnh nhân ăn vào trước đó, nó có thểlà do tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với một vài bệnh nào đó do thực phẩm khác. Hơn nữa, không phải tất cả những người bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm đều được lấy mẫu phân để đưa đi xét nghiệm. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể biết chính xác có bao nhiêu ca ngộ độc thực phẩm khi đó, nhưng có nhiều cách trong đó chúng ta có thể ước tính một cách hợp lý khuynh hướng và cho biết số lượng các ca nhiễm trùng thực phẩm này đang tăng hay giảm. Mặc dù việc xác định những ca này chỉ đại diện cho một phần nhỏ của một tổng thể, cách tính này cung cấp một chỉ số tại thời điểm điều tra giám sát của các khuynh hướng từ một vài tác nhân gây bệnh do thực phẩm chính cho Cục điều tra. Từ năm 2000 Cục tiêu chuẩn đã theo dõi giám sát sự thay đổi của bệnh lây nhiễm do thực phẩm được phòng xét nghiệm xác định và cung cấp, đó là do mầm bệnh Salmonella, Campylobacter,E. coliO157 vàListeria monocytogenes. Khuynh hướng của bệnh do thực phẩmGiai đoạn 2000-2005, mức độ bệnh do thực phẩm giảm đáng kể (19.2%). Tuy nhiên, kể từ đó những ca bệnh lây nhiễm do thực phẩm vẫn tương đối ổn định, dù có số ca gia tăng kể từ năm 2005. Sự gia tăng này ở mức độ nghiêm trọng do sự tăng vọt đáng kể các ca bệnh lây nhiễm do vi khuẩn Campylobacter-một loại bệnh đã từng xảy ra ở tất cả các vùng thuộc Vương quốc Anh. Hiện tại, điều này không rõ ràng, sự tăng lên này có thể là do tỷ lệ mắc mới tăng lên thực sự, hoặc tăng do cũng có thể là do khâu báo cáo ca bệnh tăng lên, hoặc là do cả hai lý do. Họ đang làm việc và liên hệ chặt chẽ với các đối tác (Các cơ quan liên quan đến sức khỏe như Health Protection Agency, Health Protection Scotland, National Public Health Service xứ Wales và Public Health Agency vùng Bắc Ireland) để làm rõ hơn về sự gia tăng này. Cục tiêu chuẩn điều tra tiếp tục giám sát các ca bệnh được xác định là do vi khuẩn Salmonella, Campylobacter,E. coliO.157 vàL. monocytogenes như một phần trong chiến lược phòng chống bệnh lây nhiễm do thực phẩm trong giai đoạn 2010-2015. Ngoài ra, họ sẽ còn giám sát những ca được xác định nhiễm Norovirus, một loại bệnh được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 200.000 ca bệnh nhiễm trùng do thực phẩm mỗi năm ở Anh và xứ Wales. Mãi đến năm 2009, Cục tiêu chuẩn điều tra đã báo cáo các ca nhiễm Clostridium perfringens, nhưng thật khó để ước tính gánh nặng bệnh tật từ số ca bệnh được báo cáo vì những bệnh này thường là nhẹ và những ca được ghi nhân mỗi năm ở mức thấp.Vì vậy, các ca nhiễm C. perfringens có thể sẽ không được báo cáo cho Cục điều tra. Những ca bệnh lây nhiễm qua thực phẩm xác định bằng xét nghiệm ghi nhận tại Vương quốc Anh từ năm 2000 - 2009 | Campylobacter | Salmonella | E. coli O157 | Listeria monocytogenes | Norovirus** | 2000 | 52,567 | 12,784 | 1,035 | 114 | _ | 2001 | 49,287 | 13,935 | 916 | 162 | _ | 2002 | 43,355 | 12,736 | 748 | 160 | _ | 2003 | 41,283 | 13,207 | 777 | 248 | _ | 2004 | 39,822 | 12,344 | 819 | 230 | _ | 2005 | 41,882 | 10,220 | 1,029 | 220 | 4,653 | 2006 | 42,360 | 10,970 | 1,146 | 208 | 7,320 | 2007 | 46,733 | 10,570 | 974 | 254 | 8,495 | 2008 | 44,842 | 8,542 | 1,096 | 205 | 9,438 | 2009 | 52,617 | 7,677 | 1,160 | 234 | 10,377 | 2010* | 56,767 | 6,613 | 924 | 174 | 15,52 |
*Số liệu năm 2010 là số liêu tạm thời được cung cấp bởi Cơ quan bảo vệ sức khỏe (HPA_Health Protection Agency). Những số liệu được xác định mắc bệnh (qua xét nghiệm) sẽ công bố vào mùa thu năm 2011. **Số liêu về Norovirus bao gồm những ca bệnh lây nhiễm mắc phải trong công đồng và ghi nhận khi nhập viện, vì theo báo cáo của phòng xét nghiệm HPA không thể phân biệt sự khác nhau giữa các số liệu này. Chiến lược phòng chống bệnh lây nhiễm qua thực phẩm-An toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu của Cục tiêu chuẩn và quá trình làm giảm bệnh lây nhiễm do thực phẩm là mục tiêu quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm. -Kể từ khi có thông tin của Cục tiêu chuẩn năm 2000, có một sự giảm đáng kể mức độ bệnh lây nhiễm do thực phẩm gây ra bởi một vài tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chi phí và gánh nặng của bệnh do thực phẩm ở Vương quốc Anh vẫn còn ở mức cao không thể chấp nhận được. -Đa số những bệnh lây nhiễm do thực phẩm có thể ngăn chặn được và đó chính là mục tiêu để giảm mức độ bệnh. -Cơ quan An toàn thực phẩm FSA tiếp tục thực hiện chiến lược phòng chống bệnh lây nhiễm do thực phẩm đến năm 2015 nhằm khắc phục bệnh lây nhiễm do thực phẩm bởi những tác nhân gây bệnh quan trọng, tác nhân gây bệnh được cho là chịu trách nhiệm gây ra gánh nặng lớn của bệnh. Phân tích ‘chuỗi thức ăn” chỉ ra rằng những tác nhân gây bệnh đã được làm giảm và từ đó mang lại những thành tựu to lớn cho sức khỏe cộng đồng, đó là: ·Campylobacter (gây ra phần lớn các ca ngộ độc thực phẩm); ·Listeria monocytogenes (gây ra phần lớn các ca tử vong do ngộ độc thực phẩm) ·Virus (là nguyên nhân làm tăng số ca bệnh). Chiến lược dựa trên tiếp cận “Nguồn thực phẩm à bàn ăn” (“farm-to-fork approach”), với mục đích giảm sự nhiễm bệnh do thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất và chế biến, đẩy mạnh thực hành vệ sinh tốt trong nhà bếp, ở cả sản phẩm thương mại lẫn sản phẩm tại nhà. Những tác nhân gây bệnh quan trọng khác như E.coli O157 và Salmonella, đang được xử lý và tiến hành giám sát theo hướng khác do Cục tiêu chuẩn đảm trách.
|