Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm và chiến lược an toàn vệ sinh thực phẩm khu vực Tây Thái Bình Dương giai đoạn 2011-2015
Tình hình ứng phó nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đối với thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản;Phát hiện nhanh urê trong thực phẩm;Phát hiện nước tương giả có chất gây ung thư cao gấp 200 lần;Thông tin liên quan đến sử dụng bình sữa trẻ em bằng nhựa PC (Poly Carbonate); Vấn đề bình sữa bằng nhựa trong dùng cho trẻ em có Bisphenol A (BPA) ;Bước đột phá mới của công nghệ vi sinh tăng cường sức đề kháng;Trung Quốc: Hơn 300 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm;Trung Quốc lo ngại chất biến thịt lợn thành thịt bò ;Xây dựng chiến lược an toàn thực phẩm khu vực Tây Thái Bình Dương 2011-2015;Phát hiện rau Trung Quốc bị nhiễm xạ Tại Việt Nam
Tình hình ứng phó nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đối với thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản Để giám sát chủ động nguy cơ ô nhiễm chất phóng xạ đối với các thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản, Tổ Công tác liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã cho triển khai lấy mẫu thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản để kiểm tra chất phóng xạ. Kết quả cho thấy, đến ngày 15/4/2011 trên tổng số 41 mẫu thực phẩm (40 mẫu thực phẩm tươi sống, 1 mẫu thực phẩm chức năng) đã kiểm nghiệm đều không phát hiện các nhân phóng xạ I – 131, CS – 137 và Cs – 134. Như vậy, đến nay vấn đề an toàn đối với thực phẩm nhiễm xạ ở Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tổ công tác liên ngành về VSATTP sẽ tiếp tục chỉ đạo giám sát chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu từ Nhật bản và thông báo kịp thời thông tin tới người tiêu dùng. Phát hiện nhanh urê trong thực phẩm TS.Trần Bích Lam (ĐH Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh) và cộng sự vừa chế tạo thành công hai dụng cụ phân tích nhanh, giúp xác định urê trong thực phẩm. Dụng cụ thứ nhất là giấy thử urê, hoạt động theo nguyên lý ứng dụng thành tựu của enzym học. Theo đó khi sử dụng, chỉ cần đặt đầu trắng của giấy thử vào dung dịch cần thử và chờ khoảng 15 phút, dung dịch sẽ tự thấm lên giấy, nếu có urê thì cột màu sẽ chuyển sang hồng hay đỏ. Dung dịch chứa càng nhiều urê thì màu đỏ càng đậm hơn. Dụng cụ thứ hai là cảm biến urê, có thể cho biết hàm lượng urê là bao nhiêu. Cách sử dụng dụng cụ rất đơn giản, chỉ việc nhúng điện cực của dụng cụ cảm biến vào dung dịch, để khoảng 10 phút và dựa vào đường chuẩn để biết được nồng độ urê. Theo các nhà khoa học, hai dụng cụ này có thể trở thành công cụ đắc lực cho những người làm công tác giám sát, kiểm tra ATVSTP. Phát hiện nước tương giả có chất gây ung thư cao gấp 200 lần Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP tỉnh Tây Ninh vừa phát hiện sản phẩm Tàu vị yểu Đông Cô sản xuất tại ấp Trường Thiện, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, qua kiểm nghiệm đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép với hàm lượng 3-MCPD trên 200mg/kg (theo quy định của Bộ Y tế: không vượt quá 1mg/kg) với đặc điểm: sản phẩm Tàu vị yểu Đông Cô loại đóng chai, trên nắp không có dòng chữ ĐÔNG CÔ và mặ t sau của nhãn khi bóc ra không in cụ thể hàm lượng 3 - MCPD. Cục ATVSTP đã có văn bản đề ghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về loại sản phẩm trên; đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua và sử dụng loại sản phẩm không đạt chất lượng này. Cục ATVSTP cũng yêu cầu Chi cục ATVSTP, Thanh tra Sở Y tế các địa phương khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để toàn bộ loại sản phẩm Tàu vị yểu Đông Cô; kiên quyết không để sản phẩm này lưu thông trên thị trường. Thông tin liên quan đến sử dụng bình sữa trẻ em bằng nhựa PC (Poly Carbonate) Theo thông báo của EU từ ngày 01/6/2011 sẽ cấm lưu thông và nhập khẩu bình sữa trẻ em bằng nhựa trong PC do lo ngại chất Bisphenol A có thể thôi nhiễm. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành rà soát các quy định liên quan đến Bisphenol A đang áp dụng tại Việt Nam và kiểm tra một số bình sữa trẻ em PC đang lưu hành trên thị trường. Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu bình sữa đều có hàm lượng Bisphenol A không vượt quá quy định cho phép của Việt Nam. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế đã tổ chức các cuộc họp với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về nhựa PC. Hội đồng tư vấn thảo luận về mặt khoa học và quản lý bình sữa trẻ em làm bằng nhựa trong PC. Dựa trên các ý kiến tư vấn của Hội đồng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo như sau: - Không nên sử dụng bình sữa trẻ em bằng nhựa trong PC.
- Nếu bắt buộc phải sử dụng bình sữa thì không sử dụng nước nóng trên 60oC để pha sữa trong bình, không cho bình sữa vào nồi đun cách thủy hoặc lò vi sóng…
- Tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ; hạn chế tối đa cho trẻ bú bình.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin quy định cụ thể về vấn đề này từ Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu và các nước khác để đề xuất việc xây dựng quy chuẩn mới của Việt Nam về Bisphenol A trong các sản phẩm bao bì thực phẩm. Vấn đề bình sữa bằng nhựa trong dùng cho trẻ em có Bisphenol A (BPA) Ủy ban Châu Âu (EC) thông báo quyết định đến tháng 3/2011 sẽ cấm sản xuất bình sữa bằng nhựa trong dùng cho trẻ em bú bình và tháng 6/2011 sẽ cấm lưu hành. Quyết định này dựa trên tổng kết một số nghiên cứu trong thời gian qua cho rằng sự có mặt của Bisphenol A thôi nhiễm từ bình sữa dù ở lượng nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng không tốt tới nội tiết và thần kinh của trẻ. Ở Việt nam đã có quy định ngưỡng BPA và kiểm soát từ nhiều năm nay đối với các dụng cụ đựng chứa thực phẩm bằng nhựa, bình sữa nhựa trong cho trẻ em,... dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Theo quy định này (Quyết định 46/2007/QĐ-BYT) mức cho phép là 2,5 mg/kg vật liệu. Sau khi EC đưa ra thông báo về lộ trình cấm dùng loại bình sữa nhựa trong dành cho trẻ bú bình, có nhiều ý kiến của các nhà khoa học ở Mỹ và Châu Âu chưa đồng tình về chuyên môn. Chúng tôi đã tra cứu tài liệu của FAO và WHO (tháng 11/2010) cho thấy đến thời điểm này, FAO/WHO chưa có kết luận chuyên môn chính thức về vấn đề này. Đến thời điểm hiện nay, ngoài EU, có Canada, Úc và một vài bang của Mỹ đã đưa ra lộ trình loại bỏ bình sữa nhựa trong, các nước khác trong khu vực và các nước còn lại trên thế giới hiện chưa đưa ra quyết định về vấn đề này. Trước tình hình trên, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã nhanh chóng rà soát tình hình nhập khẩu, lưu hành, xử lý và chỉ đạo tiến hành kiểm nghiệm các mẫu bình sữa trẻ em trên thị trường. Kết quả các mẫu kiểm nghiệm Bisphenol A thôi nhiễm từ bình sữa trẻ em do Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành đều thấp so với quy định hiện hành. Trước mắt, Cục đã có thông tin tới báo chí để người tiêu dùng nắm được, đồng thời tiếp tục rà soát, kiểm nghiệm mở rộng và liên tục cập nhật các tài liệu khoa học liên quan cũng như thông tin từ các tổ chức FAO, WHO và tổ chức các cuộc họp các Hội đồng tư vấn chuyên môn để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Cùng với việc tăng cường công tác kiểm soát an ATTP theo kế hoạch, Cục sẽ tiến hành kiểm nghiêm ngặt đối với các mặt hàng chứa đựng nói chung và đối với bình sữa trẻ em nói riêng và sẽ thông báo thường xuyên, cập nhật để người tiêu dùng yên tâm. Bước đột phá mới của công nghệ vi sinh tăng cường sức đề kháng Gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra được một số chủng men vi sinh chuyên biệt, có khả năng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể như Saccharomyces bouladii, Lactobacillus casei, Lactobacillus paracasei... Đây được đánh giá là bước đột phá trong việc ứng dụng thành tựu của công nghệ vi sinh, nhằm nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ trước những nguy cơ gây bệnh. Hiện nay phương pháp này đã được ứng dụng sản xuất thành công tại nhiều nước trên thế giới và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị. Tại Việt Nam, IMUBIO là sản phẩm cốm vi sinh giúp nâng cao hệ miễn dịch đầu tiên áp dụng thành tựu trên. Cốm vi sinh IMUBIO được bổ sung 3 chủng men vi sinh: S.bouladii, L.casei, L.paracasei có tác dụng tăng cường miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Ngoài ra, nó còn kết hợp với vitamin, acid amin và khoáng chất thiết yếu nên IMUBIO thực sự là một sản phẩm lý tưởng mà các bà mẹ có thể lựa chọn cho con em mình, nhằm phòng tránh bệnh tật, giúp trẻ phát triển toàn diện thể lực và trí não. Trên thế giới Trung Quốc: Hơn 300 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm Hai vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra tại tỉnh Hồ Nam và Thiểm Tây của Trung Quốc hồi cuối tuần qua, khiến hơn 300 người phải nhập viện. Tại Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, 286 người dân đã được chuyển tới bệnh viện để kiểm tra và 91 người được chẩn đoán bị ngộ độc thực phẩm hôm thứ 7 sau khi tham dự một đám cưới. Nguyên nhân của vụ ngộ độc thực phẩm được cho là do ăn phải clenbuterol, một chất được sử dụng để tăng hàm lượng thịt nạc ở lợn, một y tá tại khoa cấp cứu của bệnh viện Xiangya số 3 tại Trường Sa cho biết. 15 bệnh nhân tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, trong đó có các em nhỏ và 1 một phụ nữ mang thai, y tá nói thêm. Những người khác chỉ bị các triệu chứng nhẹ và nhiều người trong số đó đã xuất viện. Một nhân viên tại bệnh viện cho biết các quan chức từ trung tâm y tế và phòng chống dịch bệnh địa phương đã tới bệnh viện chiều qua để lấy mẫu xét nghiệm từ các bệnh nhân nhưng hiện chưa có kết quả. Các chuyên gia cho hay việc ăn phải thịt hay nội tạng lợn nhiễm clenbuterol có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, run tay, tim đập nhanh và các triệu chứng khác. Những người mắc bệnh tim có nguy cơ gặp phải các rủi ro lớn nhất. Một vụ ngộ độc thực phẩm khác cũng đã xảy ra tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây hôm thứ 6. Tại trường tiểu học Yuhe thuộc quận Yuyang, 251 học sinh đã bị buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng khác vào sáng thứ 6 sau khi uống sữa của Tập đoàn sữa Mengniu. Các học sinh trên đã được xuất viện vào thứ 7. Một nhóm điều tra đã được thành lập. Giới chức địa phương đã niêm phong sữa được tin là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm để điều tra. Trung Quốc lo ngại chất biến thịt lợn thành thịt bò Bằng cách thêm một vài thìa "cao thịt bò" trước khi đun nóng một miếng thịt lợn, nó có thể dễ dàng chuyển thành thịt bò. Công nghệ này hiện được một số quán ăn nhẹ tại thành phố Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc áp dụng. Theo giới truyền thông tỉnh An Huy, chất phụ gia độc hại này có thể biến thịt lợn thành thịt bò giống cả vẻ bề ngoài lẫn mùi vị. Công đoạn này chỉ mất khoảng 90 phút. Theo người dân địa phương, chất này thậm chí có thể biến cả thịt gà thành thịt bò. Một số cửa hàng nhỏ và quán ăn nhẹ tại tỉnh An Huy đang sử dụng chất phụ gia này để làm thịt bò giả. Global times đưa tin, một chủ cửa hàng bán gia vị cho biết, chất này thường được sử dụng kết hợp với một loại gia vị khác được gọi là maltol để giảm mùi đặc trưng của thịt lợn. Với một chai khoảng 500g có thể biến khoảng 25 thậm chí 50 kg thịt lợn thành thịt bò. Giá một cân thịt lợn chỉ khoảng 22 nhân dân tệ tại Hợp Phì, trong khi đó giá một cân thị bò là 40 nhân dân tệ, cao hơn rất nhiều. Cơ quan chức năng Trung Quốc đang tiến hành điều tra, tìm hiểu vụ việc. Phát hiện này một lần nữa dấy lên sự lo lắng trong người dân ở Trung Quốc về vấn đề an toàn thực phẩm. Xây dựng chiến lược an toàn thực phẩm khu vực Tây Thái Bình Dương 2011-2015. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm- Bộ Y tế vừa phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Xây dựng chiến lược an toàn thực phẩm khu vực Tây Thái Bình Dương giai đoạn 2011-2015. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác giữa WHO và Bộ Y tế Việt Nam với mục tiêu xây dựng chiến lược giải quyết vấn đề cấp bách về thực phẩm, từ đó đưa ra những ưu tiên trong vấn đề bảo đảm, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2011- 2015 và những năm tiếp theo Phát biểu khai mạc Hội thảo Ngài Babatunde Olowokure, đại diện WHO tại Việt Nam đã khẳng định việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng cần được quan tâm hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới, Ông đánh giá cao những đóng góp đáng kể của Việt Nam trong việc liên hệ, trao đổi thông tin với các quốc gia trên thế giới về lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong phần trình bày tổng quan về vấn đề an toàn thực phẩm năm 2010. GS.TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng khẳng định: Vấn đề thực phẩm đang là vấn đề “nóng” và được quan tâm đặc biệt. Từ việc tổng kết, phân tích tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm trong năm qua, Ông đã chỉ rõ đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức. Trong đó, Ông đặc biệt lưu ý đến công tác truyền thông về an toàn thực phẩm, công tác xây dựng khuôn khổ luật pháp,… nhằm thực hiện tiến tới việc xã hội hóa trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hội thảo là dịp trao đổi thông tin, cùng phân tích để tìm ra những vấn đề cần ưu tiên hàng đầu và từ đó xây dựng chiến lược an toàn thực phẩm của các chuyên gia WHO với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, đại diện các Bộ, ngành liên quan, đại diện một số Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn cả nước. Phát hiện rau Trung Quốc bị nhiễm xạ Bộ Y tế Trung Quốc vừa cho biết: iốt phóng xạ ảnh hưởng từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukusima 1 Nhật Bản đã được phát hiện trong các loại rau trồng trên chính đất Trung Quốc.Đây là báo cáo đầu tiên cho thấy thực phẩm được trồng trong nước bị nhiễm phóng xạ với nồng độ iốt-131 khá cao kể từ khi Bộ đã ra lệnh kiểm tra bức xạ trên thực phẩm và nước vào cuối tháng Ba trong 14 vùng đất liền bao gồm cả Bắc Kinh, Thiên Tân, và một số tỉnh ven biển. Các mẫu kiểm tra được tiến hành vào ngày 5/4 đã tìm thấy hàm lượng i-ốt phóng xạ ở mức độ thấp trong rau bina trồng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Nam. Hàm lượng i-ốt phóng xạ khoảng 1-3 becquerels/kg. Bản báo cáo cho biết: “Mức độ ô nhiễm được phát hiện là quá thấp để có thể gây hại cho sức khỏe công cộng.” Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng i-ốt phóng xạ có thể tích tụ trong con người khi ăn phải những thực phẩm có nồng độ phóng xạ cao và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng nó phân rã tự nhiên trong vòng vài tuần. Những loại rau giống lá được trồng ở ngoài trời như rau diếp, rau bina và tỏi tây là một trong các loại thực phẩm đầu tiên được phát hiện bị nhiễm xạ. Sữa tươi nguyên chất cũng là thực phẩm dễ bị nhiễm xạ bởi vì các vật nuôi được chăn thả tự do trên các đồng. Các xét nghiệm thực hiện vào tháng Ba cho thấy rau bina và sữa lấy từ các trang trại gần nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản đã vượt quá giới hạn an toàn về nồng độ i-ốt phóng xạ do chính phủ Trung Quốc đặt ra. Không có trường hợp nhiễm độc nước hoặc sữa đã được báo cáo ở Trung Quốc nhưng Bộ cam kết sẽ tiếp tục tăng cường giám sát. Ngài Wang Zhongwen, một nhà nghiên cứu ở Viện năng lượng nguyên tử Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc chỉ có thể tiến hành kiểm tra hàm lượng phóng xạ trong thực phẩm trên một số khu vực. Báo cáo cũng cho biết, mưa gần đây ở Bắc Kinh và Thiên Tân cũng có thể là nguyên nhân chất phóng xạ đã rơi vào rau. Ông Chen Jicang, chủ đại lý rau xanh ở Bắc Kinh, cho biết vào hôm thứ Tư rằng mối quan tâm đang ngày càng tăng đối vơi người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các chính phủ trên toàn thế giới. Ông nói rằng hầu hết các loại rau tiêu thụ tại Bắc Kinh được sản xuất tại địa phương và ông có thể chuyển sang kinh doanh các loại giống rau khác, nếu doanh số bán hàng rau bina bị ảnh hưởng. Ông Guoshan Yang, một nhà nghiên cứu về bức xạ tại Viện Hàn lâm khoa học quân sự, cho biết người dân Trung Quốc có thể ăn các sản phẩm có chứa hàm lượng iốt phóng xạ không đáng kể. Ông nói: "Mức độ bức xạ rất thấp và người dân không cần phải cố gắng để làm sạch chúng". Theo Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2006, ngài Yang cho biết, các sản phẩm với một mức độ iốt lên đến 100Bq/kg vẫn được đảm bảo an toàn. Gao Jie, một cư dân 52 tuổi ở Thiên Tân cho biết cô vô cùng lo lắng bởi vì rau bina là một phần chủ yếu của chế độ ăn uống của gia đình cô.
|