Những cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong tháng 5 năm 2011
Ăn thịt lợn mắc dịch tai xanh, 3 người nguy kịch và tử vong;Xây dựng đề án Giám sát chất lượng thực phẩm qua biên giới;Điều trị bệnh nhi nuốt phải thủy ngân trong bình sữa;Thực phẩm biến đổi gen;Sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn về ATTP;Đậu biến đổi gen giúp ngăn chặn bệnh tim;Hormone tăng trưởng trong thức ăn;Có thể ngộ độc nếu ăn trứng gà sống;Đẩy mạnh theo dõi cảnh báo nguy cơ mất ATVSTP; Bảo quản rau quả tươi Ăn thịt lợn mắc dịch tai xanh, 3 người nguy kịch và tử vong
Tại Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Trung ương Huế hiện có 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn nặng trong tình trạng nguy kịch và đang được cấp cứu sau khi đã ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh tai xanh. Một bệnh nhân là người dân trú tại huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nhập viện ngày 24/4. Bệnh nhân còn lại là ông Đoàn Quang Hoàng (52 tuổi) trú tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), nhập viện ngày 29/4. Cả 2 đều trong tình trạng sốt cao, đau bụng, suy đa phủ tạng, nhiễm trùng đường ruột, xuất huyết ngoài da… Trước đó, ông Hoàng và anh Đoàn Ngọc Hỷ (44 tuổi) mổ và ăn thịt lợn bị bệnh đã chết. Ngày 1/5, anh Hỷ tử vong, còn ông Hoàng được chuyển vào BV Trung ương Huế. Xây dựng đề án Giám sát chất lượng thực phẩm qua biên giới Đó là một trong những nội dung mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo Bộ Công Thương theo công văn truyền đạt của Văn phòng Chính phủ. Theo đó, Bộ Công Thương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án Giám sát chất lượng thực phẩm qua biên giới trong tháng 5/2011. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng, hướng dẫn các địa phương xây dựng chợ an toàn thực phẩm. Giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm cấp huyện, x. trước ngày 30/5/2011. Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan hoàn thành xây dựng các văn bản quản lý, các văn bản hướng dẫn Luật ATTP; hoàn thiện và trình Thủ tướng Dự thảo Chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo đảm thực phẩm an toàn năm 2011 trong quí II/2011; hướng dẫn các địa phương tổchức đánh giá công tác bảo đảm ATTP năm 2011. Với TP. Hà Nội, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện việc đóng cửa các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh trên địa bàn. Với TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục phát triển mô hình quản lý ATTP theo chuỗi; kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc giết mổ tập trung trên địa bàn thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu giảm ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong năm 2011. Phó Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại cơ quan Trung ương và địa phương. Điều trị bệnh nhi nuốt phải thủy ngân trong bình sữa BV Nhi Đồng 1, TP. HCM vừa tiếp nhận và điều trị một bệnh nhi 6 tháng tuổi, ở Lâm Đồng được người nhà đưa đến vì nuốt phải thủy ngân. Mẹ cháu cho biết, chị làm vỡ chiếc nhiệt kế trong khi đo nhiệt độ bình sữa pha cho bé mà không hay. Mãi đến khi cho bé bú gần hết bình sữa mẹ mới phát hiện có đọng ở đáy bình những giọt lóng lánh trông như thủy ngân lẫn trong sữa. Chạy lấy chiếc nhiệt kế ra xem mới biết đã bị nứt vỡ không còn thủy ngân trong đó. Mẹ cháu tìm mọi cách gây ói không được nên đưa cháu đến bệnh viện. Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tai nạn như trên, các bậc phụ huynh lưu ý không dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước sôi nóng. Để thử độ nóng của sữa đã pha, các bậc phụ huynh nên nhỏ sữa lên da bàn tay nếu cảm thấy ấm, gần với nhiệt độ trên da, có nghĩa tương đương khoảng 37oC là cho trẻ uống được. Thực phẩm biến đổi gen Việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen có những ưu việt nhất định. Chúng ta có thể có những thực phẩm giàu dinh dưỡng ở một yếu tố dinh dưỡng nào đó. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi dùng dòng thực phẩm của công nghệ này. Thực phẩm biến đổi gen là gì? Thực phẩm biến đổi gen là một thuật ngữ ám chỉ các thực phẩm thu được từ những sinh vật được biến đổi gen bằng công nghệ sinh học. Với công cụ là công nghệ sinh học và bằng một cách thức nào đó, làm thay đổi một hay nhiều gen có chủ định với cây trồng vật nuôi, từ đó các giống cây trồng vật nuôi này tạo cho ta những thực phẩm để sử dụng. Những thực phẩm có được bằng cách thức này được gọi là thực phẩm biến đổi gen. Thực phẩm biến đổi gen không bao gồm những thực phẩm thu được từ mùa màng và sau đó được xử lý bằng công nghệ sinh học. Chẳng hạn, ta xử lý gen của một cây ngô trước khi gieo trồng thì những bắp ngô thu được từ cây ngô này là thực phẩm biến đổi gen. Nhưng khi ta đã thu hoạch được bắp ngô từ mùa vụ rồi xử lý công nghệ sinh học thì bắp ngô này không được gọi là thực phẩm biến đổi gen.Ý tưởng chế tạo ra thực phẩm chuyển gen không phải ngẫu nhiên mà có. Đứng trước một thực tế, dân số tăng lên mà lương thực thì đang thiếu vì nhiều lý do nên người ta khao khát có những giống cây trồng vật nuôi có một đặc tính ưu việt nào đó có khả năng cung cấp đủ thực phẩm ăn. Từ đó, người ta muốn có những thực vật có khả năng chịu hạn tốt, những cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh cao nhằm làm tăng năng suất mùa màng. Do đó mà thực phẩm biến đổi gen ra đời. Nhưng cho đến ngày nay thì thực phẩm biến đổi gen không nằm trong phạm trù bó hẹp như thế. Người ta còn sử dụng thực phẩm chuyển gen nhằm tạo ra những thực phẩm có một đặc tính dinh dưỡng ưu việt nào đó. Hoặc cũng có khi là nhằm tổng hợp ra các chế phẩm sinh học hay các thuốc dùng trong điều trị bệnh. Nổi tiếng trong làng thực phẩm biến đổi gen là câu chuyện của ngô biến đổi gen Bt. Ngô biến đổi gen Bt vốn xuất thân từ một loại ngô bình thường ở châu Âu và Mỹ. Nhưng sau đó ngô này được tích hợp một gen B.t từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis trở thành một giống có khả năng chống lại ấu trùng sâu bọ. Năng suất ngô từ giống ngô này được tăng lên rõ rệt. Sau câu chuyện của ngô Bt người ta còn có nhiều loại thực phẩm biến đổi gen khác như cây cải dầu Canada, khoai tây Bt, đậu nành roundup, ngô roundup, insulin trị đái tháo đường và men chemotripsin làm pho mát tổng hợp từ vi khuẩn. Có đảm bảo dinh dưỡng? Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ làm biến đổi gen mang tính có lợi. Nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ làm động tác theo hướng tăng cường hàm lượng mà không làm thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Do đó, giá trị dinh dưỡng của thành phẩm không hề bị suy giảm. Ví dụ như cây cải dầu Canada. Loại thực vật này đã được chuyển gen theo hướng làm tăng hàm lượng chất béo. Người ta thấy, cây cải dầu này sau khi được biến đổi đã cho nhiều dầu hơn, dầu của nó ít chất béo bão hoà hơn, cung cấp nhiều axit béo omega 3. Như vậy việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen rõ ràng có những ưu điểm nhất định. Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thì thực phẩm biến đổi gen còn cho chúng ta những vụ mùa bội thu, những vụ mùa tồn tại ngay cả ở trong điều kiện sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt. Và những quan ngại Rõ ràng làm biến đổi gen các cây trồng vật nuôi trong phòng thí nghiệm trước khi đem ra nuôi trồng đã tạo ra được những sinh vật có đặc tính như ý để cung ứng một khối lượng thực phẩm. Không chỉ có thế mà thực phẩm biến đổi gen còn có thể chứa đựng những gen “xa lạ” từ một sinh vật chẳng hề liên quan di truyền. Nguồn gen như thế có thể lấy từ nhiều loại khác nhau, có thể lấy từ thực vật khác họ, có thể lấy từ nấm, địa y hoặc cũng có khi lấy từ vi khuẩn hay vi rút. Bằng công nghệ này, sinh vật được tạo ra hoàn toàn có đủ độ “mới” khác biệt hoàn toàn so với sinh vật ban đầu, làm đa dạng hoá tính năng lựa chọn. Điểm này rõ ràng là lợi thế hơn so với phương pháp lai ghép thông qua sinh sản, bắt buộc phải có mối quan hệ gần về mặt sinh sản. Song vẫn còn quá sớm để có an tâm sử dụng. Mặc dù thực phẩm chuyển gen không làm giảm dinh dưỡng nhưng chúng ta lại không có gì đảm bảo là trong các thực phẩm ấy không có chất “lạ” không phải dinh dưỡng được tạo ra. Như trong trường hợp của ngô Bt, thực chất gen Bt tích hợp vào ngô giúp ngô có khả năng chống chọi sâu bệnh là vì gen này chịu trách nhiệm tổng hợp ra một protein gây độc cho sâu bệnh. Vậy liệu protein này có độc hại cho người và các sinh thể khác có lợi trong tự nhiên. Lại nữa, việc can thiệp các gen trong chu trình tạo ra thực phẩm rất có thể tạo ra sự tương tác sinh học, dẫn đến một kết quả là làm thay đổi cấu trúc các phân tử dinh dưỡng. Chẳng hạn như thay đổi hình dạng, cấu trúc của các phân tử đạm (protein). Nếu trong trường hợp người sử dụng là người dễ bị dị ứng thì những sự thay đổi này là nguy cơ tạo ra những trường hợp dị ứng thực phẩm. Trên thực tế người ta đã thấy hiện tượng này ở thực phẩm chuyển gen mà không quan sát thấy ở thực phẩm thông thường. Một yếu tố khác cũng đáng lo ngại là tạo ra những giống cây trồng vật nuôi mang tính đột biến sinh học xấu. Ở một chừng mực, chúng có thể tự lai tạo với sinh vật cùng dòng. Thậm chí chúng có thể truyền đạt gen cho các cộng đồng vi khuẩn. Liệu những gen chúng truyền đạt hay đột biến có chống lại hay huỷ diệt cuộc sống và tính mạng của một cá nhân hay một cộng đồng người? Liệu những gen kháng thuốc diệt cỏ có giúp vi khuẩn nhận được gen này kháng lại kháng sinh... Tất cả những vấn đề này đang làm đau đầu các nhà y học. Đó là điều mà vì thời gian còn quá ngắn người ta chưa thể trả lời khẳng định. Chỉ biết rằng, dưới góc độ khoa học, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên sử dụng thực phẩm tự nhiên. Nếu có sử dụng thực phẩm biến đổi gen thì chỉ nên sử dụng những thực phẩm có số lượng gen biến đổi dưới 1%. Tuyệt đối không nên sử dụng những thực phẩm có số lượng gen biến đổi trên 5% để tránh các biến cố về di truyền. Sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn về ATTP Sinh vật biến đổi gen (BĐG), các lô hàng sinh vật BĐG, sản phẩm của sinh vật BĐG nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích sử dụng làm thực phẩm hoặc chế biến làm thực phẩm đều phải kèm theo Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu và các giấy chứng nhận khác về an toàn thực phẩm (ATTP). Đây là một trong những quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thành phần từ sinh vật BĐG, đang được Bộ Y tế xây dựng tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP trình Chính phủ xem xét ban hành. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thực phẩm BĐG, ngoài Giấy xác nhận, Bộ Y tế cũng yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thành phần từ sinh vật BĐG phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như về vận chuyển, lưu giữ loại sinh vật này. Đậu biến đổi gen giúp ngăn chặn bệnh tim Loại thực phẩm hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe tim mạch cho con người này là thành quả nghiên cứu trong nhiều năm của các nhà khoa học Mỹ. Loại dầu thực vật chiết suất từ hạt đậu nành biến đổi gen có tên gọi GM có thể làm tăng hàm lượng acid omega3 trong máu của người bệnh và có tác dụng tương đương với tác dụng của loại dầu cá chế từ cá biển. Do đó, chúng có thể chống lại bệnh tắc nghẽn mạch máu, đồng thời ngăn chặn bệnh tiểu đường, kích thích tế bào não phát triển ở trẻ nhỏ. Loại đậu này vốn là đậu nành được bổ sung thêm gen của loài nấm và một số loại cây trồng khác. Chúng được trồng ở hơn 280 triệu diện tích đất nông nghiệp khắp nơi trên thế giới và đã mang lại hiệu quả thay thế tuyệt vời tại những vùng hiếm cá. Sau khi sử dụng thường xuyên loại thực phẩm này, hàm lượng omega3 trong máu của một người sẽ tăng lên khoảng từ 4-5%, kèm theo đó là nguy cơ bị mắc bệnh về tim mạch giảm tới 50% so với những người bình thường không bổ sung chất dinh dưỡng quan trọng này. Thử nghiệm được tiến hành với 250 người tình nguyện cũng đã chứng minh tác động có lợi cho sức khỏe của loại dầu đậu nành GM. Hai loại axit chủ yếu mà loại đậu GM mang lại cho con người bao gồm axít eicosapentaenoic và axít docosahexaenoic. Hormone tăng trưởng trong thức ăn Vấn đề trộn thêm các hormone tăng trưởng vào thức ăn gia súc như bò, lợn, gà là một việc làm của những nhà chăn nuôi ở các quốc gia phương Tây trong vòng 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu khoa học gần đây, ảnh hưởng của các hormone tăng trưởng trên có thể gây phương hại lên sức khoẻ của con người. Do đó, những nhà hoá học “xanh” thường cổ suý cho việc tiêu dùng thực phẩm “xanh” hay organic, trong đó hạn chế tối đa việc áp dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nấm mốc, diệt cỏ dại, và hormone tăng trưởng trong việc chăn nuôi và trồng trọt. Việc thực phẩm gia súc có pha trộn hoá chất hiện đang được tranh cãi qua công cuộc xuất nhập khẩu thực phẩm giữa các quốc gia. Hoa Kỳ đang đối mặt với những vụ kiện tụng về sự hiện diện của hormone trong thịt bò xuất cảng qua Liên hiệp châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc cho thêm hormone hay hoá chất vào thức ăn chăn nuôi là điều cấm kỵ. Trung Quốc từ năm 2007 đã bị khám phá là có hoá chất độc hại melamine trong thức ăn chó, mèo xuất cảng qua Hoa Kỳ và làm chết một số súc vật được yêu chuộng của người Mỹ. Và tiếp theo đó, hàng loạt tai nạn bùng nổ ra trên khắp thế giới qua đủ mọi hình thức pha trộn melamine trong thực phẩm, sữa, bánh kẹo… từ Trung Quốc, sang Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan, châu Âu... Dĩ nhiên Việt Nam không phải là nước ngoại lệ. Ở nước ta, sự pha trộn hoá chất này thể hiện khắp nơi, trên hầu hết các mặt hàng sản xuất từ thực phẩm tiêu dùng tươi, cho đến thực phẩm khô, cũng như các thành phẩm chế biến trong ngành thực phẩm. Và, mức độ trầm trọng đã được khám phá qua sự kiện đã xảy ra ngày 2/2/2006 tại Phan Thiết. Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã xử phạt hành chính một cơ sở mầm non của tỉnh này vì nơi đây đã làm một sai phạm nghiêm trọng là trộn hormone thuộc nhóm corticoid vào thức ăn cho học sinh mẫu giáo và nhà trẻ. Hormone trong thực phẩm ở Việt Nam Vào năm 2006, sự việc xảy ra trên đây làm cho các cháu học ở đây đều có dấu hiệu tăng cân nhanh một cách bất thường. Do đó phụ huynh đã báo cáo lên Sở Y tế Phan Thiết. Sau đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh mới đến kiểm tra trường và lấy mẫu thức ăn trưa của các cháu để xét nghiệm. Kết quả cho thấy trong 5 mẫu thức ăn, có đến 4 mẫu chứa hàm lượng đáng kể hoá chất dexamethasone. Số lượng được tìm thấy là 0,12 mg/kg trong canh; 0,19 trong thịt sốt cà; 0,15 trong tôm sốt me; và 0,27 trong canh hầm xương. Dexamethasone là một loại hormone kích thích có chứa nguyên tố Fluor. Chúng có thể được dùng trong dược phẩm vì có tính chống viêm. Tuy nhiên chất này rất hiếm được bác sĩ kê toa vì những tác dụng phụ rất đa dạng có thể làm xáo trộn nhiệm vụ của một số bộ phận trong cơ thể. Về phương diện hoá học, chỉ cần 1mg/kg của hóa chất này cũng có thể gây tử vong cho chuột. Khi bị tiếp nhiễm dài hạn, con người có thể bị loét dạ dày, xuất huyết đường ruột, loãng xương, tăng huyết áp… Mức tác hại của vấn đề quá lớn và cần phải được theo dõi trong một thời gian dài. Hậu quả trước mắt của việc dùng kích thích tố này là làm giảm thiểu mức tăng trưởng chiều cao của trẻ em. Tùy theo liều lượng và thời gian sử dụng, dexamethasone sẽ làm mất chất vôi trong xương, làm loãng xương, ngoài ra còn có nhiều phản ứng phụ như trẻ em bị tăng huyết áp, rối loạn tinh thần, bị giảm sức đề kháng, do đó khả năng bị nhiễm trùng rất cao. Đây là một trường hợp pha trộn trực tiếp hóa chất vào thức ăn. Ngoài xã hội, vẫn còn có vô số trường hợp ảnh hưởng gián tiếp qua thực phẩm chứa hóa chất độc hại trong chăn nuôi và trồng trọt mà chưa bị phát hiện. Chúng tôi muốn nói đến sự nhiễm độc qua đường thực phẩm, nghĩa là các loại hoá chất kích thích tăng trưởng hay tăng trọng trong rau quả và gia súc đã được các nhà trồng trọt, chăn nuôi trộn lẫn vào thức ăn cho gia súc hay nước tưới tiêu cho cây trồng. Do đó con người bị tiếp nhiễm gián tiếp qua thực phẩm chứa các hóa chất độc hại trên. Đối với rau quả, hóa chất độc hại thường được sử dụng là 2,4-D và 2,4,5-T là hai thuốc diệt cỏ trong chất da cam và các hóa chất dioxin-tương đương khác như DDT, và các loại thuốc diệt trùng, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc... Đối với gia súc như heo, gà, vịt, hóa chất kích thích tăng trưởng ngoài dexamethasone, người chăn nuôi thường sử dụng là clenbuterol. Clenbuterol ảnh hưởng lên sức khỏe người tiêu dùng rất nặng vì đây là yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cho con người. Hiện tại, chất clenbuterol được ưa dùng hơn dexamethasone vì trước khi xuất chuồng 3 tuần, lợn được ăn thức ăn có chứa clenbuterol theo tỷ lệ 1 kg/tấn thức ăn thì sẽ tăng trọng lượng rất nhanh. Lợn 3 tháng tuổi có thể cân nặng 1 tạ thay vì cần phải 5 tháng nếu nuôi theo phương pháp thông thường. Đặc biệt hơn nữa, khi dùng hóa chất này, thịt heo sẽ ít mỡ rất bắt mắt khách hàng. Tại Việt Nam, từ năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra quyết định cấm sử dụng clenbuterol trong chăn nuôi gia súc, nhưng chất này vẫn còn được một số nhà chăn nuôi lén lút sử dụng. Giải pháp nào cho vấn đề chống trộn hóa chất trong thực phẩm? Trước những tin tức dồn dập về nhiễm độc thực phẩm, đặc biệt ở trường mầm non và những quán ăn tập thể cho công nhân, vấn đề được đặt ra là cần phải giải quyết tận gốc. Việc kiểm dịch ở các lò mổ hay ở các chợ chỉ có thể phát hiện và xử lý kịp thời đối với các sản phẩm động vật bị dịch. Còn đối với các loại kích thích tăng trọng cần phải lấy mẫu xét nghiệm. Và khi có kết quả dương tính thì số lượng thực phẩm đó đã được tiêu thụ hết rồi, và dĩ nhiên số người đã bị nhiễm cũng không nhỏ. Vì vậy việc giải quyết tận gốc là cốt lõi của vấn đề. Vì Việt Nam chưa chế tạo được các hoá chất kích thích trên, cho nên phải nhập cảng. Kiểm soát hay chấm dứt việc nhập cảng các hóa chất là một phương thức ngăn chặn được một phần nào mức lạm dụng của gian thương. Dĩ nhiên là công việc không dễ dàng. Nhưng nếu có quyết tâm, Việt Nam có thể làm được việc trên qua con đường giao thương chính thức với nước ngoài. Nhưng một tệ trạng khác nữa là nạn buôn lậu qua đường biên giới, đặc biệt là biên giới phía Bắc. Cho đến hôm nay, người Việt ở trong nước đều biết rành rọt là ai cũng có thể mua được đủ loại kích thích tố tăng trưởng cho động vật và thực vật với giá rẻ dưới các nhãn hiệu có tên rất dễ thương như: Bạch Nhật Đại, Khai vị, Tăng gia Phúc đại... Các hoá chất trên theo quảng cáo có công dụng thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cường và nâng cao phẩm chất của thịt, tăng cường khả năng sinh sản của động vật. Tuy nhiên, không có loại nào có ghi thành phần hóa chất trong sản phẩm trên bao bì, một quy định bắt buộc áp dụng cho tất cả hóa chất bày bán trên thị trường. Thẩm định lại tất cả những nguyên nhân đưa đến sự hiện diện của hóa chất kích thích trong thực phẩm cho người và gia súc ở Việt Nam, câu hỏi đặt ra cho mỗi người trong chúng ta là làm thế nào kiểm soát và chấm dứt tình trạng trên? Người tiêu dùng phải có thái độ như thế nào? Mỗi năm, cứ mỗi lần Tết đến, hiện tượng thức ăn gian dối, pha trộn hóa chất độc hại, biến chế không theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm lại xảy ra với cường độ ngày càng trầm trọng hơn, tinh vi hơn. Bánh mứt không theo phương thức “lương thiện”, quy trình sản xuất “chính quy”, mà chỉ mong đạt số lượng thành phẩm cao hơn nguyên liệu, do đó phải pha thêm phụ gia, hóa chất… để làm giảm giá thành và tăng thêm lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng, rất nhiều người đã biết cảnh giác và đã biết chọn những mặt hàng có nhãn hiệu và được bày bán trong các siêu thị hoặc các cửa hàng có uy tín. Tuy nhiên, họ cần thông thái hơn và phải cảnh giác trước việc thay đổi hoặc làm nhãn hiệu giả. Hãy thận trọng với các loại rau quả “nhập khẩu” không rõ nguồn gốc. Có thể ngộ độc nếu ăn trứng gà sống Trong 100g trứng gà toàn phần (cả lòng trắng, lòng đỏ) có 72g nước, 14,8g protid, 11,6g lipid, 0,5g gluxid, cung cấp cho cơ thể 171kcal. Ngoài ra, trong trứng gà còn có nhiều muối khoáng (55mg canxi, 210mg phospho, 2,7mg sắt...) và nhiều vitamin (0,7mg vitamin A; 0,16mg vitamin B1; 0,31mg vitamin B2; 0,2mg vitamin PP...). Từ trứng gà người ta đã chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ, thích hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người còn muốn phát huy tác dụng bổ của trứng gà hơn nữa bằng cách ăn lòng đỏ trứng gà sống hoặc chỉ chần qua nước sôi, đây là một sai lầm. Chất protid của trứng gà tuy rất bổ nhưng chỉ được cơ thể hấp thu hoàn toàn khi đã được đun nấu chín. Nếu trứng còn sống, khả năng hấp thu của dạ dày và tá tràng đối với những protein này rất kém. Do không được hấp thu tốt ở dạ dày và tá tràng nên khi xuống ruột, trứng gà sống sẽ bị phân hủy ở đại tràng, sản sinh ra nhiều chất độc có hại cho cơ thể. Đẩy mạnh theo dõi cảnh báo nguy cơ mất ATVSTPThông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong tháng 4/2011, cả nước đã xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm tại 5 địa phương: Lào Cai, Sơn La, Phú Yên, Tây Ninh và Trà Vinh làm 37 người mắc, số người phải nhập viện là 31 người, 2 trường hợp tử vong. Về nguyên nhân của các vụ ngộ độc, theo Bộ Y tế có 2 vụ nghi do vi sinh vật, 2 vụ do độc tố tự nhiên (so biển, nấm độc), 1 vụ còn lại chưa xác định được căn nguyên. Tích lũy từ 17/12/2010 - 17/4/2011 toàn quốc xảy ra 22 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.438 người mắc, 1.366 người phải nhập viện và tử vong 6 người. Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ đã yêu cầu ngành y tế các địa phương tăng cường hoạt động thanh kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc; Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP và tiếp tục theo dõi cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Bảo quản rau quả tươi Trong những năm gần đây các cơ quan nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp nước ta liên tục cho ra đời nhiều chế phẩm bảo quản rau tươi đưa lại hiệu quả kinh tế cao: Giảm được tỉ lệ hư hao, tăng thời gian bảo quản nhằm kéo dài thời gian thu hoạch và tiêu thụ. Hầu hết các chế phẩm này đều có nguồn gốc sinh học, đơn giản, dễ sử dụng, sản phẩm được bảo quản bằng các chế phẩm này hoàn toàn không độc hại, an toàn cho người sản xuất lẫn người sử dụng. 1- Màng bán thấm BOQ -15 : Đây là sản phẩm do bộ môn Bảo quản sau thu hoạch ( Viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch ) nghiên cứu, SX. BOQ –15 là hỗn hợp dung môi hữu cơ và thuốc chống nấm được kết hợp với nhau dưới dạng một dung dịch lỏng dùng để bảo quản các loại quả thuộc họ Citrus ( cam, chanh, quít, bưởi) và một số loại rau ăn quả như cà chua. Sau khi thu hái, nông dân chỉ cần rửa sạch, lau khô rồi nhúng hoặc dùng khăn sạch tẩm dung dịch lau một lớp mỏng trên bề mặt quả, để khô 3-5 phút rồi xếp vào thùng carton đem bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Lớp màng mỏng bằng Parafine hữu cơ có tác dụng vừa làm bóng mặt quả, tăng thêm độ hấp dẫn của mã quả, vừa có tác dụng ngăn sự bốc hơi nước giảm sự hao hụt khối lượng trong suốt quá trình bảo quản. Thuốc chống nấm được phối trộn với parafine có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhiễm và gây hại của nấm bệnh nhưng hoàn toàn không độc hại với con người khi sử dụng. Bắt đầu từ vụ cam năm 2005, Viện đã phối hợp với nhiều địa phương trồng cam lớn ở miền Bắc như công ty rau quả 19-5 ( Nghệ An), NT Cao Phong ( Hoà Bình), Hội ND tỉnh Hà Giang ( vùng cam Bắc Quang- Hà Giang) xây dựng nhiều mô hình thử nghiệm cho kết quả rất tốt, cam bảo quản được trên 2 tháng, kéo dài tới sau Tết Nguyên Đán, bán được giá cao hơn lúc chính vụ gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 4-5 lần mà tỷ lệ hư thối chỉ khoảng 2-3% so với bảo quản bằng các hóa chất độc hại của TQ là 15%. Đánh giá của nông dân nhiều nơi khi sử dụng chế phẩm POQ – 15 là công nghệ đơn giản, dễ làm, chi phí thấp ( 200-300 đồng/kg cam bảo quản) mà hiệu quả lại cao nên hiện nay rất nhiều người đã bắt đầu triển khai bảo quản theo phương pháp này. 2 - Sử dụng màng Chitosan: Đây là sản phẩm và quy trình công nghệ do các cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học ( Trường Đại học Cần Thơ) nghiên cứu thành công trong việc bảo quản các loại quả tươi sau thu hoạch. Chitosan được chiết xuất từ vỏ tôm thành một dạng dung môi lỏng có tác dụng tạo thành màng mỏng phủ trên bề mặt vỏ quả nhằm ngăn chặn sự mất nước và xâm nhập của nấm bệnh. Với xoài, các tác giả khuyến cáo nên xử lý trái sau khi đã rửa sạch qua nước nóng 48-500C trong 5-10 phút để ngăn ngừa bệnh thán thư và ruồi đục trái, sau đó nhúng vào dung dịch Chitosan và bảo quản ở nhiệt độ lạnh 10-120C thì sẽ lưu giữ được quả trong 4 tuần, thậm chí tới 6 tuần để có thể vận chuyển đi xa an toàn. Với cam quýt, đặc biệt là trái quít đường Lai Vung ( Đồng Tháp) các tác giả khuyến cáo quy trình bảo quản trái bằng cách bao màng Chitosan ở nồng độ 0,25% kết hợp với bao Polyethylene (PE) có đục 5 lỗ với đường kính 1 mm được ghép mí bằng máy ép và bảo quản ở nhiệt độ lạnh 120C có thể bảo quản được tới 8 tuần.
|