Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 4 0 9
Số người đang truy cập
1 9 4
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Thực trạng bệnh lây truyền qua thực phẩm theo ước tính của Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ năm 2011

Ước tính của Trung tâm CDC vào năm 2011: những phát hiện mới
 

Trung tâm Phòng chống bệnh tật Mỹ (US.CDC_ Centers for Diseases Control and Prevention) ước tính mỗi năm khoảng 1/6 dân số Mỹ (tương đương 48 triệu người) nhiễm bệnh, trong đó 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết do bệnh lây nhiễm từ thực phẩm. Trung tâm CDC ước tính bệnh lây nhiễm do thực phẩm có 2 nhóm chính:

§Tác nhân gây bệnh lây nhiễm do thực phẩm: 31 tác nhân được cho là nguyên nhân gây ra bệnh lây nhiễm qua đường thực phẩm. Nhiều tác nhân trong số này đã được giám sát bởi hệ thống quản lý của y tế cộng đồng đã gây bệnh và nhiều vụ dịch bệnh trước đây;

§Những tác nhân không xác định: là các tác nhân gây bệnh với số liệu không đầy đủ nhằm ước tính về gánh nặng bệnh tật đặc hiệu do các tác nhân này (agent-specific); được biết những tác nhân chưa được xác định nhưng là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm; vi trùng, hóa chất, hoặc các chất khác có mặt trong thực phẩm có khả năng gây ra bệnh nhưng chưa xác định và chứng minh cụ thể.

§Bởi vì chúng ta chưa thể “theo dõi" hoặc “truy tìm” ra thủ phạm về tác nhân gây bệnh cụ thể, nên việc ước tính của nhóm tác nhân này chỉ bắt đầu với những ảnh hưởng về sức khỏe hoặc triệu chứng mà hầu như dẫn đến bệnh lý viêm dạ dày ruột cấp.

Ước lượng số lượng bệnh lây nhiễm do thực phẩm xảy ra hằng năm tại Mỹ
 
Bảng 1. Ước tính về tình hình bệnh lây truyền qua thực phẩm

Tác nhân gây bệnh

do thực phẩm

Số trường hợp ước tính hàng năm (CI = 90%)

Số nhiễm

%

Số nhập viện

%

Số tử vong

%

31 tác nhân gây bệnh

xác định được

9,4 triệu (6,6–12,7)

20

55.961
(39.534–75.741)

44

1.351
(712–2.268)

44

Những tác nhân gây bệnh không xác định được

38,4 triệu
(19,8–61,2 triệu)

80

71.878
(9.924–157.340)

56

1.686
(369–3.338)

56

Tổng số

47,8 triệu
(28,7–71,1 triệu)

100

127.839
(62.529–215.562)

100

3.037
(1.492–4.983)

100

Bảng trên cho thấy ước tính số lượng về bệnh lây truyền qua đường thực phẩm xảy ra hàng năm tại Mỹ, trong đó cũng đề cập đến những ca nhập viện và tử vong do 31 tác nhân gây bệnh và các tác nhân không xác định lây truyền từ thức ăn.
Ước lượng tổng số bệnh lây nhiễm do thực phẩm, CDC ước tính số lượng bệnh gây ra bởi cả hai tác nhân xác định và không xác định, kể cả ước tính số lượng các ca nhập viện và tử vong do bệnh này. Bảng 1 đưa ra những ước lượng đối với các tác nhân xác định được, không xác định được và tổng số gánh nặng.

Những tác nhân gây ra phần lớn các ca bệnh, nhập viện và tử vong mỗi năm

Tám tác nhân gây bệnh xác định được cho là nguyên nhân chiếm đa số trong các ca bệnh lây truyền qua thực phẩm, số ca nhập viện và số trường hợp tử vong. Các bảng 2, 3 và 4 mô tả 5 tác nhân gây bệnh cao nhất gây ra số ca bệnh, số ca nhập viện và số ca tử vong.

Bảng 2. Mô tả 5 tác nhân gây bệnh lây nhiễm từ thực phẩm cao nhất

Tác nhân

gây bệnh

Ước lượng

số ca bệnh

Khoảng tin cậy

[CI 90%]

%

Norovirus

5.461.731

3.227.078–8.309.480

58

Salmonella,nontyphoidal

1.027.561

644.786–1.679.667

11

Clostridium perfringens

965.958

192.316–2.483.309

10

Campylobacter spp.

845.024

337.031–1.611.083

9

Staphylococcus aureus

241.148

72.341–529.417

3

Tổng số phụ

 

 

91

Bảng 3. Mô tả 5 tác nhân gây bệnh ừ thực phẩm dẫn đến các ca nhập viện cao nhất

Tác nhân

gây bệnh

Ước lượng

số ca nhập viện

Khoảng tin cậy

[CI 90%]

%

Salmonella, nontyphoidal

19.336

8.545–37.490

35

Norovirus

14.663

8.097–23.323

26

Campylobacter spp.

8.463

4.300–15.227

15

Toxoplasma gondii

4.428

3.060–7.146

8

E.coli(STEC) O157

2.138

549–4.614

4

Tổng số phụ

 

 

88

Bảng 4: Mô tả 5 tác nhân gây bệnh từ thực phẩm dẫn đến tử vong cao nhất

Tác nhân

gây bệnh

Ước lượng

số ca tử vong

Khoảng tin cậy

[CI 90%]

%

Salmonella, nontyphoidal

378

0–1.011

28

Toxoplasma gondii

327

200–482

24

Listeria monocytogenes

255

0–733

19

Norovirus

149

84–237

11

Campylobacter spp.

76

0–332

6

Tỏng số phụ

 

 

88

CDC ước tính bệnh lây nhiễm từ thực phẩm năm 2011

Năm 2011, Scallan và các cộng sự ước tính gánh nặng toàn diện của bệnh lây nhiễm do thực phẩm gây ra bởi các tác nhân xác định và không xác định. Phép phân tích này cho ra kết quả bao gồm 31 tác nhân gây bệnh được xác định gây ra bệnh lây nhiễm từ thực phẩm và những tác nhân không xác định gây ra bệnh viêm dạ dày - ruột cấp (AGI_Acute Gastrointestinal Infections). Scallan và các cộng sự cũng ước tính số ca nhập viện và tử vong gây ra bởi bệnh này.

Ước tính về bệnh lây nhiễm do thực phẩm do 31 tác nhân gây bệnh được xác định ở Mỹ.

Đối với mỗi tác nhân, các nhà khoa học đã thu thập số liệu từ hệ thống giám sát và điều chỉnh các trường hợp chưa được báo cáo và bỏ sót. Sau đó, họ nhân lên với một hệ số thích hợp với tỷ lệ bệnh được xác định tại Mỹ (bị bỏ sót, không phải trong thời gian du lịch đến các quốc gia khác) và tỷ lệ bệnh lây truyền do thực phẩm để đưa ra ước lượng số ca bệnh được xác định trong nước và lây truyền do thực phẩm. Tiếp theo, họ thêm các ước lượng này vào mỗi tác nhân gây bệnh để đưa đến một tổng số và sử dụng một mô hình tương đối để tạo ra một ước lượng hợp lý và khoảng tin cậy đạt 90% (cao hơn và thấp hơn ngưỡng giới hạn).

Hình 1. Ước lượng bệnh lây nhiễm từ thực phẩm đối với tác nhân được xác định 2011

 
Ước
tính về bệnh lây nhiễm do thực phẩm từ các tác nhân không xác định được ở Mỹ

Các tác nhân không xác định thuộc vào 4 loại phổ biến:

·Các tác nhân gây bệnh với số liệu không đầy đủ nhằm ước tính về gánh nặng bệnh tật đặc hiệu do các tác nhân này;

·Các tác nhân không xác định chưa được thừa nhận là nguyên nhân gây ra bệnh lây nhiễm từ thực phẩm;

·Vi trùng, hóa chất, hoặc các chất khác có mặt trong thực phẩm mà có khả năng gây ra bệnh nhưng chưa xác định vàchứng minh;

·Các tác nhân chưa được định rõ tính chất.

Để ước tính bệnh lây nhiễm bởi thực phẩm do các tác nhân không xác định, chúng tôi sử dụng số liệu dựa trên triệu chứng bệnh của đợt điều tra để ước tính tổng số ca bệnh viêm dạ dày-ruột cấp (AGI) sau đó trừ đi số ca bệnh được xác định có triệu chứng viêm dạ dày- ruột.

Tiếp theo chúng tôi nhân số này với tỉ lệ bệnh xác định được trong nước và tỉ lệ bệnh có liên quan đến thực phẩm, tương tự như chúng tôi đã làm đối với các tác nhân được xác định. Cuối cùng, tương tự với cách tính ước lượng các tác nhân xác định, họ đã sử dụng một mô hình tương đối để đưa ra con số ước đoán chính xác với khoảng tin cậy 90%.

Bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do các hóa chất, gây ra triệu chứng viêm dạ dày-ruột cấp được cho là bệnh gây ra do các tác nhân không xác định. Tuy nhiên, hóa chất hoặc các tác nhân không xác không gây ra triệu chứng viêm dạ dày-ruột cấp thì không được đưa vào trong ước lượng.

Hình 2. Ước tính bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do các tác nhân không xác định 2011

 
Ước lượng số nhập viện và tử vong do bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do tác nhân được xác định

Đối với mỗi tác nhân xác định với số liệu giám sát có sẵn, chúng tôi nhân ước lượng số ca bệnh được báo cáo(sau khi đã điều chỉnh các ca chưa được báo cáo) với tỉ lệ các ca nhập viện và tử vong do bệnh đặc hiệu với các tác nhân từ số liệu giám sát, điều tra hoặc số liệu bùng phát. Vì một số ca bệnh nhập viện và tử vong không được xác định tại phòng xét nghiệm nên chúng tôi nhân đôi ước lượng này để điều chỉnh cho những ca còn bỏ sót. Họ nhân ước lượng các ca nhập viện và tử vong đã được điều chỉnh ở trên với tỉ lệ bệnh đã được xác định ở Mỹ (liên quan đến du lịch quốc tế) và tỉ lệ bệnh liên quan đến thực phẩm. Cuối cùng, họ sử dụng một mô hình tương đối để đưa ra ước tính chính xác với khoảng tin cậy 90% đối với cả hai trường hợp nhập viện và tử vong.

Hình 3. Ước tính số ca bệnh lây nhiễm từ thực phẩm nhập viện do tác nhân xác định 2011
 
Hình 4. Ước tính số ca tử vong do bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do tác nhân xác định 2011
 

Ước lượng những ca nhập viện và tử vong do bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do tác nhân gây bệnh không xác định được

Để ước tính các ca nhập viện, chúng tôi áp dụng tỉ lệ trung bình các ca nhập viện đối với tất cả các ca bệnh có triệu chứng AGI, đã được xác định từ số liệu điều tra năm 2000-2006, cho tất cả dân số Mỹ ước tính năm 2006 và trừ đi số lượng các ca nhập viện do 24 tác nhân được xác định gây ra triệu chứng AGI. Đối với các ca tử vong, chúng tôi đã xác định được tỉ lệ tử vong do bệnh viêm dạ dày-ruột cấp từ giấy chứng nhận tử vong của Mỹ (US death certificates), đặc biệt dữ liệu tử vong do đa nguyên nhân từ năm 2000 - 2006 và áp dụng tỉ lệ này cho dân số Mỹ ước tính năm 2006. Sau đó, trừ đi số ước lượng các ca tử vong do 24 tác nhân gây bệnh việm dạ dày - ruột cấp được xác định. Đối với cả hai trường hợp nhập viện và tử vong, họ nhân toàn bộ số này với tỉ lệ các ca nhập viện và tử vong do 24 tác nhân gây bệnh việm dạ dày - ruột cấp xác định được trong nước và tỉ lệ bệnh lây nhiễm từ thực phẩm. Cuối cùng, chúng tôi sử dụng mô hình tương đối để đưa ra ước tính chính xác với khoảng tin cậy 90%.

Hình 5. Ước tính số nhập viện do lây nhiễm từ thực phẩm của tác nhân không xác định 2011
 
Hình 6. Ước tính số tử vong do bệnh nhiễm từ thực phẩm bởi tác nhân không xác định 2011
 

Số liệu nguồn được sử dụng để ước tính vào năm 2011

Có 5 dạng số liệu phổ biến của nguồn số liệu để đưa ra ước tính về thực trạng bệnh lây truyền qua thực phẩm vào năm 2011:

1. Giám sát chủ động:các cán bộ y tế chủ động thu thập số liệu từ các trung tâm y tế ở các khu vực và địa phương, từ các phòng xét nghiệm, bệnh viện,…

·Foodborne Diseases Active Surveillance Network (FoodNet)

2. Giám sát thụ động: các cán bộ y tế dựa vào số liệu báo cáo của các trung tâm y tế ở các khu vực và các địa phương, các phòng xét nghiệm, bệnh viện,…để giám sát.

·National Notifiable Diseases Surveillance System (NNDSS)

·National Tuberculosis Surveillance System (NTSS)

·Public Health Laboratory Information System

·Cholera and other Vibrio Illness Surveillance System (COVIS)

3. Giám sát vụ dịch dịch: dựa vào hệ thống giám sát dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm

·Foodborne Disease Outbreak Surveillance System

4. Điều tra: dựa vào số liệu từ các điều tra

·FoodNet Population Survey

·FoodNet Laboratory Survey

·National Ambulatory Medical Care Survey (NAMCS)

·National Hospital Ambulatory Medical Care Survey (NHAMCS)

·National Hospital Discharge Survey (NHDS)

·National Health and Nutrition Survey (NHANES)

·Nationwide Inpatient Sample (NIS)

5. Số liệu thống kê (của chính phủ)

·Multiple-cause-of-death data (from US death certificates)

·US Census

 
CDC ước tính bệnh lây nhiễm từ thực phẩm năm 1999:

Năm 1999, Mead và các cộng sự ước tính tổng gánh nặng bệnh lây nhiễm từ thực phẩm gây ra bởi các tác nhân xác định và không xác định. Phân tích này bao gồm 28 tác nhân được xác định gây ra bệnh lây nhiễm từ thực phẩm và các tác nhân không xác định gây ra bệnh viêm dạ dày-ruột cấp (AGI). Mead và các cộng sự cũng ước tínhsố ca nhập viện và tử vonggây ra bởi bệnh này.

Ước tính bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do các tác nhân xác định

Đối với các tác nhân với số liệu giám sát sẵn có, Mead và các cộng sự đã thu thập số liệu từ các ca bệnh được báo cáo từ mạng lưới, hệ thống giám sát. Họ điều chỉnh các ca chưa được báo cáo bằng cách sử dụng cơ số nhân thích hợp đối với những ca có triệu chứng giống với bệnh gây ra do một vài tác nhân được xác định, sau đó ước tính tổng số ca bệnh (được báo cáo và không được báo cáo) được tìm thấy trong cộng đồng dân cư. Trong đó, họ áp dụng ước lượng tỉ lệ bệnh lây nhiễm bởi thực phẩm, hay đúng hơn là bệnh lây nhiễm bởi một vài con đường lây truyền khác. Cuối cùng, họ thêm các ước tính này vào mỗi tác nhân để đưa đến tổng ước tính bệnh lây nhiễm bởi thực phẩm do các tác nhân xác định.

1 Trong ước tính gánh nặng bệnh lây nhiễm bởi thực phẩm năm 2011, Scallan và các cộng sự đã sử dụng các tác nhân không xác định thay vì các tác nhân xác định.

          2 Trong ước tính gánh nặng bệnh lây nhiễm bởi thực phẩm năm 2011, Scallan và các cộng sự đã xem xét các ca chưa được báo cáo và bỏ sót. Mead và các cộng sự không phân biệt giữa các ca chưa được báo cáo và các ca bỏ sót và sử dụng thuật ngữ “chưa báo cáo”để mô tả cả hai tiến trình diễn biến bệnh tật.

Hình 7. Ước tính bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do các tác nhân xác định Năm 1999
 

Vì thiếu thông tin giám sát, Mead và các cộng sự không tính đến ước lượng bệnh đặc hiệu đối với một vài tác nhân chỉ thỉnh thoảng gây ra bởi thực phẩm hoặc không ước tính bệnh không lây nhiễm gây ra do thực phẩm bởi các tác nhân xác định (ví dụ: nấm, độc tố sinh vật biển, kim loại hoặc các loại độc tố vô cơ).

Ước tính bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do các tác nhân không xác định

Các tác nhân không được biết đưa vào trong 4 phân loại chung:

·Các tác nhân với dữ liệu không đủ để ước tính gánh nặng;

·Các tác nhân đã biết chưa được nhận ra như là một bệnh lây qua đường thực phẩm;

·Các vi trùng, hóa chất hoặc các chất khác biết có trong thực phẩm mà tính sinh bệnh chưa minh chứng;

·Các tác nhân chưa được mô tả.

Để ước tính bệnh lây truyền qua đường thực phẩm do các tác nhân chưa biết, Mead và cộng sự đã sử dụng các dữ liệu dựa vào triệu chứng từ 3 điều tra để ước tính tổng số ca bệnh viêm dạ dày ruột cấp (AGI) và rồi sau đó trừ đi số ca tính được bởi các tác nhân viêm dạ dày ruột đã biết. Cuối cùng, họ nhân số này với tỷ lệ bệnh quy kết trong quá trình lan truyền, sử dụng tần số tương đối của lan truyền bệnh đối với các tác nhân viêm dạ dày ruột đã biết như một hướng dẫn.

Hình 8. Ước tính bệnh lây qua đường thực phẩm do các tác nhân không xác định năm 1999
 

Ước tính số ca nhập viện và tử vong do bệnh lây nhiễm từ thực phẩm do các tác nhân xác định

Đối với mỗi tác nhân gây bệnh đã biết với dữ liệu giám sát sẵn có, Mead và cộng sự nhân số ca bệnh đã báo cáo với tỷ lệ nhập viện cho từng tác nhân đặc biệt từ dữ liệu giám sát, điều tra và dữ liệu của các vụ dịch. Các số liệu là gấp đôi để hiệu chỉnh cho trường hợp chưa được báo cáo. Họ nhân con số hiệu chỉnh với tỷ lệ bệnh lây truyền qua thực phẩm (mô tả trước đây). Cuối cùng, ước tính cho tất cả tác nhân được thêm vào cho tổng số ca nhập viện. Số ca tử vong được tính theo cùng cách này.

Hình 9. Ước tính số ca nhập viện và tử vong do bệnh lây truyền qua thực phẩm bởi các tác nhân đã xác định, 1999
 

Ước tính các ca nhập viện và tử vong do bệnh lây nhiễm từ thực phẩm gây ra do các tác nhân không xác định

Mead và cộng sự sử dụng tỷ lệ nhập viện trung bình vì viêm dạ dày ruột cấp, lấy dữ liệu từ 3 điều tra của quốc gia để ước tính tổng số ca viêm dạ dày ruột cấp nhập viện. Rồi họ trừ đi con số nhập viện ước tính do các tác nhân viêm dạ dày ruột cấp đã biết tác nhân. Cuối cùng, họ nhân con số hiệu chỉnh với tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm (đã mô tả trước đây). Ca tử vong đực ước tính giống như cách này, với tỷ lệ tử vong lấy từ dữ liệu tử vong do đa nguyên nhân (có giấy chứng nhận tử vong) theo dữ liệu tử vong tại bệnh viện.

Hình 10. Ước tính số ca nhập viện và tử vong* từ bệnh lây truyền qua thực phẩm do các tác nhân chưa xác định, năm 1999
 

*Tiến trình cho ước tính số ca nhập viện được lặp lại cho sô ca tử vong sử dụng số liệu chết do đa nguyên nhân tại bộ số liệu của bệnh viện.

Số liệu nguồn sử dụng để ước tính năm 1999

Mead và các cộng sự sử dụng 5 loại số liệu phổ biến của nguồn số liệu đểđưa ra ước tính năm 1999. tất cả các nguồn và nơi để thu thập số liệu theo từng cơ sở dưới đây:

1. Giám sát chủ động:(các cán bộ y tế chủ động thu thập số liệu từ các trung tâm y tế ở các khu vực và các địa phương, các phòng xét nghiệm, bệnh viện,…)

·Foodborne Diseases Active Surveillance Network (FoodNet)

2. Giám sát thụ động:(các cán bộ y tế dựa vào số liệu báo cáo của các trung tâm y tế ở các khu vực và các địa phương, các phòng xét nghiệm, bệnh viện,…để giám sát)

·National Notifiable Diseases Surveillance System (NNDSS)

·Public Health Laboratory Information System

·Gulf Coast States Vibrio Surveillance System

3. Giám sát bùng phát dịch:

·Foodborne Disease Outbreak Surveillance System

4. Điều tra:

·FoodNet Population Survey

·FoodNet Laboratory Survey

·National Ambulatory Medical Care Survey (NAMCS)

·National Hospital Ambulatory Medical Care Survey (NHAMCS)

·National Hospital Discharge Survey (NHDS)

·National Health and Nutrition Survey (NHANES)

·Tecumseh study

·Cleveland study

5. Số liệu thống kê (của chính phủ)

·Multiple-cause-of-death data (from US death certificates)

·US Census

Những cải tiến về số liệu và phương pháp phân tích năm 2011 và năm 1999 (21/12/10)
 

Ước tính năm 1999 sử dụng hầu hết phương pháp và nguồn số liệu có sẵn tại một thời điểm. Các ước tính hiện nay sử dụng phương pháp và nguồn số liệu chính xác hơn. Những cải tiến này đã chứng minh sự khác nhau hoàn toàn giữa 2 cách ước tính.

Dưới đây là 5 điểm cải tiến quan trọng trong phép ước tính năm 2011:

Tăng cỡ mẫu sử dụng để ước tính bệnh viêm dạ dày - ruột cấp

Nhờ vào sự đầu tư trong điều tra dân số của hệ thống FoodNet, số liệu 3 đợt điều tra quốc gia có sẵn để ước tính cho năm 2011: năm 2000-01, năm 2002-03 và năm 2006-07. Kết hợp cỡ mẫu của các đợt điều tra này thì được hơn 48.000 hộ gia đình – gấp 5 lần so với ước tính năm 1999. Cỡ mẫu đại diện lớn nên số liệu chính xác hơn.

Những bệnh chính ở Mỹ

Một vài bệnh được báo cáo ở Mỹ gây ra do thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do nguồn lây nhiễm nào đó ở những nước khác khi đang du lịch. Năm 2011, ước tính những bệnh lây nhiễm chủ yếu xảy ra do sử dụng thực phẩm ở Mỹ. Điều này quan trọng vì các nỗ lực để nâng cao tính an toàn cho thực phẩm tại Mỹ chỉ có thể ảnh hưởng lên gánh nặng bệnh tật gây ra bởi các thực phẩm nhiễm bệnh ở đây.

 
Cải tiến về số liệu đối với bệnh do Norovirus lây nhiễm bởi thực phẩm

Theo số liệu ước tính cho năm 2011, tỉ lệ bệnh do Norovirus lây nhiễm bởi thực phẩm là 26%, dựa trên số liệu từ các vụ dịch được báo cáo. Trong năm 1999, tỉ lệ này được ước tính là 40% nhưng tỉ lệ này dựa trên số liệu ít có tính xác thực.

Bởi vì Norovirus gây ra hàng triệu ca bệnh, nên việc giảm tỉ lệ bệnh này được quan tâm đối với bệnh lây nhiễm do thực phẩm, bằng cách giảm một lượng đáng kể trong ước tính tỉ lệ bệnh lây nhiễm do thực phẩm do 24 tác nhân được xác định gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp từ 36% xuống còn 25%.

Triển khai “cơ số nhân đặc biệt” đối với 31 tác nhân xác định

Đối với ước tính năm 1999, các nhà nghiên cứu đã giả định rằng số nhiễm với các triệu chứng tương tự (như là SalmonellaYersinia) có mức tương đương nhau về số chưa được chẩn đoán (underdiagnosis). Do vậy, một chỉ số nhân chung được áp dụng để ước tính các bệnh tật như nhau, ngay cảcó khi khác biệt. Đối với ước tính năm 2011, cơ số nhân đặc biệt được áp dụng cho 31 tác nhân gây bệnh đã được xác định. Các cơ số nhân này dựa trên một vài yếu tố, bao gồm:

·Tỷ lệ bệnh nghiêm trọng đối với một tác nhân cho trước (người bị nhiễm cúm tiêu hóa nặng - severe stomach flu) thường thì họ tìm đến các chăm sóc y tế và chỉ có những người ấy mới có thể bị ghi nhận vào dữ liệu giám sát;

·Tần suất và tỷ lệ mà những người có biểu hiện bệnh nhẹ đến nặng tìm đến nơi chăm sóc y tế và gởi một mẫu phân để xét nghiệm;

·Tần suất và tỷ lệ mà các xét nghiệm tại la bô cho các tác nhân gây bệnh. Không phải tất cả phòng xét nghiệm thử cho tất cả tác nhân gây bệnh;

·Độ nhạy của các xét nghiệm la bô đối với các tác nhân gây bệnh (đối với các xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh thật sự có trong mẫu bệnh phẩm);

 
Việc ứng dụng và triển khai các cơ số nhân đặc hiệu cho 31 tác nhân gây bệnh đã biết giúp cho quá trình ước tính chính xác hơn đối với mỗi tác nhân gây bệnh đã biết và cuối cùng con số ước tính chung đối với bệnh lây truyền qua thực phẩm chính xác hơn.

Giải thích nguyên nhân gây ra số liệu không đầy đủ

CDC sử dụng nhiều nguồn số liệu với nhiều mức độ tin cậy khác nhau để xác định và đưa ra ước tính về bệnh lây truyền qua con đường thực phẩm, số nhập viện và tử vong. Đối với mỗi uowcs tính, CDC sử dụng một công thức để tính ảnh hưởng cộng dồn (cumulative effect) của tất cả số liệu không chắc chắn trong nguồn số liệu đầu vào.

Các kết quả có giới hạn tin cậy trên và dưới 90%. Điều này có nghĩa là có độ tin cậy 90% cho các con số thực nằm trong khoảng giới hạn trên và dưới. Năm 1999, không có phép tính này.

Vẫn cần cải tiến và đổi mới trong ước tính

Sự cải tiến và đầu tư trong tương lai đến trong việc phân tích và giám sát số liệu có thể giuos làm tăng con số ước tính chính xác.

Các nổ lực trong thời gian đến cũng có thể coh phép định lượng trực tiếp bệnh gây ra bởi các tác động lâu dài của nhiễm trùng và nhiễm độc lây qua đường thực phẩm và để ước tính chi phí kinh tế liên quan đến bệnh.

Phân lọc và ước tính về bệnh lây truyền qua thực phẩm trong tương lai

Dù sự đầu tư đã được tiến hàn trong thập niên qua đã cải thiện đáng kể và cải tiến làm cho con số ước tính chính xác vào năm 2011, Tuy nhiên, sự giới hạn vẫn còn phải quan tâm hơn nữa trong tương lai đến. Chẳng hạn:

·Thông tin phải chi tiết hơn về căn bệnh do Norovirus sẽ thông báo tốt hơn về con số ước tính trong tương lai nhờ vào các số liệu và nghiên cứu giám sát cải thiện có sẵn tại Mỹ. Hầu hết các số liệu đều nằm dưới con số ước tính từ các quốc gia khác; 

·Thông tin cải thiện về số ca bệnh viêm dạ dày ruột cấp được báo cáo do phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại với FoodNet sẽ cần thiết để giúp cho chúng ta nhận thức rõ có hay không có thể gây ra bởi các tình trạng không nhiễm trùng; 

·Cần lọc lại ước tính về mức độ số liệu tử vong và con số nhập viện.

Tính toán con số bệnh tật gây ra bởi một số tác nhân không đặc hiệu không dẫn đến bệnh viêm dạ dày ruột cấp, như các bệnh không nằm trong danh mục con số ước tính hiện nay.
 

Số liệu và thay đổi trong phương pháp phân tích giữa năm 2011 so với năm 1999

Theo ước tính của CDC 2011, con số nhập viện và tử vong do bệnh truyền qua thực phẩm tại Mỹ chính xác hơn những con số ấn bản vào năm 1999. Phương pháp được sử dụng cho ước tính vào năm 2011 là khác biệt so với năm 1999.

Qua hơn 1 thập niên, sự đầu tư đã cung cấp nguồn dữ liệu và phương pháp tốt hơn. Tác giả Scallan và cộng sự sử dụng phương pháp phân tích chính xác hơn đối với các mô hình chưa chính xác. Các khác biệt này có nghĩa không có so sánh từng mặt mà có thể so sánh và ước tính song đôi giữa các tác nhân.

Ước tính bệnh năm 2011, các ca nhập viện và tử vong do bệnh lây nhiễm từ thực phẩm tại Mỹ thể hiện sự cải tiến về số liệu và phương pháp phân tích chính xác so với năm 1999. 

Có lẽ điều quan trọng nhất, các ước tính mới và theo từng tầng của các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng quan trọng nhất, (“tác nhân gây bệnh”) đã gây bệnh lây qua đường thực phẩm. Về sau, CDC sẽ sử dụng dữ liệu năm 2011 để phát triển ước tính tỷ lệ mắc bệnh có thể góp phần vào các thực phẩm đặc biệt.

Các ước tính đặc biệt hơn có thể giúp chính sách thông báo và ưu tiên về điều luật trong ngăn ngừa bệnh tật trong tương lai.

Bảng số liệu dưới đây sẽ chỉ ra các khác biệt chính trong số liệu và phương pháp giữa ước tính mới và ước tính đã ấn bản vào năm 1999 và làm thế nào chúng tác động lên con số ước tính bệnh tật, số nhập viện và tử vong do bệnh tại Mỹ.

Ước tính năm 1999

Ước tính năm 2011

Khác biệt

Ước tính bệnh viêm dạ dày - ruột cấp năm 2011: chính xác hơn

Sử dụng số liệu điều tra dân số năm 1996–1997 của FoodNet từ các nghiên cứu của Mỹ được làm trước năm 1980

Sử dụng số liệu điều tra của FoodNet trong 3 năm gần đây nhất: 2000–2001, 2002–2003, và 2006–2007

Cao hơn 5 lần = cỡ mẫu năm 2011 (> 48.000) so với ước tính năm 1999. Cỡ mẫu lớn hơn dẫn đến dữ liệu chính xác hơn.

- Định nghĩa giới hạn hơn giảm tỷ lệ viêm dạ dày ruột cấp.

- Số lượng người trả lời lớn hơn ngoại trừ giảm tỷ lệ viêm dạ dày ruột cấp.

Báo cáo bất kỳ nôn mửanào bao gồm trong định nghĩa viêm dạ dày ruột cấp.

Báo cáo nôn mửa < 1 ngày hoặc người bệnh không có hạn chế hoạt động ngoại trừ định nghĩa viêm dạ dày ruột cấp.

25% = tỷ lệ người trả lời bị loại khỏi ước tính viêm dạ dày ruột cấp vì họ báo cáo ho hoặc viêm họng.

38% =Tỷ lệ người trả lời bị loại khỏi ước tính viêm dạ dày ruột cấp do họ báo cáo ho hoặc viêm họng.

0.79 = Tỷ lệ viêm dạ dày ruột cấp/ người/ năm

0.60 = Tỷ lệ viêm dạ dày ruột cấp/ người/ năm

211 triệu năm 1999 giảm đến 178.8 triệu vào năm 2011 = giảm số ước tính toàn bộ số viêm dạ dày ruột cấp.

Ước tính các bệnh lây nhiễm do thực phẩm chính thu thập được tại Mỹ năm 2011

Bao gồm các bệnh lý liên quan đến du lịch quốc tế.

Ngoại trừ các bệnh lý liên quan đến du lịch quốc tế.

Ước tính bị giới hạn bởi bệnh lây truyền qua đường thực phẩm mắc phải trong nước, điều này làm giảm con số bệnh nhiễm trùng qua đường thực phẩm vào năm 2011 so với năm 1999.

Ước tính năm 2011 chỉ ra giảm tỉ lệ bệnh được xác định là bệnh lây nhiễm do thực phẩm

40% = tỷ lệ bệnh do Norovirus được ước tính do lây truyền qua thực phẩm.

26% = tỷ lệ bệnh do Norovirus được ước tính do lây truyền qua thực phẩm.

Vì bệnh do norovirus gây ra một số lớn bệnh nhân, sự giảm này dẫn đến một bước giảm đáng kể trong tỷ lệ bệnh từ tất cả nguyên nhân viêm dạ dày ruột đã biết, ngược lại giảm tỷ lệ các bệnh do tác nhân không đặc hiệu được ước tính là lây qua đường thực phẩm. 76 triệu người năm 1999 xuống còn 47.8 triệu người năm 2011 = giảm trong toàn bộ con số ước tính bệnh lây truyền qua thực phẩm.

36% = Tỷ lệ tác nhân viêm dạ dày ruột được biết và các tác nhân không xác định ước tính do lây truyền qua thực phẩm.

25% = Tỷ lệ tác nhân viêm dạ dày ruột được xác định và tác nhân không đặc hiệu ước tính do lây truyền qua thực phẩm.

Ước tính năm 2011 đối với bệnh gây ra bởi các tác nhân xác định: chính xác hơn

15% = tỷ lệ người trả lời điều tra có biểu hiện tiêu chảy máu trong phân tìm đến cơ sở y tế.

35% = Tỷ lệ người trả lời điều tra có tiêu chảy máu tìm đến cơ sở y tế.

Ước tính cao hơn, chính xác hơn số tìm đến cơ sở y tế được sử dụng với cơ số nhân để hiệu chỉnh đối với trường hợp chưa chẩn đoán, dẫn đến ước tính bệnh thấp hơn, ước tính các tác nhân gây bệnh đã biết.

12% = tỷ lệ người trả lời không có tiêu chảy ra máu.

18% = tỷ lệ người trả lời điều tra có kèm theo tiêu chảy không có máu tìm đến cơ sở y tế.

Ước tính năm 2011 sử dụng “điều chỉnh số liệu” bằng cơ số nhân đặc hiệu với mỗi tác nhân

Các cơ số nhân chính gốc được sử dụng để hiệu chỉnh cho số liệu chưa báo cáo (underreport) dựa trên sự tương tự về triệu chứng của các tác nhân gây bệnh đã biết.

Các cơ số nhân đặc hiệu cho tác nhân bệnh được sử dụng để hiệu chỉnh các dữ liệu chưa báo cáo và chưa chẩn đoán (under-reporting, under-diagnosis).

Các cơ số nhân đặc hiệu tác nhân gây bệnh giúp cho việc ước tính chính xác hơn.

Ứơc tính mô hình “không chắc chắn” trong năm 2011

Điểm ước tính được tính toán không theomô hình chắc chắn.

Mô hình không chắc chắn đối với mỗi ước tính, dẫn đến khoảng tin cậy cho mỗi con số.

Khoảng tin cậy chỉ ra một khả năng 90% con số thật nằm trong khoảng trình bày.

·Ước tính năm 2011 thể hiện sự cải tiến trong số liệu và phương pháp phân tích, mà điều này đã xảy ra ở thập kỷ trước. Không khác với nghiên cứu hiện nay, nghiên cứu năm 1999 đã sử dụng số liệu và phương pháp có sẵn đáng tin cậy nhất tại một thời điểm;

·5 hay 10 năm kể từ giờ, khi họ ước tính bệnh, số nhập viện và tử vong do bệnh lây truyền qua thực phẩm tại Mỹ, ước tính sẽ cải tiến hơn dựa vào nguồn số liệu và các phương pháp cải tiến sẽ giúp cho tính chính xác hơn;

·Mặc dù chúng tôi không thể so sánh các ước tính này với nhau để xác định xu hướng chung, nhưng chúng tôi có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các báo cáo dựa trên thông tin số liệu của FoodNet về xu hướng một số bệnh truyền nhiễm quan trọng, những bệnh thường có liên quan đến thực phẩm;

·Báo cáo hàng năm từ mạng lưới giám sát Foodborne Diseases Active Surveillance Network (FoodNet) cung cấp các hướng đo lường bệnh tật tốt nhất. Mặc dù báo cáo chỉ gồm một phần các tác nhân gây bệnh ước tính, song nó cho phép chúng ta thấy được sự thay đổi qua thời gian đối với các tác nhân gây bệnh qua đường thực phẩm quan trọng này;

·Theo báo cáo của 2010 FoodNet, các dữ liệu sơ bộ từ năm 2009 gồm tỷ lệ nhiễm ít nhất là thấp hơn 25% đối với Shigella, Yersinia, STEC (Shiga toxin–producingE. coli) O157, CampylobacterListeria so với 10 năm trước đây; Salmonellachỉ thấp hơn 10%. Về cơ bản, tỷ lệ đối với Vibrio cao hơn ở năm 2009 so với giai đoạn 1996–1998.

Diễn biến bệnh lây nhiễm do thực phẩm tại Mỹ từ năm 1996 – 2009
 

·Vì quá trình cải thiện nguồn số liệu sử dụng để phát triển ước tính về bệnh lây truyền qua thực ohaamr vào năm 2011, họ không thể so sánh với ước tính diễn biến năm 1999. Ước tính CDC mới là có sự khác biệt so với cách nay 10 năm.

·Hơn 10 năm qua, CDC đã trình bày qua hệ thống FoodNet một sự giảm 20% về bệnh gây ra bởi các tác nhân gây bệnh lần theo dấu vết truy tìm. Xu hướng này đi xuống là do, ít nhất một phần theo các nổ lực và cố gắng cải tiến về mặt công nghệ cũng như đưa ra những điều luật để nâng cao tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm. điêu này có bệnh lây truyền qua đường thực phẩm cũng giảm thông qua đầu tư các xét nghiệm phát hiện, ngăn ngừa, giáo dục và các nổ lực trong phòng chống;

·Những thay đổi theo thời gina về số người bị bệnh do lây truyền qua thực phẩm được xác định bằng các xét nghiệm la bô;

·FoodNet* cung cấp các biện pháp tốt nhất để đánh giá về bệnh lây truyền qua thực phẩm. Có thể sử dụng các báo cáo theo dữ liệu FoodNet đối với thông tin về xu hướng bệnh tật gây ra bởi các vi sinh vật thường gây bệnh qua đường thực phẩm. Báo cáo hàng năm trên chương mục CDC’sMorbidity and Mortality Weekly Report (MMWR), mô tả số người nhiễm, xác định bằng xét nghiệm phát hiện các tác nhân và cho phép CDC thấy được các thay đổi theo thời gian của các nhân gây bệnh quan trọng này.
 

*Mạng lưới Foodborne Diseases Active Surveillance Network, hay gọi là FoodNet, là một hệ thống giám sát thu thập thông tin về từ các vùng của 10 bang, gây ra bởi các vi sinh vật thường lây truyền qua đường thực phẩm. FoodNet cố gắng truy tìm các thủ phậm ở từng la bô về các ca bệnh có mầm bệnh xác định bởi 7 loại vi khuẩn và 2 loại ký sinh trùng trong một vùng đặc biệt đại diện cho 15% dân số Mỹ (46 triệu người). Điều này được thiết kế để phát hiện mọi người tại 10 vùng đi đến gặp tại cơ sở y tế, có mẫu để test và được chẩn đoán nhiễm trùng như thế nào.

Hình dưới đây chỉ ra tỷ lệ nhiễm trùng với 5 tác nhân gây bệnh dưới hệ thống giám sát FoodNet từ khi bắt đầu với FoodNet năm 2009, so sánh với thời gian 1996 - 1998. Các điểm trên có đường tham chiếu (tỷ lệ tương đối= 1) chỉ ra tăng tần suất; những điểm dưới chỉ ra giảm tỷ lệ. Các biểu đồ này không chỉ ra có hay không thay đổi về tỷ lệ mắc mới có ý nghĩa thống kê. Hình ảnh dưới đây mô tả rõ ràng tỷ lệ tương đối về nhiễm trùng được xác định với các tác nhân Campylobacter, STECO157,Listeria, Salmonella, Vibrio so với tỷ lệ giai đoạn năm 1996–1998, theo từng năm - Foodborne Active Surveillance Network, Mỹ, 1996–2009.

1Shiga toxin-producingEscherichia coli

Những thay đổi về tỷ lệ mắc mới các vi khuẩn tại Mỹ 2009 so với giai đoạn 1996–1998

Các báo cáo sơ bộ về FoodNet 2010 mô tả những kết quả từ năm 2009 và so sánh chúng với dữ liệu từ hai giai đoạn: (1) ở ba năm đầu của hệ thống giám sát FoodNet (1996 – 1998) và (2) số liệu gần nhất trong 3 năm gần đây (2006 – 2008). Phân tích này chỉ ra tiến triển và thử thách đối với nhiều tác nhân gây bệnh lây qua đường thực phẩm qua 10 năm nay. Chẳng hạn:
 

·Kể từ khi bắt đầu giám sát theo mạng lưới FoodNet năm 1996, CDC đã tìm thấy một sự giảm đáng kể nhiễm trùng gây ra bởi 6/7 loại tác nhân gây bệnh được truy tìm được như Yersinia, Shiga toxin - producingEscherichia coli(STEC) O157,Shigella, Salmonella, Listeria, Campylobacter;

·Salmonella, được chẩn đoán thường gặp nhất và báo cáo về bệnh nhiễm trùng qua đường thực phẩm, tiếp tục là những thử thách. Tỷ lệ mắc mới về Salmonella đã giảm chỉ còn 10% kể từ khi có giám sát theo FoodNet triển khai;

·Tỷ lệ nhiễm trùng thực chất đối với Vibrio cao hơn ở năm 2009 so với 1996-1998;

·Tỷ lệ nhiễm thấp hơn ít nhất 25% đối với Shigella, Yersinia, CampylobacterListeria hơn so với cách nay 10 năm;

·Tỷ lệ nhiễm với STEC O157, gây ra bởi hầu hết các thể nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng qua thực phẩm, giảm đến 25% vào năm 2009 so với 3 năm gần đây nhất, đạt đến mức thấp nhất kể từ năm 2004.

 

Ngày 04/08/2011
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang và Cn. Võ Thị Thu Trâm  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích