Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 3 7 0
Số người đang truy cập
1 7 6
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Những rau quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu

Nếu bạn đang ăn món rau cần tây “phi hữu cơ” (có dùng phân bón, thuốc trừ sâu), cơ thể bạn có thể đã phải tiêu hóa thêm tới 67 loại thuốc trừ sâu, theo một báo cáo mới nhất của Nhóm Làm việc vì môi trường Mỹ (EWG).

Tổ chức phi lợi nhuận này luôn tập trung vào các vấn đề sức khỏe cộng đồng, đã truy tìm gần 100.000 báo cáo về thuốc trừ sâu của Bộ Nông nghiệp Mỹ và tổ chức Quản lý Thực phẩm và Thuốc Mỹ nhằm xác định xem những loại quả và rau nào có nguy cơ dư thừa hóa chất nhiều nhất và ít nhất.

Những rau quả dễ và khó nhiễm thuốc trừ sâu

 Trong đó các loại rau quả bẩn nhất đều có chứa 47-67 loại thuốc trừ sâu trong mỗi khẩu phần. Những thực phẩm này được cho là có nguy cơ cao vì vỏ mềm và dễ hấp thụ nhiều thuốc trừ sâu hơn. Đó là 12 rau quả sau:


1.Cần tây

2.Đào

3.Dâu tây

4.Táo

5.Nam việt quất

6.Quả xuân đào

7.Ớt chuông ngọt

8.Rau chân vịt

9.Quả anh đào

10.Khoai tây

11.Nho nhập khẩu

12.Xà lách

 

Không phải tất cả các loại rau quả “phi hữu cơ” đều có hàm lượng thuốc trừ sâu cao. Một số rau quả có một lớp vỏ rất mạnh mà có thể chống lại được sự ô nhiễm thuốc trừ sâu. Đó là 15 rau quả sạch (có rất ít hoặc không có thuốc trừ sâu) dù là trồng hữu cơ hay “phi hữu cơ”:


1.Hành tây

2.Quả bơ

3.Ngô ngọt

4.Dứa

5.Xoài

6.Lê ngọt

7.Măng tây

8.Quả kiwi

9.Bắp cải

10.Quả cà

11.Dưa vàng

12.Dưa hấu

13.Bưởi chùm

14.Khoai lang

15.Hành ngọt


Thuốc trừ sâu là gì?

Thuốc trừ sâu là sự pha trộn của các hóa chất dùng để tiêu diệt hay ngăn chặn các loài côn trùng, bệnh tật và cỏ dại mà có thể ảnh hưởng tới mùa màng. Theo khảo sát, 45% vụ mùa trên toàn thế giới có thể bị đe dọa mất trắng do các yếu tố kể trên và vì thế nông dân phải tính tới việc dùng thuốc trừ sâu.

“Thuốc trừ sâu được tạo ra để tiêu diệt nhiều thứ. Tại sao chúng ta phải đợi tới 20 năm mới phát hiện ra rằng chúng không tốt cho sức khỏe con người”, Amy Rosenthal, làm việc tại EWG nhấn mạnh.

Vậy một lượng nhỏ thuốc trừ sâu có gây hại cho cơ thể?

Theo khuyến nghị chính thức của Chính phủ Mỹ: việc nạp một lượng nhỏ thuốc trừ sâu không gây hại nhưng một số nghiên cứu lại chỉ ra sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và các vấn đề sức khỏe như ung thư, chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh; đặc biệt, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.

Một số bác sĩ cảnh báo rằng sự tăng trưởng của não bộ trẻ em có thể bị tổn thương do thuốc trừ sâu trong thực phẩm. “Não bộ của một đứa trẻ phát triển rất nhanh, với tốc độ phi thường, và nếu thuốc trừ sâu vào được não, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng não bộ”, BS Phillip Landrigan, chủ tịch Khoa phòng ngừa, Trường Y Mount Sinai (Mỹ), nói.

Có thể rửa trôi thuốc trừ sâu?

Không hẳn. Các thử nghiệm cho thấy có một số loại thuốc trừ sâu tìm thấy trên bề mặt rau quả nhưng một số khác lại theo rễ đi vào các bộ phận khác của cây trồng và vì thế không thể rửa sạch.

“Rửa không giải quyết được vấn đề nhưng gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể”, BS Landrigan khuyên.

Tất cả các loại rau quả tươi, có hay không phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt, đều cần được rửa dưới vòi nước chảy để gột sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại. Và các chuyên gia sức khỏe đồng ý rằng nếu ăn các loại rau quả có trong danh sách “Mười hai loại rau quả bẩn” thì tốt nhất là nên chọn loại được trồng hữu cơ.

“Nếu đủ khả năng, chỉ nên ăn rau quả hữu cơ bởi chỉ cần ăn các thực phẩm sạch này trong 2 tuần là giảm 95% lượng thuốc trừ sâu trong cơ thể”, Landrigan nói.

Ngày 31/08/2011
Theo Nhân Hà (Báo Dân trí; CNN)  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích