Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 6 8 9 9
Số người đang truy cập
5 1 0
 Hoạt động hợp tác Dân tộc thiểu số
Người dân tộc thiểu số La Hủ

Người dân tộc thiểu số La Hủ còn có các tên gọi khác Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy, Cọ Sọ, Nê Thủ; trong đó tên gọi La Hủ hay Ladhulsi (La Hủ tộc) hoặc Kawzhawd là những tên tự gọi. Người dân tộc thiểu số La Hủ sinh sống tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Lào. Họ sử dụng tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến, ngữ hệ Hán-Tạng, gần với tiếng Miến hơn.

Dân số và địa bàn cư trú

Tại Việt Nam, dân tộc thiểu số La Hủ là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam. Theo số liệu điếu tra năm 1999, ở Việt Nam có khoảng 6.874 người dân tộc La Hủ sinh sống tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, gồm 3 nhóm địa phương là La Hủ Sư (La Hủ vàng), La Hủ Na (La Hủ đen) và La Hủ Phung (La Hủ trắng). Theo Tổng điếu tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc La Hủ tại Việt Nam có dân số 9.651 người, cư trú tại 16 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Đại đa số người dân tộc La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu với 9.600 người, chiếm tỷ lệ 99,47% tổng số người La Hủ tại Việt Nam. Ngoài ra họ còn sinh sống ở Thái Nguyên 20 người, các tỉnh còn lại có khoảng dưới 10 người...

Tại Trung Quốc, người La Hủ cũng là một trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận với tên gọi là Lạp Hỗ, theo tiếng Hán là Lāhùzú; theo tiếng Hán-Việt là Lạp Hỗ tộc. Ở Trung Quốc người La Hủ sống ở tỉnh Vân Nam với hơn 410.000 người.

Tại các quốc gia khác, người dân tộc La Hủ sinh sống ở Thái Lan, Myanmar và Lào. Có khoảng 25.000 người dân tộc La Hủ ở Thái Lan và họ là một trong số 6 bộ tộc miền núi chủ yếu của nước này. Ở Lào, theo số liệu năm 1985, có 15.618 người La Hủ sinh sống.

Về ngôn ngữ, đặc điểm quan hệ xã hội và kinh tế

Ngôn ngữ sử dụng của người dân tộc La Hủ gần với ngôn ngữ của người dân tộc Dithuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến của hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Chữ viết của người dân tộc La Hủ sử dụng bộ chữ cái Latinh.

Người dân tộc La Hủ cư trú phân tán thành nhiều xóm bản nhỏ với thành phần dân cư thay đổi thường xuyên do lối sống du canh. Xã hội chưa có sự phân hoá giàu nghèo. Người phụ nữ được tôn trọng trong gia đình nhưng ít có vai trò trong xã hội. Quan hệ dòng họ lỏng lẻo, không có người đứng đầu dòng họ và không có nghi lễ cúng bái cho cả họ. Một số mang tên chim, thú nhưng nhiều họ khác không còn ai nhớ ý nghĩa.

Về kinh tế, trước kia người dân tộc La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Người La Hủ chủ yếu làm nương du canh với nhịp độ luân chuyển cao. Gần đây họ chuyển dần sang trồng lúa trên ruộng bậc thang. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã phát triển trồng cây lúa nước, lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng trâu để cày kéo. Săn bắt, đánh cá, hái lượm có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế. Người đàn ông dân tộc La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia... bằng mây rất giỏi và đa số đều biết nghề rèn. Người La Hủ nổi tiếng về nghề đan lát mâm cơm, ghế mây, rèn các dụng cụ dùng trong gia đình.

Về hôn nhân gia đình, tục lệ ma chay, thờ cúng

Trong hôn nhân, trai gái người dân tộc La Hủ được phép tự do yêu đương khi đến tuổi lập gia đình. Theo phong tục người La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình. Việc cưới hỏi được tiến hành qua nhiều bước. Số lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái bắt buộc phải có thịt sóc. Ở gia đình người dân tộc La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Sau lễ cưới, cô dâu cư trú bên chồng. Tuy nhiên, tập tục người rể phải ở gia đình nhà vợ từ 2 đến 3 năm, sau đó mới được đưa vợ về ở hẳn với mình vẫn còn tồn tại đối với những chàng trai không sắm đủ đồ xin cưới, nhất là bạc trắng.Người phụ nữ dân tộc La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình với sự giúp đỡ của mẹ chồng hay chị em gái. Sau khi sinh 3 ngày, đứa bé được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé. Tên của trẻ sơ sinh thường được đặt theo ngày sinh, do vậy trong cộng đồng người dân tộc La Hủ việc đặt trùng tên khá phổ biến. Nếu thấy trẻ lâu lớn hoặc hay đau ốm, có thể làm lễ đổi tên khác.

Theo tục lệ ma chay, khi trong nhà có người chết, họ thường bắn súng để đuổi ma và báo cho họ hàng, làng xóm biết, người chết được chôn trong quan tài độc mộc. Quan tài thường là một khúc gỗ bổ đôi, khoét rỗng cả hai nửa. Ngày giờ đi chôn được lựa chọn cẩn thận. Trên mộ không dựng nhà mồ và không có hàng rào bảo vệ. Người dân tộc La Hủ không có nghĩa địa cố định. Thời hạn để tang của con cái đối với cha mẹ là ba năm nhưng không có các dấu hiệu đặc biệt trên trang phục hay đầu tóc.

Người dân tộc La Hủ thờ cúng tổ tiên, bố mẹ và những người thân đã mất chỉ vào các dịp cúng cơm mới, ngày tết tháng bảy hay gieo xong lúa nương, khi cưới xin, ma chay. Họ không có tập tục cúng vào ngày giỗ. Lễ vật duy nhất dâng cho tổ tiên là cơm gói trong lá rừng. Mặc dù là cư dân hái lượm nhưng vào dịp tết cơm mới, đầu tháng 10 hay tháng 11, họ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây cỏ tốt quanh năm. Quan niệm về sự sống và cái chết là do trời định. Ở trên trời có hai căn nhà, một gọi là nà đề (nhà ốm), một gọi là xơ đề (nhà chết). Nếu hồn của người nào lên đến xơ đề thì nhất định sẽ chết. Còn nếu hồn của người nào lên tới nà đề thì phải làm lễ cúng xin hồn về để được sống lâu hơn. Người ta tin mỗi người chỉ sống trong một hạn tuổi đã định ngay từ khi mới đẻ ra nhưng cũng có thể sống vượt quá hạn đó nếu như tổ chức lễ cúng di chá. Họ cần phải bói để tìm nguyên nhân giải hạn này.

Về văn hóa, nhà cửa, trang phục

Xưa kia, người dân tộc La Hủ không có chữ. Hiện nay, học sinh đã được học chữ quốc ngữ. Người La Hủ sử dụng lịch truyền miệng chia năm thành 12 tháng, mỗi tháng tương ứng với một con vật. Họ biết nhiều cây thuốc trên rừng. Ðể giữ bí mật và mong sự linh nghiệm của những cây thuốc, người ta thường phủ lên trên những nghi lễ, tín ngưỡng. Mỗi lần định đi hái thuốc họ giữ kín cả buổi không nói chuyện với ai, bất chợt lẻn vào rừng không cho người khác biết.

Người dân tộc La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Họ thích nghe và sử dụng thành thạo khèn, thanh niên thích thổi khèn bầu. Các bài hát tuy thường dùng tiếng dân tộc Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng. Ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật như hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó, lợn, sóc, trâu... Chiều chiều, trẻ em thường quây quần bên đống lửa quanh nhà, bên bờ suối vừa chơi, vừa hát, gõ cây làm nhịp.

Người dân tộc La Hủ đã chuyển từ ăn ngô, cơm nếp sang chủ yếu cơm tẻ, thích dùng các loại thịt chim, thú do săn bắn được, cá bắt ở khe suối, măng chua, canh đậu, bầu bí.

Người dân tộc La Hủ trước đây thường làm nhà, lều rải rác ở ngay trên nương, trên núi cao thuộc hai xã Pa Ủ và Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhà lợp lá, lá vàng lại chuyển đi nơi khác nên người La Hủ mới có tên Xá lá vàng; nhà được lập trên sườn núi thành từng thôn bản. Họ thực hiện việc định canh định cư; có một số thôn bản chuyển xuống ở địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, ngày nay người dân tộc La Hủ đã làm nhà ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách ngăn bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình. Hiện nay, người dân tộc La Hủ phổ biến ở nhà trệt hoặc trình tường bằng đất hoặc ván. Bếp, nhà thờ và giường ngủ của gia đình bao giờ cũng ở chung một gian.

Trong trang phục, người nam giới dân tộc La Hủ mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc. Người phụ nữ mặc quần, ngày thường mặc áo dài xuống tới cổ chân, ngày lễ tết mặc thêm áo ngắn. Ở cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, có đính thêm xu bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ. Người dân tộc La Hủ không có truyền thống trồng bông. Trước đây, phụ nữ thường đem thịt thú rừng, nấm hương, thuốc phiện và các lâm thổ sản quý đổi lấy vải của các dân tộc khác hoặc đổi lấy bông để tự dệt thành vải. Phụ nữ mặc quần áo dài. Mặc hai lớp áo, áo trong tay dài, cài khuy bên nách phải, áo ngoài tay ngắn, cài khuy giữa ngực. Ngày thường họ chỉ mặc áo dài, ngày lễ, tết mặc thêm áo ngắn ra ngoài. Người dân tộc La Hủ quen dùng gùi đan bằng mây, giang, có hai quai đeo vai để mang vát trong điều kiện địa hình rất dốc. Hon là dụng cụ thường dùng để địu trẻ con khi đi lao động hay lúc làm việc.

Ngày 24/10/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích