Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 7 4 7 5
Số người đang truy cập
5 6 2
 Hoạt động hợp tác Dân tộc thiểu số
(ảnh sưu tầm)
Người dân tộc Lào tại Việt Nam

Người dân tộc Lào là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam. Họ còn có các gọi tên khác là Lào Bốc hoặc Lào Nọi. Dân tộc Làosử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.

 

Dân số và địa bàn cư trú

Người dân tộc Lào tại Việt Nam cư trú chủ yếu tập trung tại các huyện Điện Biên, Phong Thổ, tỉnh Điện Biên; huyện Sông Mã, tỉnh Sơn la; huyện Than Uyên, tỉnh Lào Cai. Theo điều tra dân số năm 1999, dân tộc Lào tại Việt Nam có 11.611 người.Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người dân tộc Lào tại Việt Nam có dân số 14.928 người; cư trú tại 42 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Họ cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu 5.760 người, chiếm tỷ lệ 38,6% tổng số người Lào tại Việt Nam, tỉnh Điện Biên 4.564 người, chiếm tỷ lệ 30,6% tổng số người Lào tại Việt Nam, tỉnh Sơn La 3.380 người, chiếm tỷ lệ 22,6% tổng số người Lào tại Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh 433 người, tỉnh Đăk Lăk 275 người...

Về đặc điểm kinh tế, hôn nhân gia đình

Phần lớn người dân tộc Lào tại Việt Nam làm ruộng nước là chính với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và công trình thủy lợi. Nghề phụ gia đình của người dân tộc Lào như dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc... khá phát triển.

Trong hôn nhân gia đình, người dân tộc Lào thường mang các họ Lò, Lường, Vi... như người Thái; mỗi họ có sự kiêng kỵ riêng. Con cái lấy họ theo cha. Tàn dư gia đình lớn chỉ còn thấy ở một số nơi hẻo lánh. Hôn nhân phổ biến là hình thức gia đình nhỏ, một vợ một chồng. Theo tập tục cũ, các chàng trai phải ở rể vài năm rồi mới được đưa vợ về nhà mình hoặc ra ở riêng. Hiện nay, tập tục ở rể đã giảm dần.

Về tục lệ ma chay, văn hóa, nhà cửa

Trong tập tục ma chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Riêng người đứng đầu mường, bản dưới chế độ cũ khi chết thì được thiêu xác.

Văn hóa trong xã hội người Lào có những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca. Họ ghi chép lại truyện cổ và các điệu dân ca quen thuộc. Trong vốn văn nghệ dân gian của dân tộc Lào có cả ảnh hưởng văn nghệ dân gian của dân tộc Thái. Người dân tộc Lào thường múa Lăm vông trong các dịp liên hoan, lễ hội...

Đối với nhà cửa, người dân tộc Lào sống định cư, có bản đông tới cả trăm nhà. Nhà ở thường rộng lòng, thoáng đãng, chắc chắn; cây cột chính ở cạnh bếp đun và các cột, kèo, được chạm khắc trang trí. Nóc nhà có mái cao, uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng thành hình mai rùa.

Về trang phục

Phong cách trang phục của người dân tộc Lào gần giống với người dân tộc Thái, ít có cá tính của tộc người. Đây là dân tộc thiểu số tại Việt Nam nhưng lại là dân tộc đa số ở quốc gia Lào nên không tiêu biểu cho một phong cách về trang phục. Có những bộ trang phục của người dân tộc Lào mang phong cách khác lạ.

Trang phục nam của người đàn ông dân tộc Lào thường xăm hình chữ “vạn” vào cổ tay và thường xăm hình con vật vào đùi.

Trang phục nữ của người phụ nữ dân tộc Lào nổi tiếng với việc sử dụng sản phẩm của những người dệt vải khéo tay. Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thêu nhiều hoa văn sặc sỡ. Dùng kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở vùng Sông Mã. Ở vùng Điện Biên, áo giống với áo cùng loại của người dân tộc Khơ Mú láng giềng. Các cô gái dân tộc Lào chưa có chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ người dân tộc Lào dùng khăn Piêu. Khi không đội khăn, phụ nữ Lào thích cài nhiều trâm bạc và búi tóc. Người phụ nữ Lào thích đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay.

Ngày 04/11/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích