Ngộ độc thực phẩm tiếp tục diễn biến phức tạp
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng vì đại dương ấm hơn; Ngộ độc thực phẩm "càn quét" SEA Games; Xét nghiệm mới chống ngộ độc thực phẩm; Cảnh báo ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria monocytogenes ; Cả nước xảy ra 200 vụ ngộ độc thực phẩm /năm ; 171 Công nhân bị ngộ độc thực phẩm; Rau mùi chữa ngộ độc thực phẩm Nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng vì đại dương ấm hơn
Mật độ vi khuẩn gây bệnh tả và ngộ độc thực phẩm trong nước biển tăng đáng kể do nhiệt độ trong các đại dương tăng. 17 viện nghiên cứu hải dương tại châu Âu vừa công bố một báo cáo về hiện tượng ấm lên của các đại dương và những hậu quả của tình trạng đó. Báo cáo được tổng hợp từ hơn 100 dự án nghiên cứu do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Theo nội dung báo cáo, sự tăng lên của nhiệt độ trong các đại dương khiến Vibrio – chủng vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm, viêm ruột, nhiễm trùng máu, dịch tả - sinh sôi mạnh mẽ, AP đưa tin. “Tổn thất về sức khỏe do ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, uống nước chứa tác nhân gây bệnh có thể lên tới hàng triệu euro. Những điều kiện khí hậu đang đóng vai trò ngày càng lớn trong việc truyền bệnh dịch”, báo cáo khẳng định. Các nhà khoa học cũng mô tả hàng loạt hậu quả mà tình trạng ấm lên của đại dương gây nên – như băng tan, mực nước biển dâng, xói mòn bờ biển, sự tănglên về số lượng và sức mạnh của các cơn bão, hiện tượng axit hóa và giảm khí oxy trong nước biển. Tốc độ thay đổi của các đại dương cũng khiến các nhà khoa học lo ngại. “Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là mọi thay đổi trong các đại dương đang diễn ra nhanh hơn so với suy nghĩ của chúng ta”, Carlo Heip, giám đốc Viện Nghiên cứu biển của Hà Lan, phát biểu. Heip nói rằng chỉ trong vài thập kỷ, số lượng cá ở Biển Bắc đã thay đổi đáng kể, với việc nhiều loài cá lớn di chuyển về phía Bắc Cực trong khi các loài cá nhỏ không thay đổi môi trường sống. Giới khoa học bắt đầu chú ý tới sự gia tăng mật độ chủng vi khuẩn Vibrio từ thập niên 60. “Khi nhiệt độ ở Biển Bắc bắt đầu tăng vào cuối thập niên 80, mật độ vi khuẩn Vibrio cũng bắt đầu tăng. Vào năm 2006, số lượng người nhiễm bệnh viêm ruột ở vùng Baltic tăng lên cao hơn mức bình thường”, Heip cho biết. Katja Philippart, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu biển Hà Lan, nói rằng một số thay đổi trong đại dương có thể làm cho hiện tượng ấm lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn, tính axit của đại dương tăng khiến khả năng hấp thụ khí CO2 của tảo giảm. “Khi khả năng hấp thụ khí CO2 của tảo giảm, lượng CO2 trong khí quyển sẽ tăng, dẫn đến sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu”, Philippart giải thích Ngộ độc thực phẩm "càn quét" SEA Games Gần một nửa đoàn VĐV của 11 quốc gia dự SEA Games bị nạn tiêu chảy tàn phá sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực tới thành tích thi đấu của họ tại SEA Games 26. Sau bốn ngày khởi tranh, ngày càng có nhiều ca ngộ độc thực phẩm dẫn đến tiêu chảy được ghi nhận ở làng VĐV và xảy ra với nhiều đoàn thể thao khác nhau. Theo báo cáo, dịch tiêu chảy dường như đang lan rộng trong nhà ăn chính của làng VĐV. Đoàn thể thao Singapore ghi nhận có 22 VĐV, một nửa trong số đó là các VĐV bơi lội, đã dính chưởng sau khi ăn đồ ăn ở làng, còn bốn VĐV của một đội tuyển khác ở tại khách sạn bên ngoài làng VĐV cũng gặp tình trạng tương tự. Xạ thủ Jasmine Ser của Singapore cho biết cô bị rối loạn tiêu hóa một ngày trước khi bước vào thi đấu và không bảo vệ được tấm HCV nội dung 50m ba tư thế. Kể lại với phóng viên, xạ thủ 21 tuổi này cho biết: “Tôi rất thất vọng khi chúng tôi chỉ có vài món để lựa chọn hàng ngày, nhưng ngay cả như thế mà họ cũng không đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Món mỳ Spaghetti tôi ăn đã có vị lạ. Dù sao đó không phải là lời bào chữa cho thất bại của tôi trên trường bắn”. Với Thái Lan, họ có hơn 10 kình ngư thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh. Ngay cả HLV Ren Chunsheng cũng không ngoại lệ và ông cho biết: “Một số VĐV của tôi cứ chạy ra chạy vào từ 3h sáng”. Tình trạng đó khiến có nữ VĐV mất tới hơn 13 giây so với thành tích tốt nhất của cô để hoàn thành cự ly thi đấu 200m tự do nữ. Người Malaysia thông báo có 10 VĐV TDDC và bắn súng gặp nạn. Xạ thủ 22 tuổi Muhammad Ezuan đổ lỗi cho vị trí thứ 13 nội dung 10m súng trường hơi là do bị tiêu chảy: “Tất cả những gì tôi ăn vào đều chạy cả ra ngoài. Tôi không còn sức lực để giữ vững khẩu súng và tôi không thể bắn tốt được, thật đáng thất vọng”. Được biết đồ ăn cung cấp cho VĐV trong làng do khách sạn Aryaduta, khách sạn năm sao duy nhất ở Palembang, chế biến. Nhưng rất nhiều VĐV phàn nàn rằng đồ ăn ở đó hoặc nấu quá lửa, hoặc khi đụng tới đã có cảm giác bị biến mùi. Về phần đoàn thể thao Việt Nam, Trưởng đoàn TTVN tại SEA Games 26 Lâm Quang Thành cho biết, thông tin một số VĐV bóng chuyền và bắn súng VN bị tiêu chảy là chưa chuẩn xác. Trả lời báo Tiền Phong tại Indonesia, ông Thành nói: “Nếu bị tiêu chảy, mất nước thì làm sao thi đấu được. Thực ra một số VĐV của mình do đồ ăn không hợp nên bị rối loạn tiêu hóa. Mọi chuyện đã được giải quyết ổn thỏa, sẽ không ảnh hưởng tới phong độ của các VĐV”. Tuy nhiên, để tránh bị ngộ độc thực phẩm, các VĐV cũng được khuyến cáo cần thận trọng khi ăn uống. Một số VĐV chọn việc sử dụng đồ ăn chuẩn bị sẵn từ nhà mang sang hoặc nhờ những đội sang sau tiếp tế thêm đồ ăn từ nhà. Xét nghiệm mới chống ngộ độc thực phẩm
Một xét nghiệm mới tin cậy và nhanh chóng đang được phát triển, có thể giúp mọi người tránh ngộ độc do ăn cá nhiễm một độc tố khó phát hiện từ tảo biển phát triển trong vùng nước ấm, theo trang tin Top News. Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp này tốt hơn nhiều so với những phương pháp phát hiện hiện tại. Ngoài việc giúp chẩn đoán bệnh nhân, nó còn giúp các nhà khoa học nghiên cứu cách thức chất độc di chuyển qua chuỗi thức ăn từ động vật này sang động vật khác. Ông Takeshi Yasumoto, chuyên gia về độc tính sinh học biển thuộc Đại học Tohoku ở thành phố Sendai, cùng các đồng nghiệp cho biết có 20.000-60.000 người mỗi năm bị ngộ độc ciguatera do ăn phải cá nhiễm độc ciguatoxin - nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến từ một loại độc tố tự nhiên. Một số loài cá, như cá hồng đỏ và cá chẽm, nhiễm độc tố này do ăn các con cá nhỏ hơn sống bằng tảo biển, mà tảo biển lại tạo ra độc tố này trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chẳng hạn như bờ biển vùng duyên hải của Mỹ. Không có cảnh báo nào về một con cá có độc tố, do nó có bề ngoài bình thường và mùi vị rất ngon, theo chuyên san Analytical Chemistry. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài giờ sau khi hấp thu chất độc này, những người nhiễm ciguatera sẽ có các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, tê hoặc ngứa ran ở tay, chân, đau nhức cơ và khớp. Theo Hội Hóa học Mỹ, các triệu chứng suy nhược có thể kéo dài trong nhiều tháng. Nhóm của ông Yasumoto đã chứng minh được sự hiệu quả của xét nghiệm mới bằng cách xác định 16 dạng của độc tố nói trên trong cá từ biển Thái Bình Dương. Theo thông báo ngày 26-9-2011 của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về trường hợp ngộ độc thực phẩm từ loại dưa đỏ đã bị nhiễm khuẩn, gây cho trên 61 người mắc, trong đó có 12 người đã tử vong. Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc: Trường hợp ngộ độc mang tính chất phân tán như trên là do vi khuẩn Listeria monocytogenes vây nhiễm vào loại dưa đỏ (cantaloupe) được trồng tại nông trại Jensen, bang Colorado. Sản phẩm trên được phân phối rộng rãi tại nhiều tiểu bang của Mỹ. Cách nay 3 tuần, lần lượt các ca ngộ độc đã được báo cáo tại 15 tiểu bang, theo số liệu chưa đầy đủ đã có trên 61 người mắc và có 12 ca tử vong. Theo điều tra bước đầu, một số dưa đỏ đã bị nhiễm khuẩn trong quá trình thu hái và vận chuyển. Vi khuẩn listeria phân tán rất rộng rãi trong môi trường đất, nước, phân gia súc nên rất dễ lây nhiễm qua thực phẩm. Sự nguy hiểm của vi khuẩn Listeria monocytogenes: Nguy cơ của loại vi khuẩn này không chỉ dừng lại ở việc gây ra ngộ độc thực phẩm, mà chúng còn gây ra các bệnh lý nguy hiểm như sẩy thai, thai chết lưu, viêm não, nhiễm trùng huyết... Vi khuẩn listeria khi nhiễm vào cơ thể thường không phát bệnh ngay mà có giai đoạn ủ bệnh sau một thời gian khá lâu, trung bình khoảng 3 tuần, thậm chí đến 2 tháng. Chính vì vậy người ta thường không nhận biết sự tấn công của loại vi khuẩn này. Dấu hiệu khởi phát là có sốt, khó chịu, đau cơ... Nếu độc tố đủ mạnh chúng sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm cấp tính sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm khoảng 24 - 72 giờ, với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đau quặn bụng, nhức đầu... Tỷ lệ tử vong của trường hợp này rất cao, với khoảng 20 - 25% , đặc biệt ở nhóm đối tượng sức đề kháng yếu, phụ nữ mang thai, người già và trẻ em. Việc phát hiện vi khuẩn Listeria monocytogenes trong thực phẩm không phải là sự cố lần đầu, mà từ nhiều năm qua chúng đã gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Bỉ... Các vụ ngộ độc này thường dẫn đến tình trạng tử vong. Theo thống kê từ năm 2002 tại Mỹ, hàng năm tại nước này, số bệnh nhân nhiễm bệnh do vi khuẩn listeria khoảng 2.500 người, với gần 500 người chết; còn tại Anh từ 2001 - 2005 có 1.993 người mắc, với trên 300 ca tử vong; tại Canada hàng năm vẫn thường xảy ra các vụ ngộ độc do vi khuẩn Listeria. Gần đây tại Trung Quốc cũng đã báo cáo vài vụ ngộ độc do vi khuẩn này. Các nước đang phát triển, do thiếu điều kiện xét nghiệm, tầm soát loại vi khuẩn này, nên các trường hợp nhiễm bệnh hoặc ngộ độc thường bị bỏ qua. Nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn listeria, cơ quan y tế các nước châu Âu, châu Mỹ, nước Úc, Nhật Bản... thường xuyên đưa ra những lời cảnh báo, đồng thời đưa ra các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt các nguồn nguyên liệu thực phẩm. Với đặc điểm dịch tễ học phức tạp, vi khuẩn Listeria monocytogenes được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm tác nhân sinh học có nguy cơ cao trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại thực phẩm từng xảy ra ngộ độc như bánh nhân thịt, cá sốt cà, thịt đông lạnh, sữa, phô mai, rau quả tươi sống...Thiết nghĩ, với điều kiện phát triển nhanh các loại thức ăn công nghiệp cũng như việc kinh doanh tràn lan nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Việt Nam như hiện nay, thì thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn này không phải là ngoại lệ. Mặt khác, công tác điều tra dịch tễ và sàng lọc tác nhân gây bệnh chưa được đúng mức (phần lớn các tỉnh, thành chưa có đủ điều kiện xét nghiệm loại vi khuẩn này), vì vậy biện pháp tuyên truyền để phòng ngừa vẫn là cách tốt nhất. Biện pháp phòng tránh: Để giảm thiểu bệnh gây ra bởi vi khuẩn listeria monocytogenes và các bệnh lây truyền qua thực phẩm khác, chúng ta cần tuân thủ lời khuyên sau đây: - Nấu kỹ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật; - Rửa thật sạch rau, quả tươi sống trước khi ăn. Người già, trẻ em, phụ nữ có thai nên hạn chế dùng rau, quả tươi sống. Trường hợp ăn trái cây nên lột vỏ hoặc gọt vỏ; - Thực phẩm nên nấu chín, khi hâm lại phải đảm bảo độ sôi, kéo dài ít nhất 10 phút; - Không dùng sữa tươi chưa qua khâu khử trùng; - Tránh dùng thịt, cá đã rả đông nhiều lần từ tủ lạnh (dễ bị tái nhiễm vi khuẩn); - Cần thu gom các chất thải bỏ từ nguyên liệu thực phẩm và thức ăn thừa đảm bảo vệ sinh, tránh để ruồi nhặng, côn trùng xâm nhập và phát triển; - Tạo thói quen rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm và sau khi tiểu tiện. Cả nước xảy ra 200 vụ ngộ độc thực phẩm /năm TS. Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cho biết, trung bình mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 200 vụ ngộ độc thực phẩm. Đáng chú ý là ngộ độc do độc tố tự nhiên có xu hướng gia tăng đáng kể. `Tổng hợp các vụ ngộ độc xảy ra trong những năm gần đây cho thấy, số vụ ngộ độc có xu hướng giảm nhẹ, số người mắc cũng giảm đáng kể, tuy nhiên số tử vong do ngộ độc thực phẩm hầu như chưa giảm nhiều. Theo TS. Long, trong các nguyên nhân gây ra ngộ độc, tỷ lệ các vụ ngộ độc do vi sinh vật có xu hướng giảm thì ngộ độc do độc tố tự nhiên có xu hướng tăng. Riêng đối với tử vong do ngộ độc thực phẩm, có đến 60-80% là do độc tố tự nhiên, còn lại là do hóa chất (chủ yếu là rượu và các chất ngâm trong rượu). TS. Long cho rằng, những vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên và hóa chất có thể được xem là “tai nạn” và cần được chú trọng quan tâm hơn nhằm hạn chế tử vong, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 171 Công nhân bị ngộ độc thực phẩm
Một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể làm 171 công nhân phải nhập viện đã xảy ra tại Công ty TNHH Terratex Việt Nam (trong Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Q.12, TP.HCM) vào hôm nay, 5.10. Theo lời kể của các công nhân, sau khi ăn xong buổi trưa, nhiều người cảm thấy đau bụng, ói mửa, nhức đầu… Sau đó, các công nhân lần lượt được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Q.12. | Công nhân ngộ độc thực phẩm được khám cấp cứu tại Bệnh viện Q.12 Ảnh: Nguyên Mi |
Bác sĩ Võ Văn Nhỏ, Giám đốc Bệnh viện Q.12, cho biết: Bệnh viện liên tục tiếp nhận công nhân ngộ độc vào khoảng 13 giờ trưa và con số này lên đến 171 người. Tính đến 17 giờ chiều nay, phân nửa số công nhân ngộ độc đã được xuất viện. Số còn lại đang được theo dõi. Được biết, thực đơn buổi trưa của công nhân gồm: thịt heo kho, cá hường chiên, xu xu xào và canh rau ngót. Thức ăn được nấu ngay tại bếp ăn của công ty. Hiện các cơ quan y tế đã lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra và xác định nguyên nhân vụ ngộ độc. Rau mùi chữa ngộ độc thực phẩm Các nhà khoa học từ Đại học Beira Interior (Bồ Đào Nha) phát hiện rằng, dầu từ rau mùi (ngò ta hoặc ngò rí) gây hại cho một loạt vi khuẩn có hại. Từ đó, sử dụng rau mùi trong thực phẩm có thể ngăn chặn các bệnh truyền qua thực phẩm và thậm chí có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh. Theo hãng tin ANI, các nhà nghiên cứu thử nghiệm dầu rau mùi chống lại 12 chủng vi khuẩn, bao gồm Escherichia coli, Salmonella enterica, Bacillus cereus và Staphylococcus aureus kháng meticillin (MRSA). Trong số các chủng vi khuẩn được thử nghiệm, tất cả đều cho thấy giảm tăng trưởng, và hầu hết bị tiêu diệt bởi dung dịch thuốc chứa 1,6% dầu rau mùi hoặc ít hơn. Làm sao tránh ngộ độc thực phẩm? Ngộ độc thực phẩm nhẹ nhất cũng làm chúng ta khó chịu và năng nhất có thể gây chết người. Các bạn cần phải ghi nhớ một số điều để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn ở nhà cũng như khi ăn tiệm Dưới đây là các chỉ dẫn giúp cho bạn, gia đình bạn cùng các các bạn bè không bị đau ốm vì thức ăn. 1- Nguyên do tại đâu ngộ độc thực phẩm xẩy raNgộ độc thực phẩm xẩy ra khi chúng ta ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước đã bị nhiễm vi khuẩn, độc tố, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và/hoặc hóa chất. Thực ra, ngộ độc thực phẩm chính xác hơn chỉ áp dụng cho trường hợp ăn uống nhẩm phải các độc tố và hoá chất ; còn vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng là những nguồn nhiễm bệnh qua trung gian thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi nói vể ngộ độc thực phẩm đều bao gồm tất cả các nguồn ô nhiễm trên đây. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm gồm có: đau quặn dạ dày hay đau đ ớn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, nhức đẩu, đau cồ họng, các triệu chứng giống càm cúm, thình lình thấy mệt mỏi, mất nghị lực và/hoặc buổn ngủ: 2- Khi nào thực phẫm có thể bị ô nhiễmThực phẫm có thể bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân trổng trọt Các hóa chất, phân bón…đểu có tiềm năng làm ô nhiễm thực phẩm trong khi trồng. Đừng bao giờ nghĩ là một sản phẩm đã đươc rửa sạch trước khi đem ra khỏi nông trạimôi trường Các vi khuẩn, ký sinh trùng…bay theo gió, lơ lửng trong nước, bám theo bụi và ẩn trong lòng đất. Chúng là một phẩn của mạng lưới sinh vật của thiên nhiên và sẽ luôn luôn là một nguồn nhiễm bệnh tiềm ẩn nếu không đươc giải quyết một cách thỏa đáng đúng theo nguyên tắc nhất quán của ngành vệ sinh thực phẩm.biến chế Dù là ở đâu, trong bếp hoặc tại công xưởng, biến chế thực phẩm là một nguổn ô nhiễm chính yếu. Các khu vực dành cho biến chế thực phẩm phải đươc giữ hết sức sạch sẽ . Nhiễm trùng dễ xẫy ra đặc biệt đối với các sản phẩm thịt ( các vi khuẩn tư nhiên trong ruột các gia súc là một ngưổn nhiễm bệnh chính nếu không xử lý cẩn thân)tổn trữ Thực phẩm tổn trữ không đúng cách, chẳng h ạn như đùi gà sống để gẩn một chùm nho có thể là một nguổn truyền vi khuẩn . Một thực phẩm nào đó có thể không phải là một nguồn ô nhiệm nhưng có thể bị lây ô nhiễm từ thực phẩm khác . sửa soan Thực phẩm bị ô nhiễm nhiểu trong giai đoan này. Một người đang bị bệnh mà sửa soạn thực phẩm có thể truyển mầm mống bệnh, từ bệnh cúm tới bệnh viêm dạ dày-ruột. Một cái thớt vừa dùng để thái thịt không rửa sạch mà đã đem dùng ngay để xắt rau có thể gây ô nhiễm cho rau. Tay không rửa sạch , bàn bếp để dơ bẩn, sâu bọ và chuột…. đều .là những nguồn ô nhiểm tiềm ẩn 3- Làm sao phòng ngừa ô nhiễm.Tại nhà việc tổn trữ và sửa soan thực phẩm là những lãnh vực quan trọng trong cố gẳng giảm thiểu rủi ro bị đau ốm vì ngộ độc thực phẩm Khi ăn tiệm điểu chính yếu là bạn phải để ý đến tình trạng các món ăn và vệ sinh trong dịch vụ phục vụ khách hàng.SỬA SOẠN THỰC PHẨM1- Cẩn thận khi đi chợ: -Bạn nên cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm và mang thực phẩm về nhà;-Bạn cần coi “ ngày quá hạn” in trên sản phẩm, để thịt và thịt gà vịt trong những túi riêng, và đừng để thịt sống đụng vào các sản phẩm khác trong khi mua và mang về nhà;-Giữ sức lạnh cho các thực phẩm ướp lạnh hay đông lạnh--bọc trong giấy báo hoặc mua một túi làm lạnh;-Khi về tới nhà, bạn hãy nhanh chóng cất trữ các thực phẩm theo đúng cách2- Luôn luôn rửa sạch tay trước và sau khi sửa soạn thực phẩm. Bạn hãy dùng nước nóng, có sà-bông. Các khăn lau bát đĩa và khăn lau tay phải luôn luôn sạch sẽ3- Giữ bếp cho sạch Bạn hãy dùng nước pha sà-bông nhẹ để rửa sạch bàn bếp, thớt và vật dụng 4- Dùng thớt riêng để thái thịt và thit gà vịt sống. Bạn hãy để riêng các thớt này để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thịt sang các thực phẩm khác. Nếu bạn không thể có những thớt riêng thì bạn cần phài rửa thiệt sạch thớt đa dụng với nước pha xà bông nóng rổi khử với dung dich thuốc tẩypha loãng [ 1 muỗng 5ml thuốc tẩy pha trong 1 lít nước] 5- Trữ các thực phẩm riêng rẽ Bạn luôn luôn nhớ đừng để thịt sống, trứng sống và thịt gà vịt sống chung với các thực phẩm đã nấu chín, các trái cây và rau tươi 6- Nấu kỹ các thực phẩm, đặc biệt là thit đỏ, thịt gà vịt và trứng. Nấu thật chín các thực phẩm này sẽ diệt hết các mầm mống bệnh nguy hiểm. Bạn hãy tham khào sách nấu ăn và dùng nhiệt kế đo thịt nếu bạn không biết chắc phải nấu bao lâu 7- Giữ thức ăn nóng ở độ nóng 65ºC và đồ ăn lạnh ở độ lạnh 4ºC Bạn nhớ điểu chĩnh nhiệt độ tủ lạnh ở 4ºC hoặc thấp hơn 8- Hâm nóng kỹ các đổ ăn dư trước khi ăn: -Các đồ ăn dư không hâm lại cho đủ nóng trước khi ăn có thể hãy còn chứa những tác nhân gây bệnh;-Ngoài ra đồ ăn dư đã hư như mất mầu , có nhớt, có mốc, thì dù có hâm nóng lại cũng không an toàn;-Bạn đừng bao giơ hâm nóng lại đồ ăn dư lần thứ hai;-Bạn đừng bao giờ làm đông lạnh lại một thực phẩm nếu chưa thay đổi tình trạng của thực phẩm ấy, như vậy có nghĩa là bạn có thể làm đông lạnh thực phẩm sống, sau rối lấy ra làm tan đá, đem nấu chín và sau khi nấu chín bạn có thề để trở lại vào máy đông lạnh cho tới khi ăn đem ra làm tan đá/ hâm nóng .. -Thực phẩm nấu chín đã hâm nóng lại rồi, nếu ăn không hết thì nên đổ đi vì có rầt nhiểu khả năng gây bệnh nếu để dành lại ăn tiếp.TỔN TRỮ THỰC PHẨM 1- Tổn trữ thực phẩm theo nhu cẩu của từng loại Các thực phẩm khô như mì, gạo, lentil, đậu, các thực phẩm đóng hộp và ngũ cốc có thể tổn trữ ở những chỗ khô ráo và mát mẻ như tủ bếp hay tủ đựng thức ăn. Các thực phẩm khác thì phải cẩn thận hơn khi tổn trữ -Các thực phẩm đông lạnh phải để vào tủ đá ngay sau khi mua về-Thịt, thịt gà vịt, trứng, cá, thịt đã làm sẵn, các sản phẩm sữa phài luôn luôn để tủ lạnh -Nhiểu thực phẩm phải đươc để tủ lạnh hay tại một chỗ tối và mát mẻ như hẩm chứa hay tủ đựng đồ ăn một khi đã mở ra. Bạn nên đọc chỉ dẫn tổn trữ trên nhãn dán.-Tất cả các thực phẩm dù tồn trữ bằng cách nào cũng phải đươc tiêu dùng nhanh trước khi quá hạn. Ngay cả các chất gia vị và cây thảo khô cũng mất các đặc tính dinh dưỡng và hương vị nếu trữ quá lâu. Ngoài ra nhiều sản phẩm để quá hạn có thề nguy hại cho sức khoẻ2- Ngăn ngừa côn trùng , bọ chuột và chó mèo đụng vào thực phẩm 3- Hết sức cẫn thận khi khí hậu nóng bức Thực phẩm bị nhiễm khuẩn nhanh hơn khi trời nóng. Nếu ăn ngoài trời, thì mọi người nên ăn cho nhanh để trong vòng một tiếng sau có thể đem các thức ăn dư vào chỗ mát trong nhà VỆ SINH KHI ĂN 1- Luôn luôn rửa tay sạch trước khi ăn 2- Nên dùng sữa và nước trái cây tiệt khuần (pasteurized). Nếu sản phẩm có tiệt khuẫn thì có ghi trên nhãn dán. Nếu không tiệt khuẩn thì nguổn gốc sản xuất sả n phẩm phải có tín nhiệm 3- Ăn đồ ăn liền sau khi nấu như vậy các mẩm mống bệnh tât chưa kịp phát triển 4- Rửa và chùi sạch các thực phẩm sống. Trái cây và rau tươi trước khi ăn phải đươc rửa và chùi sạch hoặc bóc vỏ (ngay cả với loại hữu cơ) 5- Phải rất thận trọng khi ăn cá và thịt sống. Khi vào tiệm ăn tự chọn, ban không nên ăn sushi, nghêu sò sống hay những món ăn tưong tự nếu không biết rõ các món ăn ấy đã bầy trên bàn từ bao lâu mà không đươc ướp lạnh thích hợp. Nếu làm ở nhà các món này thì bạn phải chọn mua những thứ tươi nhất. và nên ăn ngay sau khi làm. Thịt tươi đây không có nghĩa là “thịt từ vật mới bị giết”, bỡi vì thit cá sushi đông lạnh an toàn hơn thit cá mới bị giết vì đông lạnh đã giết hết các bào tử phần tử sinh bệnh. Các món ăn dùng thịt sống rất khó làm vì phải thật sạch sẽ và đúng cách. Ngoài ra, thức ăn làm bằng thịt sống ăn còn dư nên bỏ 6- Đừng ăn nếu không yên tâm Chẳng hạn như bạn thấy thức ăn có gì khác lạ hay có mùi thì đừng nên ăn 7-Đừng nên ăn tôm cua sò hến sống. Thịt các loài này thuờng chứa nhiểu độc tố. Rủi ro bị viêm gan cao vì vậy nguy hiểm cho người nghiện rươu hay gan bị tổn thương. Nếu bạn muốn ăn loài này thì phải chọn mua những con còn sống tức là có vỏ khép kín hoặc khép lại khi bạn đập vào vỏ.. 8-Khi ăn tiệm bạn phải để ý tới một vài điều sau đây -Tiệm trông phải sạch sẽ-Với các loại thức ăn tự lưa chon bạn cần để ý xem thức ăn nóng có đủ nóng không (âm ấm là không đươc), cơm phải mới không để ngoài quá lâu, sà làch phải tưoi-Nên dè dặt với một vài loại dẩu dấm trộn xà lách, mayonnaise, hollandaise, Bernaise và những nước xốt khác có trứng sống-Nếu ăn thấy khác lạ hoặc cảm thấy buồn nôn thì nên ngưng ngayNhững loại thực phẩm kỵ nhau Nấu ăn ngon, trình bày đẹp đẽ chưa đủ mà các món ăn còn cần phải được kết hợp đúng cách. Thật vậy có những loại thực phẩm không thể ăn cùng một lúc đươc vì tương khắc với nhau, có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khỏe đôi khi còn nguy hại đến tính mạng. Dưới đây là một số những kết hợp thực phẩm cẩn phải tránh. | Kết hợp nên tránh | Lý do | 1 | Thịt dê với nước trà | -Thịt dê rất giàu protein. Sau khi ăn hai loại thịt này, nếu bạn dùng ngay một tách nước chè, chất a-xit tanin từ chè sẽ kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit. -Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư. | 2 | Thịt gà với rau kinh giới | Rau kinh giới dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài | 3 | Gan động vật với rau cần, cà rốt | Cellulose, acid oxalic xung khắc với sắt: -Các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành có chứa nhiều sắt, nên không được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt, khoai chứa nhiều cellulose và cũng không nên ăn cùng các loại rau như rau chân vịt có chứa nhiều acid oxalic; -Vì cellulose và acid oxalic đều sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể | 4 | Gan lợn với giá đậu
| Có đến 2,5mg đồng trong khoảng 100gr gan lợn. Bên cạnh đó, giá lại chứa nhiều vitamin C. Nếu bạn xào giá cùng với gan lợn, trong thời gian tiêu hóa, vitamin C sẽ bị ô-xy hoá. Giá sẽ biến thành chất bã, không còn giá trị dinh dưỡng nữa. | 5 | Óc lợn với trứng gà | Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong | 6 | Trứng gà với sữa đậu nành | Trong sữa đậu nành chứa men protidaza có tính ức chế các protein trong trứng gà, gây chứng khó tiêu, đầy bụng | 7 | Trứng gà với đường
| Protein và đường xung khắc với nhau: -Lysine và đường có trong sữa bò sẽ có phản ứng ở nhiệt độ cao, làm cho các acid amin mất đi; -Trứng gà và đường không nên nấu cùng nhau cũng vì lý do này; -Bạn có thể đun nóng sữa, nấu chín trứng gà rồi để nguội sau đó cho đường vào thì sẽ không có vấn đề gì. | 8 | Trứng vịt với tỏi | Tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi kết hợp chung với trứng, đặc biệt là khi tỏi dùng để khử quá cháy sém. | 9 | Hải sản với một số loại hoa quả | -Acid tannic xung khắc với protein: Nếu như bạn ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, đi tiêu chảy.. -Vì trong các loại trái cây này có chứa acid tannic, mà acid tannic mà gặp protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa. -Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng sau bạn mới được ăn những trái cây giầu acid tannic như trên. Chú ý là ăn thịt xong cũng không nên uống trà ngay, nguyên nhân cũng giống y như ở trên. | 10 | Các loại động vật có vỏ sống dưới nước (tôm, cua, ốc, hến..) với vitamin C | Các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng... rau ngót..sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người. | 11 | Dưa chuột với các món chứa nhiều vitamin C | Trong dưa chuột chứa một loại men làm phân giải vitamin C. Khi ăn dưa chuột với các món có vị chua như cam, quít, sơ-ri, bưởi.., chất men này sẽ làm mất lượng vitamin C vừa nạp vào cơ thể | 12 | Sữa bò với các nước trái cây chua | Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. | 13 | Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho | Ceton đồng có trong những loại trái này phản ứng với acid cianogen lưu huỳnh có trong củ cải khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ | 14 | Đậu phụ với rau chân vịt | Acid oxalic và sắt, mangie xung khắc với nhau: Đậu phụ kỵ ăn cùng với rau chân vịt vì trong đậu phụ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calcium oxalate. Hai chất lắng đọng màu trắng này không được cơ thể hoan nghênh, không những ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi | 15 | Đậu phụ (táu hũ) với mật ong | Trong tàu hũ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu người đó có bệnh về tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong càng nhanh hơn | 16 | Sữa đậu nành với mật ong | Mật ong chứa acid formic nên khi gặp đậu nành có nhiều protein sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến tình trạng khó tiêu. | 17 | Sữa đậu nành với đường đen
| Trong đường đen có chất acid malic, khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa, làm giảm chất bổ của sữa đậu nành. Mặt khác khi uống vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến hấp thu các chất khác cũng giảm | 18 | Khoai lang với trái hồng | Trong trái hồng có chứa vị chát (tanin) và pectin. Khi ăn khoai lang cùng với hồng, tinh bột trong khoai lang sẽ tiết ra nhiều vị toan lẫn với chất tanin và pectin trong hồng, hình thành sỏi dạ dày. Nếu tình trạng nặng sẽ gây loét và chảy máu dạ dày. Những người bị đau dạ dày phải chú ý hơn để tránh ăn cùng lúc những món này | 19 | Cà rốt, rau câu, rau cải với dấm | Carontine và acid acetic xung khắc với nhau: Xào cà rốt tuyệt đối không được cho giấm, vì acid acetic sẽ phá hoại hết lượng carontine. Cũng như vậy, rau câu, rau chân vịt, rau cải có chứa nhiều carontine cũng không nên cho giấm vào khi xào | 20 | Uống nhiều nước có gas trong khi ăn | Anh hưởng đến quá trình tiêu hóa, cụ thể là làm loãng dịch vị, gây cản trở co bóp thức ăn dẫn đến viêm dạ dày. |
|