Kết quả thử nghiệm nhạy, kháng của muỗi Anopheles với hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam giai đoạn 1992-2011
Một trong nhữngvấn đề khó khăn trong công tác phòng chống sốt rét hiện nay là nhiều loài Anopheles đã tăng sức chịu đựng hoặc kháng với các hóa chất diệt côn trùng. Thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hiện được 55 loài Anopheleskháng với hóa chất, trong đó có 53 loài kháng với DDT, 28 loài kháng với nhóm Photpho hữu cơ, 17 loài kháng với nhóm Carbamat,10 loài kháng với nhóm Pyrethroid… Giám sát tính kháng hóa chất của véc tơ bằng các thử nghiệm sinh học theo hệ thống phục vụ cho hoạch định chiến lược phòng chống véc tơ có hiệu quả, tránh lãng phí và không gây ô nhiễm cho môi trường … Chúng tôi tổng hợp các số liệu thử nghiệm nhạy kháng ở Việt Nam giai đoạn 1992-2011 đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành giúp các đồng nghiệp khái quát được sự phát triểntính kháng hóa chất của muỗi Anopheles , số liệu thu thập có thể chưa đầy đủ, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp quan tâm tới vấn đề này. 1. Thử nghiệm nhóm Myzomyiavới DDT (1): Viện Sốt rét KST-CT Trung ương (2): Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn (3): Viện Sốt rét KST-CT TP. Hồ Chí Minh Nhận xét : Các thử nghiệm nhạy kháng tại một số địa phương từ 1992-1995 cho thấy 3 loài An. aconitus, An. jeyporiensis, An. minimus thuộc nhóm Myzomyia nhạy với DDT, ngoại trừ tại Krôngbông, DakLak An. aconitus tăng sức chịu đựng với DDT. 2. Thử nghiệm nhóm Myzomyia với Malathion Nhận xét : Kết quả thử nhạy kháng An. jeyporiensis, An. minimustại Bắc Thái, Hà Bắc năm1993 cho thấy muỗi nhạy với malathion 5% . 3. Thử nghiệm nhóm Myzomyia với Fenitrothion 1% Nhận xét : Kết quả thử nhạy kháng An. aconitus, An. jeyporiensis, An. minimustại Dak Lak, Bắc Thái, Hà Bắc năm 1993 cho thấymuỗi nhạy với Fenitrothion . 4. Thử nghiệmnhóm Neocelliavới DDT Nhận xét : Các thử nghiệm nhạy kháng tại Chiêm Hóa,Tuyên Quangnăm 1994 cho thấy An. philippinensis nhạy với DDT. 5. Thử nghiệmnhóm Pseudomyzomyia với DDT Nhận xét : Các thử nghiệm nhạy kháng 1992- 1993 cho thấy: -An. subpictustăng sức chịu đựng với DDT tại Bến Tre, Trà Vinh, kháng với DDT tại Thái Bình. -An. sundaicus nhạy với DDT tại Côn Đảo,tăng sức chịu đựng với DDT tại TP Hồ Chí Minh, kháng với DDT tại Bến Tre. -An.vagus kháng với DDT tại Trà Vinh. 6. Thử nghiệmnhóm Pseudomyzomyiavới Malathion Nhận xét : Các thử nghiệm nhạy kháng tại Thái Bình, Hải Phòng, ThanhHóa, Long An 1992 -1994 cho thấyAn. subpictus, An. sundaicusnhạy với malathion. 7. Thử nghiệmnhóm Pseudomyzomyiavới Fenitrothion Nhận xét : Các thử nghiệm nhạy kháng tại Thái Bình, Thanh Hóa, Long An năm 1993 cho thấy An. subpictus nhạy với fenitrothion. 8. Thử nghiệmnhóm Myzomyia với Permethrin Ghi chú : Trước năm 2000 WHO khuyến cáo sử dụng giấy thử permethrine 0,25% Từ năm 2000 WHO khuyến cáo sử dụng giấy thử permethrine 0,75% Nhận xét : -Các thử nghiệm ở 3 khu vực Miền Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên, Miền Namtừ năm 1993-2004 cho thấy: -An. aconitus:Muỗi nhạy với permethrin, ngoại trừ tại Chiêm Hóa (TuyênQuang) muỗi tăng sức chịu đựng (tỉ lệ muỗi chết là 93,55%). -An. jeyporiensis:Muỗi nhạy với permethrin tại Lâm Đồng, tăng sức chịu đựng với permethrintại Bắc Thái, Kon Tum (tỉ lệ muỗi chết từ 91,9-96,00%).. -An. minimus: Muỗi nhạy với permethrin tại Lâm Đồng,tại Gia Lâm (Hà Nội) và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) muỗi tăng sức chịu đựng. 9. Thử nghiệm nhóm Myzomyia với Lambda-cyhalothrin Ghi chú : Trước năm 2000 WHO khuyến cáo sử dụng giấy thử lambda-cyhalothrin0,1% Từ năm 2000 WHO khuyến cáo sử dụng giấy thử lambda-cyhalothrin 0,05% Nhận xét :Các thử nghiệm từ năm 1993-2011cho thấy -An. aconitus: Thử nghiệm từ 1994-2011 cho thấy An. aconitus nhạy với lambda-cyhalothrin, nhưng tăng sức chịu đựng tại KBang (Gia Lai) -An. jeyporiensis: Muỗi nhạy với với lambda-cyhalothrin tại Sơn Hà (Quảng Ngãi) nhưng tăng sức chịu đựng tại Đắc Hà (Kon Tum), Hướng Hoá (Quảng Trị). -An.minimus: Muỗi nhạy với lambda-cyhalothrin, ngoại trừ thử nghiệm tại Tuy Phong (Bình Thuận), KBang (Gia Lai), Tân Lạc (Hòa Bình ) muỗi tăng sức chịu đựng. 10. Thử nghiệm nhóm Myzomyiavới Alpha-cypermethrin Nhận xét : - An. aconitus: Thử nghiệm từ 2004-2011 cho thấy An. aconitus nhạy với alpha-cypermethrin tại các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Dak Lak, nhưng tăng sức chịu đựng tại KBang (Gia Lai), Hướng Hóa (Quảng Trị), Tuy Phong (Bình Thuận). - An. jeyporiensis: Thử nghiệm từ 2007-2011 cho thấy muỗi nhạy với alpha-cypermethrin, ngoại trừ thử nghiệm tại Hướng Hoá (Quảng Trị) muỗi tăng sức chịu đựng. - An.minimus Thử nghiệm từ 2004-2011 cho thấy An.minimus nhạy với alpha-cypermethrin tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, nhưng tăng sức chịu đựng tạiTuy Phong (Bình Thuận), Tân Lạc (Hòa Bình). 11. Thử nghiệm nhóm MyzomyiavớiDeltamethrin Ghi chú : Trước năm 2000 WHO khuyến cáo sử dụng giấy thử deltamethrin0,025% Từ năm 2000 WHO khuyến cáo sử dụng giấy thử deltamethrin0,05% Nhận xét : Các thử nghiệm từ năm 1993-2008cho thấy An. aconitus,An. minimus nhạy với deltamethrin. 12. Thử nghiệmnhóm Neocellia với Permethrin Nhận xét : Thử nghiệmnhóm Neocellia với permethrin (1993-2009) cho thấy: - An. annularis, An. splendidus nhạy với permethrin. - An. maculatus nhạy với permethrin tại Phú Yên, Quảng Trị, Bình Định nhưng tăng sức chịu đựng ở Phước Long (Bình Phước) và kháng ở Hướng Hóa (Quảng Trị). - An. philippinensis nhạy với permethrin ở Daklak, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Lâm Đồng, nhưng tăng sức chịu đựng ở Tuyên Quang. Tại Quảng Bình, Quảng Trị muỗi nhạy với permethrin nhưng tại Bố Trạch (Quảng Bình) vàDakrong (Quảng Trị) muỗi tăng sức chịu đựng. 13. Thử nghiệm nhóm Neocelliavới Lambda-cyhalothrin Nhận xét : Thử nghiệm nhóm Neocellia với lambda-cyhalothrin (1994-2011) cho thấy: - An. philippinensis nhạy với lambda-cyhalothrin. - An. splendidus nhạy với lambda-cyhalothrin. - An. annularis nhạy với lambda-cyhalothrin, ngoại trừ thử nghiệm tại Hòa Bình (2006) vàDakLak (2006) iiiii muỗi tăng sức chịu đựng. - An. maculatus nhạy với lambda-cyhalothrin từ 2001-2003 nhưng từ năm 2004 muỗi tăng sức chịu đựng và kháng ở 7/11 điểm thử nghiệm. 14. Thử nghiệm nhóm Neocelliavới Alpha-cypermethrin Nhận xét : Thử nghiệm nhóm Neocellia với alpha-cypermethrin (2004-2011) cho thấy : -An. philippinensis,An. splendidus nhạyvới alpha-cypermethrin ở Bình Định, DakLak, Lâm Đồng. -An. maculatus tăng sức chịu đựng và kháng với alpha-cypermethrin ở 10/11 điểm thử nghiệm. 15. Thử nghiệm nhóm Neocellia vớiDeltamethrin Nhận xét : Thử nghiệm nhóm Neocellia với deltamethrin cho thấy: - An. philippinensis, An. splendidus ở Bình Phước, DakLak, Lâm Đồng nhạy với deltamethrin. - An. maculatus tăng sức chịu đựng với deltamethrin tại Sơn Hòa (Phú Yên). 16. Thử nghiệm An.dirus (nhóm Neomyzomyia) với các hóa chất pyrethroid Nhận xét : Các thử nghiệm ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên từ năm 1993-2011 cho thấy An.dirus nhạy với permethrin, deltamethrin, alpha-cypermethrin, lambda-cyhalothrin, ngoại trừtại Eakar (DakLak) muỗi tăng sức chịu đựng. 17.Thử nghiệmnhóm PseudomyzomyiavớiPermethrin Nhận xét : - Thử nghiệmtừ năm 1992- 1994 cho thấy An.subpictus nhạy với permethrin ở Hải Phòng, Long An, Trà Vinh, Thanh Hóa, Thái Bình. - Thử nghiệmtừ năm 1992- 2001 cho thấyAn. sundaicus nhạy với permethrin tạithành phố HCM, Côn Đảo, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. - Thử nghiệmtừ năm 1993- 2004,An. vagus nhạy với permethrin ở Trà Vinh, Hòa Bình, tăng sức chịu đựng với permethrin ở Bình Dương, Gia Lai, kháng với permethrin ở Bình Thuận. 18. Thử nghiệmnhóm Pseudomyzomyiavới Alpha-cypermethrin Nhận xét : -Năm 2001 thử nghiệmAn. sundaicusvới alpha-cypermethrin cho thấy An. sundaicusnhạy với alpha-cypermethrin ở Bạc Liêu. -Năm 2006-2008 An. sundaicuskháng với alpha-cypermethrin ởCần Giờ, TP.HCM. -Thử nghiệmAn. vagus vớialpha-cypermethrinnăm 2001-2004 cho thấy An. vagus tăng sức chịu đựng với alpha-cypermethrinở Bình Dương, Gia Lai, kháng với alpha-cypermethrin ở Bình Thuận. 19. Thử nghiệm nhóm Pseudomyzomyiavới Lambda-cyhalothrin Nhận xét : Thử nghiệmnhóm Pseudomyzomyiavới lambda-cyhalothrin cho thấy : -An. subpictusnhạy với lambda-cyhalothrin ở TP Hồ Chí Minh, Thái Bình (1992-1994). -An. sundaicusnhạy với lambda-cyhalothrin ở TP Hồ Chí Minh (1992), Bạc Liêu (2001), nhưng thử nghiệm từ 2006-2008 cho thấy chúng kháng với lambda-cyhalothrin . -An. vagus nhạy với lambda-cyhalothrin ở Vĩnh Phú (1994), tăng sức chịu đựng ở Bình Dương (2001), Gia Lai (2004); kháng ở Bình Thuận (2004). 20.Thử nghiệmnhóm PseudomyzomyiavớiDeltamethrin Nhận xét : Tất cả các thử nghiệmnhóm Pseudomyzomyia với deltamethrintại TP HCM, Bạc Liêu, Vĩnh Phú, Bình Dương từ năm 1992-2001 cho thấy An. sundaicus,An. vagus nhạy với hóa chất này, nhưng thử nghiệm tại Cần Giờ, TP.HCM từ 2006-2008 cho thấyAn. sundaicus kháng với deltamethrin. 21. Thử nghiệm An. sinensis (nhóm Myzorhynchus)với hóa chất nhóm pyrethroid Nhận xét : Tất cả các thử nghiệmAn. sinensisvới permethrin, alpha-cypermethrin, lambda-cyhalothrin, deltamethrin tại Sóc Trăng, Long An, Đắk Nông (1992-2008) cho thấy năm 1992An. sinensis nhạy với permethrin ở Sóc Trăng, Long An, nhưng các thử nghiệm sau đó cho thấy loài muỗi này tăng sức chịu đựng hoặc kháng với 4 hóa chất trên. 22. Sự nhạy kháng với hoá chất của một số loài muỗi Anopheles (1992-2011) | Hoá chất thử nghiệm | DDT | Malathion | Fenitrothion | Permethrin | Alpha- cypermethrin | Lamda-cyhalothrin | Delta methrin | An. aconitus | (+,±) | | (+) | (+,± ) | (+,± ) | (+,± ) | (+) | An. jeyporiensis | (+) | (+) | (+) | (+,±) | (+,±) | (+,±) | (+) | An.minimus | (+) | (+) | (+) | (+,±) | (+,±) | (+,±) | (+) | An.dirus | | | | (+) | (+,±) | (+,±) | (+) | An. annularis | | | | (+) | | (+,±) | | An. maculatus | | | | (+,±,-) | (+,±, - ) | (+,±,-) | (+,±) | An. philippinensis | (+) | | | (+,±) | (+) | (+) | (+) | An. splendidus | | | | (+) | (+) | (+) | (+) | An.subpictus | (-,± ) | (+) | | (+,± ) | (+,± ) | (+,± ) | (+) | An. sundaicus (An.epiroticus) | (+,-,± ) | (+) | | (+)(±) | (-,± ) | (-,± ) | (+)(-) | An. vagus | (-) | | | (+,-,± ) | (-,± ) | (+,-,± ) | (+) | An.sinensis | | | | (+,-,± ) | (-,± ) | (-,± ) | (-,± ) |
(+) Nhạy cảm (-, +) có điểm kháng, có điểm nhạy (-) Kháng (-,± ) có điểm kháng, có điểm tăng sức chịu đựng (±)Tăng sức chịu đựng (+,±) có điểm nhạy, có điểm tăng sức chịu đựng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trương Văn Có. Đánh giá sự nhạy kháng của Anopheles với hóa chất diệt côn trùng ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Tạp chí Phòng chống Bệnh sốt rét và Các bệnh ký sinh trùng. Viện Sốt rét KST-CT TƯ số 6/2007, trang 58-63. 2.Trương Văn Có và ctv. Thực trạng nhạy kháng của muỗi Anopheles với hóa chất diệt, hiệu lực tồn lưu trên màn tẩm và tường vách ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tạp chí Y học Thực hành số 511-2005. Bộ Y tế xuất bản, trang 116-121. 3.Trương Văn Có và ctv. Nghiên cứu thành phần loài và mức độ nhạy kháng của các vector với hóa chất diệt ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung- Tây Nguyên. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn, Nhà xuất bản Y học, 2007,trang 357-362. 4.4.nguyễn Quốc Hưng và ctv . Thông báo kết quả theo dõi kháng hóa chất diệt côn trùng thuốc nhóm pyrethroid của một số loài muỗi Anophelescác tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng năm 2001. Báo cáo khoa học chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng khu vực miền Trung- Tây Nguyên 1991-2000, trang 165-170. 5.Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có, Lê Giáp Ngọ và ctv. Đánh giá độ nhạy cảm của vector sốt rét, tác dụng tồn lưu của tường phun lambdacyhalothrine và màn tẩm permethrine, thực trạng sử dụng màn ở các cộng đồng. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991-2000, Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn,trang 262-278. 6.Nguyễn Tuấn Ruyện và ctv . Kết quả theo dõisự kháng hóa chất diệt côn trùng của các loài muỗi truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam 1992-1995. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991-1996, Viện Sốt rét KST-CTHà Nội. Nhà xuất bản Y học, 1997, trang 401-407.
|