TRANG CHỦ | Thứ 6, ngày 22/11/2024 |
|
|||||||||||||||
|
Bác sĩ Đặng Thị Tươi cho biết thêm, trong đợt này, có những công nhân bị đến 2 lần như công nhân Đoàn Hồng Ngọc (19 tuổi, ngụ xã Bàu Đồn, H.Gò Dầu), Trương Thị Loan (31 tuổi,cùng ngụ H.Gò Dầu). Hiện các bác sĩ đã truyền dịch, tiêm kháng sinh điều trị triệu chứng cho các công nhân. 30 học sinh nhiễm độc Bacillus cereus trong thức ăn Ngày 15-10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ cho biết vừa có kết quả xét nghiệm các mẫu thức ăn của vụ ngộ độc ở Trường mầm non Thốt Nốt (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) làm 30 học sinh bị ngộ độc. Theo phân tích mẫu phở các cháu ăn ngày hôm đó, có loại vi khuẩn tác nhân gây bệnh là Bacillus cereus (thường nhiễm vào các loại thực phẩm trữ lạnh lâu hoặc để qua đêm), các mẫu sữa chua cũng có vi khuẩn này cùng với một số loại vi khuẩn như E.coli, Coliforms fecaux… Chi cục kết luận các loại thức ăn tại trường bị nhiễm khuẩn do quá trình bảo quản, tiếp xúc và chế biến không kỹ. Ngay sau vụ ngộ độc xảy ra tại Trường mầm non Thốt Nốt (ngày 8-10), đoàn kiểm tra liên ngành y tế - giáo dục đã tiến hành kiểm tra tình hình vệ sinh, nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn ở 13 trường mầm non trên địa bàn. Ghi nhận của đoàn cho thấy có trên 70% bếp thực hiện đúng quy trình chế biến theo nguyên tắc một chiều, tuy nhiên 12/13 trường quản lý nguyên liệu chưa rõ ràng về nguồn gốc, có trường còn mua sản phẩm gia vị không nhãn mác, lưu mẫu thức ăn chưa đầy đủ… 6.500 học sinh Đức ngộ độc thực phẩm? Nhà chức trách Đức đang mở cuộc điều tra sau khi hàng ngàn học sinh các bang miền đông đột nhiên bị nôn mửa và tiêu chảy trong mấy ngày qua, làm dấy lên nghi vấn các em bị ngộ độc thực phẩm tại trường. Viện Robert Koch (RKI) - một cơ quan y tế liên bang Đức, cuối ngày 28-9 cho biết các trường hợp học sinh bệnh xuất hiện từ đêm 25-9 và tăng lên nhanh chóng mỗi ngày. Theo trang báo mạng The Local, đến nay đã có hơn 6.500 học sinh bị bệnh, riêng hôm qua 28-9 có đến 2.200 ca mới. Ngoài học sinh, trẻ mẫu giáo và các giáo viên cũng bị bệnh. DPA cho hay những bang bị ảnh hưởng là Trong một thông cáo, RKI nói tất cả những trường bị ảnh hưởng đều nhập thực phẩm từ một nhà cung cấp là Công ty Sodexo, cho thấy nhiều khả năng đây là một vụ ngộ độc thực phẩm do norovirus (nhóm virus gây viêm đường ruột với các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng). Tuy nhiên theo Tân Hoa xã, Sodexo đã phủ nhận có liên quan và vụ việc đang được các quan chức y tế và thực phẩm Đức điều tra. Hiện nhiều trường học ở khu vực đã đóng cửa để đề phòng. Thanh Hóa: Số vụ ngộ độc thực phẩm tăng đột biếnSở Y tế Thanh Hóa cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh này vẫn còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp chưa quan tâm thực hiện các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn tiềm ẩn, đặc biệt là tại các khu công nghiệp lớn, tập trung đông người lao động. Được biết, trong 7 tháng đầu năm 2011 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 1.200 người mắc, 1 người chết. Trong đó có 3 vụ ngộ độc thực phẩm tại 3 bếp ăn tập thể có quy mô hàng nghìn người ăn với 713 người mắc phải nhập viện điều trị, tăng hơn 4 lần số người nhập viện so với cả năm 2010. Vụ ngộ độc xảy ra tại Cty giày Hung Fu vào ngày 12/3 khiến hàng trăm công nhân phải nhập viện trong tình trạng sức khỏe nguy kịch Mới đây nhất, trưa 13/7, cũng đã xảy ra vụ ngộ độc tập thể tại Xí nghiệp may 8, Công ty Cổ phần May Hồ Gươm, Hà Nội, dặt tại địa bàn huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) khiến hơn 200 công nhân phải nhập viện điều trị. Trước đó, ngày 12/3/2011, vụ ngộ độc tập thể tại Cty giày HongFu (tại khu công nghiệp Hoàng Long, Hoằng Hóa) khiến gần 300 công nhân phải nhập việc trong tình trạng nguy kịch... Ngộ độc thực phẩm xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn do việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm không an toàn, quy trình chế biến không đảm bảo nguyên tắc một chiều, người trực tiếp chế biến thiếu kiến thức về VSATTP và thực hành vệ sinh kém... Nhằm siết chặt hoạt động kinh doanh bếp ăn tập thể, nhất là các nhà hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ thị số 16/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các bếp ăn tập thể nhằm kiểm soát tình hình ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các ngành chức năng phải tổ chức thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, bếp ăn trong các đơn vị trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn về việc thực hiện đầy đủ các quy định bảo đảm ATVSTP. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật... Tổ chức tập huấn kiến thức về ATVSTP để nâng cao nhận thức trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm ATVSTP; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Hướng dẫn và tổ chức thẩm định để cấp giấp chứng nhận cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể đủ điều kiện ATTP theo phân cấp quản lý. Theo thống kê từ Bộ Y tế cho biết, trong tháng 7, cả nước đã xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm tại 15 tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Sơn La, Hải Dương, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Vĩnh Long và TP. Hồ Chí Minh làm 1.038 người mắc, số người phải nhập viện là 969 người, 1 trường hợp tử vong. Phòng chống ngộ độc thực phẩm do nấmNấm là một loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như: chất đạm, chất béo, chất xơ và khoáng chất. Ở tỉnh ta, với khí hậu ôn hoà, mát mẻ là môi trường thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Vì thế, bên cạnh những loại nấm ăn được cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ cho con người thì nấm độc hàng năm đã cướp đi sinh mạng nhiều người. Tính riêng 4 tháng đầu năm, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc nấm làm 03 người mắc và tử vong. Nguyên nhân chính là do người dân không phân biệt được giữa nấm ăn được và nấm độc, chủ quan khi hái và sử dụng các loại nấm không rõ nguồn gốc. Một số loại nấm độc thường gặp * Nấm độc xanh đen (tên khoa học Amanita Phalloides): Loại này thường gặp trong rừng, đôi khi mọc trên bãi cỏ. Hình dạng: mũ nấm màu xanh đen nhạt, đường kính từ 6 – 12cm, có bao gốc dạng đài hoa, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống, chân cuống nấm phình dạng củ. Đây là loại nấm cực độc chỉ cần khoảng 30g cũng đủ gây chết người. Hoạt chất gây độc trong nấm được xác định là phallotoxin và amanitin. Triệu chứng ngộ độc nấm này xuất hiện chậm khoảng 9 -11h sau khi ăn, do đó chất độc đã ngấm sâu vào trong máu, nên tỷ lệ tử vong cao tới 90%, nếu không gây tử vong thì giai đoạn để người bệnh bình phục cũng rất dai dẳng. * Nấm độc trắng (tên khoa học là Amanita Verna): Nấm này rất độc với biệt danh là “Nàng tiên giết người trong rừng” vì thế phần nhiều nó mọc ở những bãi cỏ trong rừng. Hình dạng: mũ nấm màu trắng, có đường kính từ 7 – 10 cm, chân phình dạng củ, có bao gốc dạng đài hoa, có vòng nấm màu trắng trên cuống. Hoạt chất gây độc là amatinin với cơ chế gây độc giống nấm xanh đen. * Nấm độc đỏ (tên khoa học là Amanita muscaria): Nấm có hình dạng: mũ nấm có màu đỏ cam, đường kính 5 – 10cm phủ mụn màu trắng, có bao gốc dạng vòng gờ do nhiều gờ mụn nhỏ xếp thành, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống, cuống nấm có đường kính 1 – 1,5cm khi non ruột đặc khi già rỗng và có thời gian ủ bệnh từ 1 – 6h. Hoạt chất gây độc là muscimol và muscarin. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi bị ngộ độc là viêm dạ dày, nôn, ỉa chảy, đổ nhiều mồ hôi, đồng tử co lại, mất phản xạ ánh sáng. Gây tử vong do liệt trung khu thần kinh hô hấp. * Nấm độc nâu (tên khoa học là Amanita pantherina): Nấm có hình dạng: mũ nấm màu nâu nhạt, đường kính 5 – 10cm, phủ các vảy mụn màu trắng, có bao gốc dạng gờ nhiều vòng điển hình, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống. Hoạt chất gây độc của loại nấm này là muscarin. Để phòng chống ngộ độc do nấm, ta cần tuân thủ một số nguyên tắc đề phòng ngộ độc nấm khi hái nấm mọc tự nhiên: ·Quan sát thấy nấm không bị các loài khác như côn trùng, thú ăn ·Biết chắc chắn nấm ăn được mới được ăn. ·Kiểm tra, xác minh nấm thật kỹ trước khi nấu, kiên quyết loại bỏ nấm lạ. ·Khi không phải tự tay mình hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc thì không được ăn nấm. ·Tuyệt đối không ăn thử nấm vì rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc. ·Không dùng phương pháp cho động vật (chó, mèo...) ăn thử vì có loài nấm sau khi ăn tới nửa ngày hoặc lâu hơn mới có biểu hiện ngộ độc nên không thể xác định có độc hay không sau khi động vật ăn ·Không hái nấm quá non, khi chưa xoè mũ nấm (đối với nấm tán) vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loài. Không ăn nấm đã già hoặc nấm bị ôi thiu. ·Khi bị ngộ độc nấm cần phải xử lý gây nôn cho người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện và nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị kịp thời.
|
|
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng |
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích |