Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 7 1 6 6
Số người đang truy cập
5 5 5
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Người dân đang chết mòn do phải dùng thực phẩm có chứa hóa chất độc hại
Dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm?

Cập nhật tháng 5/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) o­nline Q&A. Dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm? (Pesticide residues in food?)có thể gây hậu quả có hại bao gồm cả ung thư, ảnh hưởng đến sinh sản, hệ miễn dịch hoặc hệ thống thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồngkhi nó được sử dụng trong nông nghiệp và xảy ra trong thực phẩm.

Những nguy cơ sức khỏe nào liên quan với dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm?(What are the health risks associated with pesticide residues in food?)

Thuốc trừ sâu là hóa chất sử dụng trong nông nghiệp bảo vệ cây trồng chống lại côn trùng, nấm, cỏ dại và các loại sâu bệnh khác. Ngoài sử dụng trong nông nghiệp, thuốc trừ sâu cũng được sử dụng bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong kiểm soát các vectơ truyền bệnh nhiệt đới như muỗi nên có khả năng gây độc cho con người. Chúng có thể gây hậu quả có hại bao gồm cả ung thư, ảnh hưởng đến sinh sản, hệ miễn dịch hoặc hệ thống thần kinh. Trước khi được phép sử dụng, thuốc trừ sâu cần phải được đánh giá về khả năng ảnh hưởng sức khỏe có thể xảy ra và các kết quả phải được phân tích bởi các chuyên gia để đánh giá bất kỳ nguy cơ nào với con người.

"Mối nguy" và "nguy cơ": sự khác biệt là gì? (“Hazard” and “risk”: what is the difference?)

Nghiên cứu khoa học về các tác hại tiềm tàng của hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu cho phép chúng được phân loại như là chất gây ung thư (có thể gây ung thư), độc thần kinh (có thể gây tổn thương não) hoặc gây quái thai (có thể gây tổn thương cho thai nhi). Quá trình phân loại được gọi là "xác định mối nguy" (hazard identification( là bước đầu tiên của "đánh giá nguy cơ" (risk assessment). Một ví dụ về xác định mối nguy là việc phân loại các chất gây ung thư theo khả năng gây ra ung thư của chúng cho con người được thực hiện bởi Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (International Agency for Research o­n Cancer_IARC)-cơ quan chuyên ngành ung thư của WHO. Loại hóa chất tương tự có thể có những tác dụng khác nhau ở các liều khác nhau, phụ thuộc vào liều hóa chất bao nhiêu mà một người bị phơi nhiễm, nó cũng có thể phụ thuộc vào các con đường phơi nhiễm xảy ra như uống, hít hoặc tiêm.

Tại sao WHO lại có 2 quy trình riêng biệt cho việc "xác định mối nguy" và "đánh giá nguy cơ"? (Why does WHO have 2 distinct processes for “hazard identification” and “risk assessment”?)

"Xác định mối nguy" đặc biệt, việc phân loại của các chất theo IARC về khả năng gây ung thư của chúng là bước đầu tiên của quá trình "đánh giá nguy cơ". Phân loại của một tác nhân như là một mối nguy hiểm gây ung thư là một dấu hiệu quan trọng mà một số mức độ phơi nhiễm, ví dụ từ nghề nghiệp, môi trường, thực phẩm… có thể dẫn đến việc gia tăng nguy cơ ung thư. Đánh giá nguy cơ đối với dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, như được thực hiện bởi Hội nghị của FAO/WHO về dư lượng thuốc trừ sâu (JMPR), thiết lập một mức độ thu nhận an toàn sau khi đánh giá mức độ nguy cơ. Việc thu nhận hàng ngày chấp nhận được (Acceptable daily intakes_ADIs) được sử dụng bởi các chính phủ và các nhà quản lý nguy cơ quốc tế như Codex Alimentarius Commission nhằm thiết lập giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong thực phẩm. MRLs được thi hành bởi các chính quyền quốc gia để đảm bảo rằng dư lượng thuốc trừ sâu cho người tiêu dùng bị phơi nhiễm thông qua ăn thức ăn trong suốt cuộc đời sẽ không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Xác định mối nguy của IARC có thể cung cấp thông tin cho đánh giá nguy cơ của JMPR do đó hai quá trình có thể là sự bổ sung như IARC có thể xác định chứng cứ mới từ các nghiên cứu khoa học về các chất gây ung thư của một chất hóa học, khi cần thiết, JMPR tiến hành một cuộc đánh giá hoặc đánh giá lại sự an toàn của chất hóa học khi nó được sử dụng trong nông nghiệp và xảy ra trong thực phẩm.

 

 

Ngày 18/05/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích