Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 1 5 7 4
Số người đang truy cập
1 5
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Các nhà nghiên cứu tìm thấy mối tương quan giữ nguy cơ bị bệnh tim và thịt đỏ chế biến
Gia tăng nguy cơ bị suy tim khi ăn thịt đỏ chế biến và phòng tránh bệnh lây truyền qua thực phẩm

Gia tăng nguy cơ bị suy tim khi ăn thịt đỏ chế biến

Ngày 13/6/2014. VOA News - Những người đàn ông ăn thịt bắp đùi làm thành giăm bông, thịt xúc xích, thịt lợn xông khói, thịt xúc xích kẹp bánh mỳ có nguy cơ cao hơn bị suy tim so với những người không ăn các loại thịt này. Đó là phát hiện trong một nghiên cứu mới cho hơn 37.000 đàn ông Thụy điển có tuổi từ 45 đên 79 và không có tiền sử về bệnh tim hay ung thư. Nghiên cứu này là đầu tiên khám phá sự khác nhau về những ảnh hưởng đối với sức khỏe giữa thịt được chế biến và thịt không chế biến. Thịt chế biến chứa muối, nitrate và các chất phụ gia khác.

Những người đàn ông điền vào một bộ câu hỏi về thói quen ăn uống của họ vá các yếu tố lối sống khác vào năm 1998. Mười hai năm sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra gần 3.000 người đàn ông ăn thịt đỏ chế biến một cách đều đặn bị suy tim và 266 người bị chết vì tình trạng bệnh lý này. Đàn ông ăn phần lớn thịt được chế biến có nguy cơ bị chết do suy tim cao gấp hơn hai lần so với những người ăn với số lượng ít hơn, không có nguy cơ gia tăng ở những người đàn ông không ăn thịt đỏ được chế biến.

Suy tim là một bệnh mà cuối cùng tim mất khả năng bơm máu, những người được chẩn đoán là suy tim thường chết trong vòng 5 năm. Các nhà nghiên cứu hy vọng các phát hiện tương tự trong một nghiên cứu hiện nay đang được tiến hành ở phụ nữ, để an toàn các bác sỹ khuyến mọi người nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ chế biến tới chỉ sử dụng hơn 1 đến 2 lần trong một tuần. Nghiên cứu được công bố trong Tạp chí tuần hoàn: suy tim, (Journal circulation: heart failure) một tạp chí của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ.

Phòng tránh bệnh lây truyền qua thực phẩm (Prevention of Foodborne Disease)

5 yếu tố mang tính chìa khóa làm cho thực phẩm an toàn hơn

Giữ sạch (keep clean): rửa tay trước khi chế biến thức ăn và thường xuyên trong khi chế biến thực phẩm (wash your hands before handling food and often during food preparation); rửa tay sau khi đi vệ sinh (wash your hands after going to the toilet); rửa và khử trùng tất cả các bề mặt và dụng cụ được sử dụng trong chế biến thực phẩm (wash and sanitize all surfaces and equipment used for food preparation); bảo vệ khu vực nhà bếp và thực phẩm tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác (protect kitchen areas and food from insects, pests and other animals)

Để thực phẩm sống và chin riêng biệt (separate raw and cooked): tách riêng thịt sống, gia cầm và thủy sản với các thực phẩm khác (separate raw meat, poultry and seafood from other foods); sử dụng riêng biệ thiết bị và đồ dùng như dao và thớt trong chế biến thực phẩm tươi sống (use separate equipment and utensils such as knives and cutting boards for handling raw foods); bảo quản thực phẩm trong hộp để tránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và thực phẩm đã chế biến (store food in containers to avoid contact between raw and prepared foods)

Nấu chin thực phẩm kỹ lưỡng (Cook thoroughly): nấu chín thực phẩm một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng và hải sản (cook food thoroughly, especially meat, poultry, eggs and seafood); các loại thức ăn mang theo như súp và món hầm cần đun sôi để đảm bảo rằng thức ăn đã đạt đến 70°C. Đối với thịt và gia cầm, đảm bảo rằng các loại nước chảy ra từ thịt là trong, không có màu hồng. Lý tưởng nhất, sử dụng một nhiệt kế (bring foods like soups and stews to boiling to make sure that they have reached 70°C. For meat and poultry, make sure that juices are clear, not pink. Ideally, use a thermometer); hâm nóng lại thức ăn đã nấu chín (reheat cooked food thoroughly).

Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (keep food at safe temperatures): không để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ (do not leave cooked food at room temperature for more than 2 hours); bảo quản lạnh kịp thời tất cả thực phẩm nấu chín và thực phẩm dễ hư hỏng tốt nhất dưới 5°C) (refrigerate promptly all cooked and perishable food preferably below 5°C); giữ thực phẩm đã nấu chín ở mức nóng (trên 60°C) trước khi ăn (keep cooked food piping hot (more than 60°C) prior to serving); không lưu trữ thực phẩm quá lâu, ngay cả trong tủ lạnh (do not store food too long even in the refrigerator); không làm tan thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng (do not thaw frozen food at room temperature)

Sử dụng nước sạch và nguyên liệu tươi (use safe water and raw materials: dùng nước sạch hoặc xửlý để làm cho nước an toàn (use safe water or treat it to make it safe); chọn thực phẩm tươi và lành mạnh (select fresh and wholesome foods); chọn thực phẩm chế biến an toàn, chẳng hạn như sữa tiệt trùng (choose foods processed for safety, such as pasteurized milk); rửa trái cây và rau quả, đặc biệt là nếu ăn sống (wash fruits and vegetables, especially if eaten raw); không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng (do not use food beyond its expiry date).

Có một nhu cầu ngày càng tăng về thông tin an toàn thực phẩm ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế. Làm việc với mạng lưới các văn phòng khu vực và quốc gia và các tổ chức đối tác của WHO, 5 thông điệp mang tính chìa khóa có thể được phổ biến thành công trên toàn thế giới. WHO khuyến khích các chính phủ, ngành công nghiệp và các tổ chức người tiêu dùng phổ biến thông điệp vệ sinh thực phẩm quan trọng này.

 

Ngày 16/06/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com và voanews.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích