Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 06/02/2025
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 9 3 7 3 8 8
Số người đang truy cập
1 8 8
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
Chủ đề của Ngày môi trường thế giới 2008.
Vì một trái đất sạch hơn!

 

Có thể nói, nếu năm 2007,Ngày Môi trường Thế giới đã sử dụng thành công chủ đề “Băng tan: một Chủ đề Nóng bỏng?” để thúc đẩy các hành động nền tảng của hàng triệu người ở gần 100 nước trên khắp thế giới đối với thách thức về biến đổi khí hậu.Ngày Môi trường Thế giới (MTTG) năm 2008 lấy chủ đề “Hãy thay đổi thói quen - Hướng đến một nền kinh tế ít carbon!”. Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) yêu cầu các quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng hãy tập trung giải quyết các vấn đề về phát thải khí nhà kính và đưa ra các biện pháp giảm thiểu… Trong các vấn đề môi trường toàn cầu, sự gia tăng khí nhà kính đang dấy lên mối lo ngại lớn nhất về tác động của con người đến môi trường. Theo báo cáo của các nhà khoa học, lượng khí thải CO2 trong khí quyển đã đạt mức 387 ppm, tăng hơn 40% so với thời kỳ cách mạng công nghiệp.Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 650.000 năm trở lại đây. Năm 2007, tốc độ tăng là 2,14ppm. Trong khi đó, từ năm 1970 đến 2000, tốc độ này chỉ là 1,5ppm mỗi năm. Nhận ra rằng biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn nạn của thời đại chúng ta, UNEP yêu cầu các quốc gia, các công ty, cộng đồng lưu tâm đến sự phát thải khí nhà kính và làm thế nào để giảm thiểu chúng.

Lịch sử và ý nghĩa ngày môi trường thế giới

Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường tổ chức tại Stockholm (thủ đô Thuỵ Điển) trong thời gian 5-6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Kể từ đó, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 5/6 hàng năm làm ngày Môi trường Thế giới và khuyến khích những người dân, Chính phủ và các tổ chức của tất cả các nước trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm cải thiện môi trường ở nước mình trong ngày này. 

 

 Năm 1994, Tổng thống Fidel
Ramos của Philipin đã kêu gọi
người dân nước mình tạm dừng
trong chốc lát vào 12 giờ trưa ngày
5 tháng 6 để “nghĩ tới việc làm sạch
môi trường, nghĩ tới màu xanh, với
sinh lực vốn có và niềm phấn khích,
phục hồi lại nguồn năng lượng mà
chúng ta vay của thiên nhiên.”

Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.

Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP tạo ra bầu không khí cho sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và lôgô sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu - một vấn nạn của thời đại chúng ta

Hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề môi trường (MT) nóng bỏng nhất, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên khắp hành tinh, trong đó có Việt Nam. Biểu hiện rõ nét nhất là chế độ thời tiết bất thường, sự ấm lên của trái đất gây hậu quả của băng tan, mực nước biển dâng, mưa lũ, bão tố… ngày càng có chiều hướng gia tăng… Đáng lo ngại là loài người đang phải đối mặt với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, như: dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai, hạn hán vàsuy giảm đa dạng sinh học…
 

Nhân ngày Môi trường Thế giới 5.6, Tổng thư
ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon kêu gọi mọi
công dân của Trái đất cùng chung sức bảo
vệ môi trường với tinh thần: "Mỗi chúng ta đều
là một phần của giải pháp. Dù bạn là một cá
nhân, một tổ chức, một doanh nghiệp hay một
chính phủ, có rất nhiều bước đi mà bạn có thể
thực hiện để giảm dấu chân các-bon của mình.
Trên hết, tất cả chúng ta phải xuất phát từ
trái tim".
 

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là do các loại khí thải, đặc biệt là khí CO2 thải ra trong quá trình sản xuất, tiêu dùng. Việc sử dụng các nguồn năng lượng có nguồn gốc từ carbon làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên từ việc đốt một khối lượng lớn các nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí đốt... trong quá trình phát triển công nghiệp. Tình trạng phá rừng và khai thác gỗ thiếu bền vững… cũng là nguyên nhân tạo ra hơn 20% phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Đáng lưu ý, một số hình thức canh tác, chăn nuôi, giao thông vận tải, thói quen sử dụng năng lượng, nhiên liệu không tái tạo cũng chính là “thủ phạm” đã làm tăng đáng kể lượng khí nhà kính…

“Hãy thay đổi thói quen -Hướng đến một nền kinh tế ít carbon!”

Trước những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu trái đất mà nguyên nhân chủ yếu là do con người, ngay từ năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường họp ở Rio de Janero (Brazil), các quốc gia trên thế giới đã thông qua Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp quốc. Tiếp đó, 5 năm sau (1997), tại Kyoto (Nhật Bản), một Nghị định thư về cắt giảm khí thải đã được thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2005. Cho đến nay, đã có 165 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư này, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, Ngày Môi trường thế giới sẽ đề cập đến các nội dung về tài nguyên và các sáng kiến thúc đẩy nền kinh tế và lối sống giảm phát thải khí carbon, như: tiết kiệm năng lượng; các nguồn năng lượng thay thế; bảo tồn thiên nhiên… Cũng nhân Ngày Môi trường thế giới, UNEP đã đưa ra 12 bước giúp bỏ thói quen giảm phát thải khí CO2, như: Đánh giá nguyên nhân gây ra khí nhà kính; đưa ra cam kết giảm thiểu dấu vết carbon; lựa chọn và lên kế hoạch hành động; giảm thiểu khí carbon trong cuộc sống, tiết kiệm năng lượng; chuyển sang năng lượng giảm phát thải khí carbon…

Ngày Môi trường thế giới - ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước, bằng chứng là số nước hưởng ứng sự kiện này ngày càng tăng, danh sách các thành phố, các doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng nhiều. Các hoạt động được lập kế hoạch từ trước hoặc trong quá trình tổ chức Ngày Môi trường thế giới rất đa dạng. Ngày Môi trường thế giới “chính là sự kiện của người dân” với các hoạt động đa dạng, phong phú, như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi tại trường học, trồng cây, chiến dịch tái chế chất thi và làm sạch môi trường. Ngày Môi trường thế giới còn là một sự kiện “trí tuệ”, nó tạo cơ hội để tổ chức các cuộc hội thảo, các diễn đàn về việc gìn giữ sự trong lành của môi trường vì lợi ích của các thế hệ mai sau. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng; sự kiện này còn tạo cảm hứng cho hàng nghìn nhà báo trên thế giới để viết về môi trường. Ngày Môi trường thế giới còn tạo cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ước quốc tế về lĩnh vực môi trường. Đồng thời, tăng cường sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Các công chức địa phương, vùng và chính phủ, các nguyên thủ quốc gia và các bộ trưởng môi trường sẽ đưa ra các công bố và cam kết chăm sóc trái đất của chúng ta.

Thế giới cần 45 nghìn tỷ USD để cắt giảm CO2

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ngày 3/6 khuyến cáo thế giới cần đầu tư thêm 45 nghìn tỷ USD nếu muốn đạt mục tiêu đến năm 2050 cắt giảm một nửa lượng khí điôxít cácbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.

IEA lấy năm 2005 làm mốc tính toán chi phí cho mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2050, đồng thời đã xác định 17 công nghệ chủ chốt cần được ứng dụng để thực hiện mục tiêu này, bao gồm công nghệ thu giữ và chôn cất khí CO2, công nghệ sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái sinh như nước và gió, công nghệ sử dụng pin khí hiđrô để vận hành xe cộ.

Tuy nhiên, chi phí cho việc ứng dụng các công nghệ này rất tốn kém, đòi hỏi các nước phải đầu tư thêm nhiều tiền so với mốc năm 2005.

 

Trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí thuộc về mọi người dân

Theo số liệu công bố của Chương trình không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ (SVCAP), sau khi hỏi ý kiến của 1.500 người dân về ô nhiễm không khí ở Hà Nội, thì có 32% người được hỏi cho là ô nhiễm nhẹ; 56,3% cho là ô nhiễm khá nặng và 9,3% cho rằng ô nhiễm nặng và đặc biệt chỉ có... 2% người dân cho là không khí còn trong lành.

Có tới 84% người được hỏi cho rằng, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí thuộc về mọi người dân, và cả trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý môi trường... Họ cho rằng, cần có hành động cấp bách làm giảm ô nhiễm không khí. Nhiều người đã kiến nghị nên tăng tốc phủ xanh thành phố cũng như sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc thân thiện với môi trường... Chỉ có 26% số người được hỏi đồng ý nộp tiền phạt hành chính khi vi phạm.

Số liệu quan trắc của Sở TN&MT cho thấy, trung bình trên toàn thành phố, nồng độ bụi gấp 1,5 đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Tại các khu vực đang thi công xây dựng, sửa chữa công trình và một số đường giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, nồng độ bụi gấp 7- 10 lần. Ước tính, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra đối với Hà Nội khoảng 1 tỷ đồng/ngày, chưa tính đến thiệt hại đối với nông nghiệp và cây xanh.

 

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng:

"Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, tôi kêu gọi các cấp CĐ, CNVC - LĐ cả nước hãy tích cực góp phần vào các hoạt động BVMT, từ bỏ thói quen sử dụng và thải cácbon bằng các hành động cụ thể như: Tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ điện, sử dụng các thiết bị có hiệu năng cao, tích cực tham gia bảo vệ rừng, trồng thêm cây xanh... tích cực tham gia và hưởng ứng các hoạt động vì một nền kinh tế ít cácbon...".

(Trích diễn văn lễ míttinh kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới và lễ phát động Năm hành tinh trái đất 2008).

 

 

Ngày 06/06/2008
Ban biên tập (MH)
(Nguồn Báo Vietnamnet, Baobinhdinh, VOV, TTXVN)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích