Kế hoạch triển khai phát động công tác phòng chống sốt rét nhân Ngày Sốt rét thế giới 25-4-2009 tại các tỉnh/thành phố trong nước
Đến thời điểm này, thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh sốt rét hiện đang có mặt và lưu hành trên 104 quốc gia thuộc 4 vùng lãnh thổ, trên phạm vi toàn cầu (http://www.rollbackmalaria.org., 2009). Căn bệnh đã gây tác động lớn và ảnh hưởng nặng nề đối với toàn nhân loại, hàng năm có số ca mắc mới và tử vong không nhỏ, gây thiệt hai nhân lực cả chi phí lên đến hàng tỷ USD. Trong đó, các quốc gia thuộc châu Phi và khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nhất với số ca mắc và tử vong cao, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng chiếm tỷ lệ lớn và dễ chuyển bệnh nặng; cứ mỗi 30 giây thế giới lại có một trẻ em tử vong vì sốt rét, không những thế sự đồng nhiễm sốt rét với một bệnh nhiễm trùng khác như lao, HIV/AIDS càng làm tăng thêm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn bao giờ hết, nhất là tại các quốc gia Trung Phi và Nam Mỹ. Trước bức tranh sốt rét nguy kịch như thế, các chuyên gia y tế cùng các đối tác đã bàn bạc và thống nhất ngày 25 tháng 4 hàng năm làm Ngày châu Phi phòng chống sốt rét trong nhiều năm qua (Africa Malaria Day). Mãi đến năm 2007, trong một phiên họp của WHO về sốt rét đã thống nhất lấy ngày “Ngày châu Phi phòng chống sốt rét” làm “Ngày thế giới Phòng chống sốt rét”. Phiên họp này bao gồm 192 thành viên của các nước trên thế giới đã xem xét các báo cáo mới nhất về mối nguy cơ đe dọa của sốt rét đối với loài người. Cuộc họp đã chỉ ra rằngmặc dù bệnh sốt rét gây ảnh hưởng, tác động lớn, thậm chí đe dọa tử vong, làm thiệt hại chi phí cho phòng chống sốt rét rất lớn nhưng nhân loại vẫn xem thường căn bệnh này và chưa thực sự quan tâm đến. Do đó, WHO đã thống nhất cần thiết phải có “Ngày thế giới phòng chống sốt rét” (World Malaria Day) với nhiều mục đích khác nhau, trong đó đáng chú ý đây là cơ hội đẻ nhắc nhỏ, cảnh báo mối hiểm họa của bệnh sốt rét cho cộng đồng trên toàn thế giới. Từ năm 2008, WHO đã quyết định tuyên bố và phát động các quốc gia trên toàn thế giới kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống sốt rét lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 4 năm 2008,đến nay gần tròn 1 năm kỷ niệm. Tương tự như năm 2008, Ngày thế giới phòng chống sốt rét năm 2009 này không ngoài mục đích: § Kỷ niệm Ngày sốt rét Phòng chống sốt rét là cơ hội cho các quốc gia không có sốt rét (malaria-free countries) học hỏi kinh nghiệm về hậu quả tàn phá của căn bệnh; § Cơ hội tốt cho các nhà tài trợ, các đối tác mới chung tay đóng góp vào công cuộc phòng chống sốt rét toàn cầu; § Một dịp để cho các viện hàn lâm và viện nghiên cứu đẩy mạnh các tiến bộ nghiên cứu khoa học của họ, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn lẫn nhau; § Cơ hội cho các quốc gia trong vùng bị ảnh hưởng bởi sốt rét học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cũng như rút kinh nghiệm từ những bước đã thực hiện; § Cơ hội cho các đối tác, các công ty và tập đoàn quốc tế trình bày các kết quả đạt được và vinh danh về kết quả, về những thành quả đạt được, làm thế nào tăng cường hiệu quả các công việc hơn nữa. Đặc biệt vào thời điểm quan trọng và ý nghĩa này: “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét”, các đối tác Chương trình Đẩy lùi sốt rét (RBM Partners) sẽ đề cập các mẫu chuyện sốt rét đầy ý nghĩa, những mẫu chuyện và thành quả đã thu hút được sự quan tâm nhiệt huyết của cả cộng đồng thế giới vào vấn đề sốt rét và làm thu hút cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết vấn đề này một cách tích cực. Ngày Thế giới phòng chống sốt rét-Ngày chăm sóc sức khỏe cho toàn thế giới (World Malaria Day-a day to make the world care) Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương có tình hình bệnh sốt rét phức tạp; hưởng ứng với phát động Chiến dich trên phạm vi toàn cầu về “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét” theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Dự án Quốc gia phòng chống sốt rét đã lên kế hoạch triển khai các chiến dịch phát động toàn dân phòng chống sốt rét trong phạm vi cả nước. Theo đó các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, Trung tâm Phòng chống Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng/Trung Tâm y tế dự phòng các tỉnh/thành phố có kế hoạch phát động chiến dịch tuyên truyền “Ngày thế giới phòng chống sót rét” và triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét 6 tháng đầu năm 2009, đặc biệt là truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét tại cộng đồng. Mục tiêu thực hiện 1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thiết thực hưởng ứng “Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25-4” trên phạm vi cả nước, nhằm nhắc nhở toàn dân hãy quan tâm đến công tác phòng chống sốt rét hơn nữa; 2. Phát động chiến dịch ra quân thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét 6 tháng đầu năm với chất lượng cao nhằm tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét, tập trung chủ yếu vào các vùng sốt rét lưu hành. Các giải pháp tổ chức thực hiện Thời gian phát động chiến dịch Trong vòng 1 tháng (1/4-30/4/2009), cao điểm từ ngày 15/4 đến 30/4/2009 Hình thức tổ chức · Các Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng: § Tổ chức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Đài truyền hình trung ương, kênh truyền hình O2TV, Đài truyền hình địa phương, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh địa phương,…) về ý nghĩa của Ngày thé giới phòng chống sốt rét; về nguyên hhân gây bệnh và tác hại của bệnh sốt rét; về các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét (tập trung vào ngủ màn, tẩm hóa chất diệt muỗi thường xuyên ở nhà cũng như khi vào rừng, ngủ qua đêm trên nương rẫy. Khi bị sốt hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị bệnh. | | Chuẩn bị cho công tác truyền | thông phòng chống sốt rét. | § Tổ chức một buổi mít tinh tại một đơn vị huyện thuộc phạm vi quản lý với các nội dung chính như tuyên truyền về các nội dung trên; ra quân triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét: phun tẩm hóa chất, tẩm mnà, phát hiện lam máu,…
· Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT/ Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh/thành phố: Phối hợp chặt chẽ với các cơ qua truyền thông đại chúng địa phương (Đài phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí,…) tuyên truyền tới cộng đồng hiểu ý nghĩa sâu sắc của “Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét”, các biện pháp phòng chống sốt rét cho bản thân, gia đình và cộng đồng; § Chọn một huyện trọng điểm sốt rét trong địa bàn mình phụ trách, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và Trung tâm y tế huyện được chọn để làm điểm phát động chiến dịch tuyên truyền hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét” và ra quân triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét 6 tháng đầu năm 2009; § Chỉ đạo các trung tâm y tế huyện tổ chức chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét các nội dung như trên; § Chỉ đạo tuyến dưới triển khai Chiến dịch ra quân thực hiện đúng kế hoạch về độ bao phủ, có chất lượng cao các biện pháp phòng chống sốt rét:phu tẩm hóa chất; phát hiện và điều trị sốt rét; tăng cường giám sát dịch tễ, chú ý các “điểm nóng sốt rét”, các điểm có số mắc và chết cao trong năm 2008; § Cử cán bộ xuống cơ sở thực hiện giám sát dịch tễ và chỉ đạo có chất lượng chiến dịch phun tẩm hóa chất đầu năm. · Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã: § Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và cơ quan truyền thông tại địa phương (Đài truyền thanh,…) tổ chức các hình thức truyền thông phù hợp như pa-nô, áp-phích,…tuyên truyền tới cộng đồng về ý nghĩa của “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét”, các biện pháp phòng chống sốt rét cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng; § Chọn một xã trọng điểm sốt rét trong địa bàn mình phụ trách, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và trạm y tế xã được chọn để làm điểm phát động Chiến dịch tuyên truyền hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét, ngày 25 tháng 4” và ra quân triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét 6 tháng đầu năm 2009; § Chỉ đạo các trạm y tế xã tổ chức chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét với các nội dung như trên; § Chỉ đạo tuyến xã triển khai chiến dịch ra quân thực hiện đúng kế hoạch về độ bao phủ, có chất lượng cao các biện pháp phòng chống sốt rét: phu ntẩm hóa chất; phát hiện và điều trị sốt rét; tăng cường giám sát dịch tễ, chú ý “các điểm nóng sốt rét”, các điểm có số mắc và số tử vong cao năm 2008, tăng cường hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng của các điểm kính hiển vi; § Cử các bộ xuống xã, thôn, bản thực hiện giám sát dịch tễ và chỉ đọa có chất lượng chiến dịch phun tẩm hóa chất đầu năm, phát hiện và điều trị bệnh sốt rét; § Huy động các truyền thông viên cơ sở (xã, thôn bản vùng lưu hành sốt rét) tiến hành truyền thông phòng chống sốt rét trực tiếp cho các vùng sốt rét lưu hành, vùng có nhiều dân cư đi vào vùng sốt rét lưu hành. | | Lễ hội cồng chiêng hưởng ứng Ngày Thế giới | phòng chống sốt rét 25-4 tại Tây Nguyên. | Các tài liệu và vật liệu truyền thông sử dụng trong Chiến dịch
Tham khảo, sử dụng các tài liệu sẵn có của Dự án quốc gia Phòng chống sốt rét đã cấp phát cho các địa phương, đơn vị và các thông tin về ngày sốt rét thế giới 25-4 đã được đăng tải trên Website của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn với tên miền http://www.impe-qn.org.vn. Một số khẩu hiệu tham khảo Dự án Quốc gia phòng chống sốt rét gợi ý một số thông điệp truyền thông để các địa phương, đơn vị tham khảo thiết kế các nội dung pa-nô, áp-phích, khẩu hiệu cổ động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét”: “Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4”; “Toàn dân tích cực tham gia phòng chống sốt rét”; “Ngủ màn thường xuyên là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sốt rét”; “Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi bị sốt”; “Thuốc sốt rét được cấp miễn phí tại các cơ sở y tế”.
Tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã lên kế hoạch chi tiết và cụ thể triển khai Chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét thế giới 25-4 và chỉ đạo các tỉnh trong địa bàn sớm triển khai thực hiện. Mong rằng những hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày phòng chống sốt rét thế giới 25-4 được phát động rầm rộ tại Việt Nam sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ nguyên nhân, tác hại của bệnh sốt rét; các cấp, các ngành cần quan tâm, chú trọng đến công tác phòng chống sốt rét và nâng cao chất lượng các biện pháp thực hiện để bệnh sốt rét không còn là vấn đề sức khỏe lớn đối với người dân và tiến tới loại trừ sốt rét ở nước ta.
|