|
Lễ phát động phòng chống sốt rét năm 2010 tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. |
Thông điệp phòng chống sốt rét của khu vực miền Trung-Tây Nguyên tại tỉnh Thừa Thiên-Huế
Lễ phát động Ngày Sốt rét thế giới 25-4 lần thứ Ba (2008-2010) được tổ chức tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế nơi Giáo sư Anh hùng liệt sĩ Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp đã anh dũng hy sinh cách đây 43 năm (1968); tại lễ phát động này TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã thay mặt các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên thông báo các thông điệp cần thiết với quyết tâm khống chế sự gia tăng và đẩy bệnh sốt rét trong năm 2010. Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nhiệt đới do muỗi truyền có tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết cao, tốc độ lan truyền nhanh và khả năng gây dịch lớn. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Phi và khu vực Đông Nam Á, số ca bệnh sốt rét chiếm hàng đầu so với cơ cấu bệnh tật chung tại các bệnh viện, luôn đe dọa đến tính mạng con người, hạn chế sự phát triển về kinh tế và xã hội. Ở nước ta, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về phòng chống sốt rét nên một số năm gần đây bệnh sốt rét đã có xu hướng giảm thấp, tuy nhiên tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên số mắc sốt rét hàng năm vẫn chiếm gần 50%, số chết chiếm trên 80% so với cả nước. Đặc biệt là 3 tháng đầu năm 2010 tiếp nối các tháng trong năm 2009 các chỉ số sốt rét (bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét, sốt rét ác tính, tử vong sốt rét) gia tăng liên tục trên diện rộng, thậm chí một số nơi bệnh nhân sốt rét tăng cao trên 100%, ký sinh trùng sốt rét tăng cao trên 500% nên nguy cơ bùng nổ dịch rất lớn; nhất là ở những vùng có dân giao lưu vào vùng sốt rét lưu hành khó kiểm soát như dân di cư tự do, dân đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới (Việt-Lào, Việt-Cambodia...). Thừa Thiên-Huế là một trong 15 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên có sốt rét lưu hành nặng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống và biên giới Việt-Lào. Mặc dù các chỉ số sốt rét ở tỉnh Thừa Thiên-Huế có xu hướng giảm thấp trong vài năm gần đây nhưng chưa thực sự mang tính bền vững do màng lưới y tế cơ sở chưa phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân sốt rét, người dân chưa có ý thức tự bảo vệ khi sinh sống hoặc vào vùng sốt rét lưu hành. Để ghi nhận những nỗ lực toàn cầu phòng chống sốt rét, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy ngày 25 tháng 4 hàng năm là Ngày Sốt rét thế giới (World Malaria Day) với mục đích nâng cao nhận thức và hiểu biết về sốt rét, đồng thời phát động phong trào tăng cường phòng chống sốt rét bao gồm các hoạt động phòng ngừa và điều trị sốt rét dựa vào cộng đồng ở các vùng sốt rét lưu hành. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Dự án quốc gia Phòng chống sốt rét, chiến dịch tuyên truyền phòng chống sốt rét được đồng loạt triển khai trên cả nước. Hưởng ứng chiến dịch này, tỉnh Thừa Thiên-Huế được chọn là nơi tổ chức Lễ phát động tuyên truyền Ngày Sốt rét thế giới vào 22/4/2010 tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền-nơi mà Giáo sư Anh hùng liệt sĩ Đặng Văn Ngữ-chuyên gia đầu ngành Ký sinh trùng ở Việt Nam cùng các đồng sự đã anh dũng hy sinh trong khi đang nghiên cứu vắc xin sốt rét để bảo vệ cho nhân dân cách đây 43 năm (1967). | | TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã thay mặt các tỉnh khu vực miền Trung -Tây Nguyên thông báo các thông điệp cần thiết với quyết tâm khống chế sự gia tăng và đẩy bệnh sốt rét trong năm 2010. | Mặc dù dưới nắng nóng gay gắt, nhưng đông đảo người dân xã Phong Mỹ đã có mặt đến cùng để hưởng ứng Lễ phát động ngày sốt rét thế giới | Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn phát động chiến dịch ra quân phòng chống sốt rét tại tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng và khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói chung trong năm 2010 với các nội dung sau:
1. Đẩy lùi bệnh sốt rét ở các vùng sốt rét lu hành nặng và phát triển các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn sốt rét quay trở lại, tiến tới loại trừ bệnh sốt rét theo mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề ra. 2. Tận dụng tối đa mọi nguồn lực đầu tư nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phòng chống sốt rét được Bộ Y tế giao trong giảm chết sốt rét, giảm mắc sốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra trên toàn khu vực. 3. Hoàn thành có hiệu quả chỉ tiêu bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi (phun tồn lưu hóa chất, tẩm màn), đảm bảo thuốc sốt rét đợc cấp miễn phí tới tận cơ sở để bảo vệ người dân sống ở các vùng sốt rét lưu hành. 4. Nâng cao chất lượng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phòng chống sốt rét, đặc biệt là công tác phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân sốt rét ngay từ tuyến cơ sở để hạn chế tử vong do sốt rét cũng như nguy cơ xảy dịch. 5. Mỗi cán bộ ngành y tế phảI là một truyền thông viên tích cực trong công tác truyền thông giáo dục-xã hội hóa phòng chống sốt rét nhằm giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức và hiểu biết về sốt rét cũng như tác hại của nó đối với sức khỏe con người. Hưởng ứng Ngày sốt rét thế giới 25-4 tại chính nơi Giáo sư AHLS. Đặng Văn Ngữ-Người thầy đầu tiên của chuyên ngành Sốt rét-Ký sinh trùng đã anh dũng hy sinh, chúng tôi tin rằng công tác phòng chống sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên sẽ có hiệu quả cao hơn để đẩy lùi và ngăn chặn bệnh sốt rét quay trở lại. Xin trân trọng cảm ơn đại biểu Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế; Huyện ủy, UBND huyện Phong Điền; chính quyền và đại biểu các tầng lớp nhân dân xã Phong Mỹ; ngành y tế và các sở, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên-Huế; đại biểu quân y, y tế các tỉnh bạn cùng cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để lễ phát động phòng chống sốt rét năm 2010 thành công tốt đẹp.
|