Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 2 9 5
Số người đang truy cập
2 2 5
 Tin tức - Sự kiện Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
BS. Trần Công Đại-chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phát biểu về mục đích ý nghĩa ngày Sốt rét thế giới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam: Ngày sốt rét thế giới 25-4-2010 là điểm khởi đầu cho chiến dịch đẩy lùi bệnh sốt rét

Ngày 22/4/2010 tại Lễ phát động Ngày thế giới phòng chống sốt rét của khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, BS. Trần Công Đại-Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã cảnh báo nguy cơ sốt rét quay trở lại trong năm 2010và nhấn mạnh Ngày sốt rét thế giới 25-4 cần được coi là điểm khởi đầu cho chiến dịch đẩy lùi bệnh sốt rét.

Hàng trăm năm qua bệnh sốt rét có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội trên thế giới với khoảng một nửa dân số thế giới nằm trong vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, đặc biệt ở những nước có thu nhập thấp như Châu phi. Mặc dù chúng ta đã có các biện pháp phòng bệnh thích hợp và thuốc chữa bệnh sốt rét có hiệu quả cao, nhưng sốt rét vẫn là một gánh nặng trên phạm vi toàn cầu.

Tại cuộc họp Đại hội đồng của Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần thứ 60 vào tháng 5/2007, WHO đã chọn ngày 25 tháng 4 là ngày quốc tế phòng chống sốt rét, nhằm ghi nhận các nỗ lực toàn cầu giúp cho công tác phòng chống sốt rét có hiệu quả. Ngày 25 tháng 4 hàng năm là dịp để các nước trong khu vưc bị tác động của bệnh sốt rét trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong công tác phòng chống sốt rét; là cơ hội để các nhà tài trợ tham gia vào liên danh đối tác tham gia phòng chống sốt rét toán cầu; là cơ hội cho các viện nghiên cứu tăng cường nghiên cứu khoa học liên quan đến sốt rét nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là các can thiệp cộng đồng và đây cũng là cơ hội để các tố chức, cá nhân tăng cường hơn nữa khả năng của mình để đẩy mạnh công tác phòng chống sốt rét có hiệu quả hơn.

Với sự phát động của WHO, năm nay là năm thứ 3 (2008-2010) ngày quốc tế phòng chống sốt rét được thực hiện ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên toàn thế giới nhằm tăng cường hơn nữa các nỗ lực phòng chống sốt rét để đạt được các chỉ số quan trọng nhất vào năm 2010, tăng cường các hệ thống phòng chống sốt rét ở các nước có dịch sốt rét nhằm đảm bảo lâu dài cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét. Để cuộc chiến chống sốt rét thành công, các nước và các tổ chức quốc tế cần tăng cường hệ thống thu thập số liệu ở tất cả các cấp từ xã, huyện, tỉnh, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thu thập số liệu tin cậy, phân tích số liệu đúng đắn và trao đổi số liệu có hiệu quả sẽ cho phép đáp ứng chính xác và hiệu quả với sốt rét và là điều kiện cơ bản cho thành công vững bền của các nỗ lực phòng chống sốt rét. Chúng ta cũng cần theo dõi chặt chẽ các thách thức có thể làm cản trở việc thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét; cần giữ vững, duy trì áp dụng các sáng kiến và giải pháp mới trong phòng chống sốt rét; cần phải xác định rõ là chúng ta đã làm được những gì và cần phải làm những gì trong cuộc chiến chống sốt rét, như xây dựng khả năng phòng chống sốt rét, cam kết kinh phí và nguồn nhân lực cho việc tăng cường các biện pháp can thiệp, theo dõi ca bệnh sốt rét, giáo dục truyền thông và vận động cộng đồng tham gia vào công tác phòng chống sốt rét.

Theo báo cáo năm 2009 về tình hình sốt rét thế giới năm 2008, ước tính khoảng 243 triệu người mắc và 863,000 nghìn người chết vì sốt rét (nghĩa là cứ 2 phút thì có 900 người mắc và 3 người chết vì sốt rét).

Tại Tây Thái Bình Dương, sốt rét vẫn còn lưu hành cao ở một số địa phương, khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông như Cam pu chia, Vân Nam Trung quốc, Lào và Việt Nam; chủ yếu ở vùng miền núi vùng sâu, vùng xa và ảnh hưởng lớn đến các dân tộc thiểu số và dân di cư. Năm 2008, tại khu vực này có 240,000 người bị sốt rét có ký sinh trùng dương tính được báo cáo, trong khi đó con số dự đoán là 1,75 triệu người. Số liệu năm 2008 so với năm 2000 cho thấy, trong khu vực có 3 nước giảm được trên 50% số ca mắc có ký sinh trùng dương tính là Lào, Hàn quốc và Việt Nam và 3 nước giảm 25-50% là Malaysia, Solomon và Vanuatu. Tóm lại có 6 nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương đã chứng tỏ rằng là giảm số ca mắc vững bền song song với tăng cường rộng rãi các biện pháp can thiệp.

Tại Việt Nam, khi so sánh kết quả phòng chống sốt rét của năm 2009 với 2000 thì số ca mắc giảm 80% và tử vong giảm 83%, nhưng tử vong của năm 2009 đã tăng 44% so với năm 2005, đặc biệt lo ngại khi một số chỉ tiêu của năm 2009 đã tăng vọt so với 2008 đó là số ca mắc sốt rét có ký sinh trùng dương tính toàn quốc tăng tới 42%; trong khi ở miền Bắc giảm 9%, khu vực Nam Bộ Lâm đồng tăng 17% thì khu vực miền Trung-Tây nguyên tăng tới 55,7% và trong 3 tháng đầu năm 2010, số ca sốt rét có ký sinh trùng của khu vực này cũng tăng 112.40% (2.374/1.186) so với cùng kỳ năm 2009. Đây là những dấu hiệu rất đáng quan ngại về hiệu quả của các biện pháp can thiệp trong công tác phòng chống sốt rét hiện nay, hơn nữa Việt Nam cũng đang gặp những thách thức đó là di biến động dân giữa vùng sốt rét và không còn sốt rét trong nước, giữa các vùng biên giới quốc tế với Lào và Căm pu chia dọc chiều dài đất nước, nơi khó kiểm soát việc giao lưu thông thường, cũng như một bộ phận dân cư luôn vào rừng kiếm sống mà thiếu các biện pháp bảo vệ cá nhân phòng bệnh sốt rét hiệu quả. Khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nơi có nhiều khó khăn về mạng lưới y tế cơ sở cũng như điều kiện kinh tế và văn hóa còn hạn chế thì lại là vùng bị ảnh hưởng nặng nề của bệnh sốt rét, trong năm 2009, chỉ riêng 5 tỉnh Tây nguyên, số ký sinh trùng sốt rét đã chiếm tới 36% (5.845/16.130) của cả nước. Tác nhân gây bệnh sốt rét đã kháng lại hầu hết các thuốc sốt rét truyền thống, chỉ còn lại vài thuốc mới còn tác dụng tốt, nhưng hiện nay ký sinh trùng sốt rét đã thích nghi dần với thuốc. Tỷ lệ nằm màn ở một số vùng còn thấp mặc dù tỷ lệ hộ gia đình có màn đã rất cao, ý thức tự bảo vệ để phòng bệnh sốt rét ở một bộ phận dân cư còn thấp.

 BS. Trần Công Đại  cùng TS. Triệu nguyên trung-Viện trưởng Viện Sốt rét - KST-CT
Quy Nhơn và một số  đại biểu dự Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Thế giới phòng chống
sốt rét được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với tình hình sốt rét diễn biến phức tạp và những thách thức nêu trên, chúng tôi tin tưởng rằng những cam kết mạnh mẽ của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương cùng với duy trì đầu tư kinh phí quốc gia cho chương trình phòng chống sốt rét và kinh nghiệm của hệ thống phòng chống sốt rét của Việt Nam cùng sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ phòng bệnh và chữa bệnh sốt rét có hiệu quả cho mọi người, nhất là những vùng khó khăn; chúng tôi mong rằng Lễ phát động Ngày thế giới phòng chống sốt rét hôm nay sẽ là điểm khởi đầu cho chiến dịch phòng chống sốt rét trong năm 2010 có hiệu quả và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ từng bước đẩy lùi và loại trừ bệnh sốt rét.

 Hình ảnh tại Lễ phát động Ngày thế giới phòng chống sốt rét.
Chúng tôi rất cảm động khi buổi mít tinh kỷ niệm ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm nay được tổ chức tại mảnh đấttỉnh Thừa Thiên Huế, nơi hy sinh của Cố Giáo sư Anh hùng liệt sĩ Đặng Văn Ngữ, người thầy mẫu mực của ngành Ký sinh trùng. Chúng tôi coi đây sẽ là động lực mạnh mẽ để vượt qua khó khăn trong công tác phòng chống sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên cũng như của cả nước.

Nhân dịp này, chúng tôi xin chúc chương trình phòng chống sốt rét tại Việt Nam đạt được những thành tựu mới hơn nữa.

Chúc các quí vị đại biểu sức khỏe và thành đạt.

 

Ngày 24/04/2010
BS. Trần Công Đại
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Ngày sốt rét thế giới 25-4-2009 (The World Malaria Day- 25 April, 2009)
Kế hoạch triển khai phát động công tác phòng chống sốt rét nhân Ngày Sốt rét thế giới 25-4-2009 tại các tỉnh/thành phố trong nước
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày cả thế giới cùng nỗ lực phòng chống sốt rét
Ngày 25 tháng 4 - Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích